Bà mẹ 36 tuổi và 10 đứa con
Vào nhà anh A Thai, chị Y Đ’ưi (xã Đắc Tơ Re, Kon Rẫy, Kon Tum), thấy 9 đứa trẻ nô đùa ngoài sân, chúng tôi ngỡ con của anh chị đang vui đùa với trẻ con hàng xóm. Chị Y Đ’ưi chỉ vào chúng và nói bằng tiếng Ba Na: “Tất cả là con tôi đấy”.
Vợ chồng A Thai-Y Đ’ưi và 9 đứa con (một đứa được gửi ở nhà ông bà ngoại) trước căn nhà rộng nhưng trống trơn. Ảnh: L.A
Năm nay, Y Đ’ưi 36 tuổi, mẹ của 10 đứa con. Người dân tộc Ba Na chỉ có hai họ: Con trai mang họ A và con gái mang họ Y. Cậu con trai đầu A Thọ năm nay 14 tuổi, học đến lớp 6 thì bỏ học. Y Đeo 13 tuổi ra dáng chị lớn, hằng ngày dắt các em xuống đầu nguồn lấy nước về sinh hoạt và phụ giúp một số việc lặt vặt trong gia đình. Người con thứ 7 là Y Ráo, sinh năm 2010, hiện ở cùng ông bà ngoại.
“Tưởng chết đến nơi rồi”
Y Đ’ưi cho biết, gia đình chị theo đạo Thiên Chúa, nên họ không kết hôn sớm như tụi trẻ khác trong vùng. Đắc Tơ Re là một trong những xã có tỉ lệ tảo hôn khá cao của huyện Kon Rẫy. Ở đây, số con gái tầm 14-15 tuổi lấy chồng, sinh con không hiếm. Đối với các gia đình theo đạo Thiên Chúa, tuổi kết hôn phải từ 18 tuổi trở lên, nhưng khi đã kết hôn thì không được sử dụng biện pháp tránh thai.
Y Đ’ưi sinh năm 1980, lấy chồng năm 22 tuổi và sinh A Thọ năm 2002, Y Đeo-2003, Y Đon-2004, Y Ra-2006, Y Rát-2008, A Thư-2009, Y Ráo- 2010, Y Rong-2012, A Thêm-2013 và Y Ê Đê-2014. Tôi hỏi A Thai (chồng Y Đ’ưi) rằng, nhà anh có phải là gia đình đông con nhất ở vùng này không. A Thai bảo, xung quanh đây cũng có 2-3 nhà có 10 con, nhưng họ già rồi, không sinh con được nữa.
Video đang HOT
Nhà anh là gia đình có 10 con trẻ nhất vùng thì đúng hơn. Khi hỏi liệu đã dừng lại chưa, A Thai bảo: “Nhà nước cũng tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhưng gia đình tôi cũng không dám hứa, trời cho thì phải nhận thôi. Theo đạo thì không được phá thai, như thế là có tội”.
Vợ đẻ sòn sòn, cứ 1-2 năm lại sinh một đứa. Kể từ khi lấy nhau đến nay đã 14 năm, vợ anh chỉ tập trung vào việc sinh con, mọi công việc trong gia đình một tay A Thai cáng đáng hết, từ giặt giũ, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, đến kiếm tiền. Mấy năm đầu, vợ cũng phụ giúp A Thai một số công việc gia đình. Ba năm trở lại đây, sức khỏe của Y Đ’ưi kém đi rõ rệt, chị không giúp được việc nhà nhiều. Y Đ’ưi kể: “Mấy năm gần đây, tôi hay bị đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, không sờ được vào nước. Khi sinh ba đứa sau cùng, tôi tưởng mình chết đến nơi rồi”.
Bà Triệu Mỹ Linh, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum, nói: “Chúng tôi đã tuyên truyền vận động nhiều rồi, nhưng họ không nghe. Họ chỉ nghe theo lời cha cố thôi”. Bà Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum, tỏ ra trăn trở về vấn đề này. Bà cho rằng, đây là một thách thức rất lớn với các cấp chính quyền địa phương do nhận thức của bà con người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Họ không tính được những hệ lụy sau này từ việc sinh nhiều con. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ như đất ở, thực phẩm, vốn, nhưng không thể nào đủ được khi người ngày càng đông, đất ngày càng chật.
Ốm đau thì chữa bằng lá rừng
Khi hỏi A Thai năm nay bao nhiêu tuổi, A Thai nhẩm nhẩm một hồi rồi bảo: “Chả nhớ, chỉ biết là sinh năm 1977″. Nhà A Thai không TV, không điện thoại, không đồ đạc, chỉ có mảnh vải ngăn cách giữa phòng ngủ và phòng khách. Cứ 4h30 sáng, A Thai thức dậy, ra vườn hái rau về nấu cơm cho các con ăn sáng đi học. Hôm nào mệt quá không kịp dậy, các con anh phải nhịn đói đi học.
Để có chất đạm, A Thai vào rừng bắt chuột hoặc đi đánh cá ngoài sông, nhưng cá giờ cũng không nhiều. Hai tuần mới được bữa có thịt. Nhà đông con, nên đến bữa ăn, cô chị lớn được bố giao nhiệm vụ điểm danh xem thiếu đứa em nào thì đi tìm về. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ có thể sắm một bộ quần áo mới cho một đứa, những đứa còn lại chỉ mặc quần áo cũ được cho.
Ngoài làm rẫy nhà mình, A Thai tranh thủ đi làm mướn, mỗi ngày công được trả 100.000 đồng. Những lúc hết gạo, anh chạy sang hàng xóm vay một bao gạo. Đến mùa làm rẫy, anh làm công cho họ để trả nợ, cứ một bao gạo tương đương ba ngày công. Lúc chúng tôi đến nhà A Thai, anh đang trong bếp nấu cơm. Khi được khen, A Thai gãi đầu gãi tai: “Tôi nấu ăn không giỏi, nhưng mình nghèo, nên phải cố gắng thôi.
Có lúc vợ rảnh thì nấu, thay nhau thôi, ai cũng nấu được. Hiện các cháu giúp rửa bát, chén, có thể nấu cơm được nhưng không bằng bố nên toàn bố nấu”. Rồi A Thai nói: “Nhiều con thấy khổ, nhưng đó là do mình, nên cũng không dám kêu ca với ai. Tôi thương các con như nhau. Con lớn phải làm nhiều việc hơn cũng thương. Con bé thì nhỏ quá cũng thương. Yêu vợ cũng như yêu mình thôi”.
Mười đứa con đều được sinh tại nhà với sự trợ giúp của bà đỡ. Sinh 10 đứa con, nhưng Y Đ’ưi chưa biết đến khám thai hay siêu âm là gì. Khi vợ đẻ, A Thai đi đánh cá cho vợ có thêm dưỡng chất nuôi con. Đi làm thuê có tiền thì để dành mua mì chính, mắm muối cho vợ ăn khi đẻ. Cũng may, bọn trẻ nhà anh ít ốm đau. Lúc sốt cao mới phải đi trạm y tế xã, còn sốt nhẹ thì lấy củ sả giã ra, nấu chín cho uống.
Khi đau bụng thì uống nước nấu lá rừng. Ca bệnh mà đến giờ A Thai nghĩ lại vẫn hú hồn là vụ chị chặt vào tay em. Ba năm trước, con chị chặt mía để ăn thì thằng em lao vào nghịch, vô tình đưa tay vào đúng khúc mía chị chặt, thế là đứt một ngón tay. Lúc đó, A Thai đang làm ngoài ruộng, thấy hàng xóm hốt hoảng gọi: “Về ngay, con chị chặt vào tay em rồi”. Anh vội chạy về đưa con đi bệnh viện cấp cứu, rất may ngón tay đó giờ đã liền.
Y Đ’ưi cho biết, nhiều lúc sinh con xong, mệt quá mà chẳng biết kêu ai, chị chỉ biết khóc thầm. Đúng lúc chồng đi làm rẫy về, thấy vợ khóc thì gắt: “Mày làm sao thế?”. Y Đ’ưi cũng gắt lại: “Tao mệt thì tao khóc”. Ấy vậy mà khi tôi khuyên “Thôi, đừng đẻ nữa”, Y Đ’ưi liếc mắt nhìn chồng, rồi cười nói: “Cũng chưa biết được”.
Theo Lan Anh (Tiền Phong)
Câu được cá trê 'khủng' dài gần 1 mét
Dùng cần câu máy thả mồi sau cơn mưa, nông dân 34 tuổi kéo lên bờ con cá trê to chưa từng thấy.
Cá trê 4 kg câu được ở Sóc Trăng.
Chiều 22.9, nhiều người đến nhà anh Trương Thanh Long Sơn (34 tuổi, ngụ tại ấp Phước Phong, xã Phú Tân, H.Châu Thành (Sóc Trăng) để xem cá trê "khủng".
Theo anh Sơn, sau cơn mưa lớn vào chiều 21.9, đến khoảng 20 giờ, anh mang cần câu máy đi một mình đến các con kênh cách nhà khoảng 2 km để câu cá. Khi cá cắn câu, anh Sơn hoảng hốt vì dây câu ghì quá nặng.
Đến khi kéo lên, anh Sơn phát hiện con cá trê trắng quá to. Chiều dài con cá này đến 80 cm, nặng 4 kg.
"Lúc đầu tôi cứ nghĩ rằng là mình bị ma nhát nên câu được con cá "ma" quá to vào đêm tối. Khi lấy lại can đảm tôi vội kéo câu lên thì con cá trê khủng xuất hiện. Cá đang được tôi nhốt trong lu trước hiên để mọi người cùng xem", anh Sơn nói.
Quan sát con cá trê trắng, phóng viên thấy phần râu của nó rất to và dài. Nhiều lão nông trong vùng cho biết, lần đầu tiên họ thấy cá trê to như thế này.
Theo Hàm Yên (Một thế giới)
Nông dân Nghệ An bắt được cá chình 'khủng' Ngày 13/9, ông Vi Văn Toản (SN 1973) trú tại thôn Hòa Lý, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn - Nghệ An) bắt được con cá chình nặng 16kg trên sông Nậm Nơn. Ông Toản đã bán con cá này cho một chủ nhà hàng tại thị trấn Mường Xen (Kỳ Sơn) với giá 520.000 đ/kg. Theo ông Toản, ông chuyên nghề chèo thuyền...