Bà mẹ chồng quốc dân khuyên con trai ‘không được làm vợ buồn’ khiến bao người phải ngưỡng mộ
Chuyện mẹ chồng – nàng dâu vốn là vấn đề nhạy cảm. Đã từ lâu trong dân gian luôn có cái nhìn không mấy thiện cảm về mối quan hệ “khác máu tanh lòng”.
Thế nhưng câu chuyện về cô con dâu “tu từ chín kiếp” sau đây lại khiến nhiều người phải suy nghĩ lại.
Hai vợ chồng chị quen nhau từ khi chị còn học đại học. Chị ở quê, bố mẹ chồng lại là người thành phố nên có chút tự ti về bản thân. Lúc đầu khi ra mắt mẹ chồng, chị cũng ngại lắm, không dám nói nhiều và luôn có khoảng cách. Bố mẹ chồng lại đều là công chức nhà nước nên gia đình khá gia giáo, khiến chị càng thêm phần lo sợ.
Nhiều cô gái không dám lấy chồng chỉ vì e ngại cảnh làm dâu – Ảnh minh họa: Internet
Biết ý con dâu tương lai có chút tự tin về bản thân, bà đã chủ động gần gũi, gợi mở, chuyện trò với chị. Cũng may ông bà cũng xuất thân từ nông thôn nên hiểu và biết nhiều những câu chuyện về người dân quê. Bà quý cái nết của chị, nghèo nhưng chịu khó, không đua đòi và đặc biệt học hành giỏi giang, không thua kém bất kỳ cô gái thành phố nào.
Thấy mẹ chồng không mấy khắt khe lại tỏ ra hòa nhã, chị cũng dần cởi mở hơn rồi thân thiết với mẹ chồng lúc nào không hay. Chị xem bà như một người bạn, chuyện gì cũng kể, thậm chí cả chuyện tế nhị giữa hai vợ chồng.
Video đang HOT
Mẹ chồng biết ý nên tạo tâm lý gần gũi ngay ngày đầu chị về ra mắt – Ảnh minh họa: Internet
Học xong thì chị cưới. Đôi bạn trẻ được bố mẹ chồng mua cho một căn nhà chung cư ở riêng mặc dù ông bà chỉ có chồng chị là con trai duy nhất. Bà nói “cho vợ chồng mày thoải mái, thỉnh thoảng qua lại thăm bố mẹ là được” khiến chị cảm động không nói nên lời. Thực ra lúc đầu nghe nói cảnh làm dâu, lại là dâu duy nhất chị cũng sợ lắm. Mấy người bạn đều khuyên là nên xin ra riêng sớm cho đỡ mất tình cảm. Nhưng khi ở với bố mẹ chồng một thời gian chị hoàn toàn không thấy “bức bối” hay bị “soi mói” như bạn bè kể. Chưa có ý định xin ra ngoài thì ông bà đã lên tiếng trước. Mấy cô bạn chị nói, chị có phước lắm mới được như vậy.
Mẹ chồng chăm sóc từng bữa ăn khi chị bầu bí – Ảnh minh họa: Internet
Đến khi bầu bí, chị nghén lên nghén xuống không ăn uống được gì. Mẹ chồng lại lật đật chạy sang nấu ăn đổi món cho chị. Tâm lý phụ nữ mang thai nhạy cảm nên chị cũng hay hờn dỗi chồng. Mỗi khi chồng đi nhậu về khuya chị lại khóc rồi làm mặt giận. Hai vợ chồng có khi chiến tranh lạnh đến cả mấy ngày liền. Thế là lập tức mẹ chồng lại ra tay phân xử hộ chị. Đến mức chồng chị phải thốt lên rằng “không biết anh là con trai hay em mới là con gái mẹ”.
Bà luôn đứng về phía chị trong mọi cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng – Ảnh minh họa: Internet
Chồng chị còn đem cả loạt tin nhắn mà mẹ mình đã nhắn tin làm minh chứng cho chị xem. Nào là “phụ nữ khi có bầu hay cáu. Con phải biết mình là người bố không được để mẹ con nó buồn. Đang bầu bí nắng nóng mà bực thì mệt lắm con ạ. Mẹ cũng là phụ nữ nên mẹ hiểu”. Rồi khi chị mệt, ngủ nướng chưa kịp nấu ăn sáng thì mẹ chồng đã nhắn tin “sai” con trai “con dậy sớm mau gì nấu cho vợ ăn. Bầu bí bữa sáng quan trọng lắm con ạ”. Ngay cả khi chị sai, mẹ chồng vẫn không quên bênh vực chị “Mẹ thấy con Loan nó cũng chịu khó. Bầu bí nó cũng cố con ạ. Tiền không có nó cũng cố gắng đi làm và học hỏi. Con phải thương vợ, nhường nhịn vợ là trên hết. Bạn bè không ai tốt vun vén cho mình đâu. Đàn ông là phải đại lượng, tha thứ đi con, gọi động viên vợ đừng để vợ buồn”.
Đọc đến đây chị vừa cười vừa rớt nước mắt. Quả thực không biết trước đây, chị đã tu bao nhiêu kiếp nên kiếp này mới gặp được bà mẹ chồng tâm lý và thương mình như vậy. Nhiều khi chị nghĩ, nếu lỡ như mình có chuyện gì với chồng, chắc chị sẽ xin mẹ chồng được làm con gái của bà, được ở bên cạnh bà để đền đáp những tình cảm mà bà đã dành cho chị.
Theo docbao.vn
'Chọn' mẹ chồng
Một tháng 25 ngày sau sinh, tôi thấy Hân chia sẻ trên trang facebook của mình bài viết Về nhà ngoại - liều thuốc lợi sữa và chống trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất. Tôi hiểu, Hân đang sống những ngày chịu đựng.
Hân là cháu dâu của tôi. Một ngày tháng Mười cách đây hai năm, tôi về quê dự đám cưới - là cái kết của chuyện tình kéo dài chín năm. Điều tôi quan tâm không phải là niềm vui của cháu trai mình, mà là gam màu xám xịt về cuộc sống hôn nhân của Hân trong hình dung của tôi. Đã có lần tôi khuyên Hân từ bỏ cuộc hôn nhân đó trước mặt cháu mình, bởi tôi nhận thấy, cháu trai yêu thương vợ bằng một thứ tình cảm hời hợt, sẽ không bao giờ có thể làm người chồng tốt. Còn chị gái tôi không hề có thiện cảm với con dâu tương lai.
Ảnh minh họa
Chị là người duy nhất trong gia đình mười đứa con không biết lấy một chữ, bởi phải bươn chải để phụ cha mẹ chăm bầy em phía sau. Sáng nào chị cũng quẩy đôi thùng nước vượt 12 cây số, qua mấy con dốc lên rẫy; chiều là hai bó củi hai đầu đòn gánh theo hướng ngược lại. Chị lầm lũi như thế cho đến tận năm 17 tuổi lấy chồng. Có lẽ trời thương nên sau khi lấy chồng, trên miếng đất bạc màu cha mẹ cho, vợ chồng chị quanh năm xoay vần ba mùa dưa, đậu, mì. Trong khi xung quanh thất bát thì vợ chồng chị bội thu, ăn nên làm ra. Rồi cơ may đến, chị mua bán đất, chẳng mấy chốc nắm trong tay tiền tỷ.
Ngày con trai dẫn người thương về ra mắt, chị không nói gì, nhưng trong bụng "không ưa cái dân ở đó". Trong suy nghĩ của chị, chỉ cái xóm Bàu Trúc nơi chị sống là "dân hiền lành, chịu khó làm ăn". Còn con dâu chị, cách đó chỉ chục cây số, phải mang tiếng là "cái dân hung dữ, làm biếng". Ngày đôi trẻ đi thuê váy cưới, con trai chị vui vẻ đặt tiền cọc, nhưng về lại méc mẹ rằng vợ con xài sang, thuê cái váy gần cả triệu bạc. Ngay lập tức, chị gọi con dâu vào, bắt trả váy cưới, về xóm Bàu Trúc thuê cho rẻ. Buồn lắm nhưng cô dâu tương lai chẳng dám cãi. Chị còn dặn con trai mình: "Sau này cưới về, đừng có dại dột để nó giữ tiền".
Sinh đứa con đầu lòng, Hân không về mẹ ruột ở cữ. Vì tiền chồng giữ nên đồng lương dành dụm được của riêng mình nhanh chóng bay đi sau đợt sinh nở. Hân đề nghị chồng đưa mình ít tiền để chi tiêu thì chồng nói ngay: "Cần gì thì nói anh mua, chứ công việc của anh phải bọc tiền trong người". "Không lẽ thèm một ly nước mía em cũng mở miệng xin anh?", Hân phân trần. "Thì có gì xấu hổ đâu?", cháu tôi cụt ngủn. Để chồng có trách nhiệm trong việc chăm sóc con, Hân quyết định ở cữ nhà chồng thay vì về nhà mẹ ba tháng như đã định trước đó.
Vậy mà, được mấy ngày, Hân vỡ ra. Chồng thì ngáy khò khò cả đêm, bởi mặc định chăm con là chuyện của vợ. Mẹ chồng thì có vẻ xa cách nên cũng không dám nhờ. Con thì khó ngủ, cứ đặt xuống là giật mình khóc thét, nên Hân hết thức ngày rồi thức đêm, sáng lại nhờ chồng trông con, tranh thủ giặt thau quần áo. Cứ như vậy, Hân không đủ sữa cho con. Tháng thứ hai, con tăng đúng một lạng. Một phần vì mất ngủ, phần cô độc trong ngôi nhà chồng, Hân đâm ra nhạy cảm, mau nước mắt. Đến khi thấy mình thật sự kiệt sức, Hân xin phép về mẹ đẻ thì vô tình tạo cái "lỗ đen" sâu hoắm trong mối quan hệ gia đình. Chị tôi ghét con dâu ra mặt, "sướng quá sinh tệ, ngồi một chỗ ôm con còn đòi gì nữa. Đi thì đi luôn, đừng về".
Tôi cũng như nhiều người bạn của mình, khi sinh con đã quyết định ở cữ nhà nội. Và đó là quyết định đúng đắn. Bà nội, dù là đàn bà thôn quê nhưng luôn có cái nhìn cởi mở. Trong suy nghĩ của bà, chúng tôi được học hành, được tiếp cận lối sống khoa học, nên cách nuôi con cũng sẽ tiến bộ hơn bà ngày xưa. Suy nghĩ đó khiến bà gạt tất cả kinh nghiệm nuôi con truyền thống mà bản thân đã thẩm thấu trước đó, để "nghe theo con". Chưa kể, bà luôn có cách cư xử để con dâu cảm thấy thoải mái, ở nhà chồng như nhà mình. Mặc dù công việc bận rộn luôn tay, nhưng bất cứ lúc nào có thể nghỉ là bà giành trông cháu để tôi được ngủ. Buổi tối, bà tranh thủ ngủ sớm, nửa đêm thức dậy thay ca. Đối với bà, "chăm con là công việc vô cùng cực nhọc", nên "con phải vui vẻ, thoải mái thì mới nuôi cháu tốt được". Bà không quên dặn dò con trai: "Đàn bà sinh xong rất nhạy cảm, con phải để ý quan tâm, chia sẻ với vợ nhiều hơn".
Không ai biết trước chuyện của ngày mai, nhưng khi "chọn" được mẹ chồng, tôi trở thành con dâu, mà cũng là người vợ, người mẹ hạnh phúc.
Ngọc Mai
Theo phunuonline.com.vn
Đi ngang qua phòng bố mẹ chồng tương lai, tôi bất ngờ biết được bí mật đằng sau sự thay đổi thái độ của họ Buổi trưa ấy, sau khi ăn xong tôi nghỉ lại ở nhà bố mẹ chồng tương lai. Trong lúc tôi đi vệ sinh có đi ngang qua phòng 2 bác, tình cờ nghe được những lời thủ thỉ... Yêu nhau được 5 tháng, Lam dẫn tôi về ra mắt. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, mẹ Lam đã không ưa tôi. Lúc ấy,...