Ba lý do khiến các quốc gia muốn ‘chia tay’ đồng USD
Đô la Mỹ ( USD) đã là đồng tiền dự trữ của thế giới trong nhiều thập kỷ, song một số lý do đang dần làm lung lay vị thế đó.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 60% tài sản dự trữ quốc tế được định giá bằng USD. Đồng bạc xanh của Mỹ cũng là loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất cho thương mại.
Giờ đây, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang khiến các quốc gia khác cảnh giác về những hậu quả tiềm tàng.
Một số quốc gia, chẳng hạn như Brazil, Argentina, Bangladesh và Ấn Độ, đang sử dụng các loại tiền tệ và tài sản dự phòng chẳng hạn như đồng nhân dân tệ và bitcoin của Trung Quốc để giao dịch và thanh toán.
Trong khi môi trường địa chính trị vĩ mô đang thúc đẩy các quốc gia tìm kiếm các loại tiền tệ thay thế, thì từ lâu đã có những lo ngại về quyền thống trị quá lớn của đồng USD trong thương mại và tài chính toàn cầu. Chủ đề phi đô la hóa này đã liên tục được nhắc lại, ít nhất vài một lần, kể từ những năm 1970.
Dưới đây là ba lý do khiến các quốc gia đang lên kế hoạch để thoát khỏi một thế giới do đồng USD thống trị:
Chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng quá nhiều đến phần còn lại của thế giới
Mỹ là nhà phát hành đồng tiền dự trữ chủ chốt của thế giới. Đây cũng là đồng tiền thống trị trong các hệ thống thương mại và thanh toán quốc tế.
Do đó, tổ chức tư vấn của Trung tâm Wilson báo cáo rằng đồng đô la Mỹ nắm giữ ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế thế giới và thường được định giá quá cao.
Vị trí này đã mang lại cho Mỹ thứ mà Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing (giữ chức vụ từ năm 1974 đến năm 1981) gọi là “đặc quyền cắt cổ”. Một khía cạnh của đặc quyền này là Mỹ có thể thoát được khủng hoảng nếu không thể trả nợ khi giá trị của USD giảm mạnh, bởi vì Washington có thể phát hành thêm tiền.
Video đang HOT
Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia trên thế giới phải theo sát các chính sách kinh tế và tiền tệ của Mỹ để tránh tác động lan tỏa đến nền kinh tế của họ.
Một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ, đã bày tỏ sự mệt mỏi về các chính sách tiền tệ của Mỹ, khiến họ chịu ràng buộc nặng nề. Họ thậm chí còn nói rằng Mỹ là một nhà phát hành vô trách nhiệm đối với loại tiền tệ dự trữ của thế giới.
Một nhóm chuyên gia tại Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đang thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ rupee để giao dịch – một lập trường phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tiền tệ.
Đồng USD mạnh đang trở nên quá đắt đối với các quốc gia mới nổi
Việc đồng bạc xanh nắm giữ sức mạnh vượt trội so với hầu hết các loại tiền tệ trên thế giới đang khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với các quốc gia mới nổi.
Ở Argentina, áp lực chính trị và sự sụt giảm trong xuất khẩu đã góp phần làm giảm dự trữ đô la Mỹ và gây áp lực lên đồng peso của Argentina, từ đó châm ngòi cho lạm phát.
Điều này đã thúc đẩy Argentina bắt đầu thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì đô la Mỹ, theo lời Bộ trưởng Kinh tế Argentina hôm 19/7.
Các nhà kinh tế tại Allianz, một công ty dịch vụ tài chính quốc tế, đã viết báo cáo rằng: “USD mạnh lên sẽ làm suy yếu vai trò là đồng tiền dự trữ. Nếu việc tiếp cận với USD trở nên đắt đỏ hơn, người đi vay sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế”.
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thiết lập các loại tiền tệ thanh toán thương mại thay thế USD, thậm chí còn khuyến khích Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi tránh xa đồng đô la Mỹ.
Thương mại toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ đang đa dạng hóa
Một lý do chính khiến đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới là việc các quốc gia Vùng Vịnh ở Trung Đông đã sử dụng nó để giao dịch dầu mỏ. Bởi lẽ, nó đã là một loại tiền tệ thương mại được sử dụng rộng rãi vào thời điểm họ giao dịch dầu mỏ.
Thỏa thuận này được chính thức hóa vào năm 1945 khi Saudi Arabia và Mỹ đạt được một thỏa thuận lịch sử, trong đó quốc gia Trung Đông này sẽ bán dầu cho Mỹ chỉ bằng đồng bạc xanh. Đổi lại, Saudi Arabia sẽ tái đầu tư dự trữ USD dư thừa vào các kho bạc và công ty của Mỹ. Thỏa thuận trên cũng đảm bảo cam kết an ninh của Mỹ cho Saudi Arabia.
Nhưng sau đó, Mỹ trở nên độc lập về năng lượng và là nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ cùng với sự phát triển của ngành dầu đá phiến.
Các nhà kinh tế tại Allianz báo cáo: “Sự thay đổi cấu trúc trong thị trường dầu mỏ do cuộc cách mạng dầu đá phiến mang lại có thể làm tổn hại một cách nghịch lý vai trò của USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu vì các nhà xuất khẩu dầu, vốn đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng của USD, sẽ cần phải định hướng lại các quốc gia khác và đồng tiền của họ”.
Vấn đề cũng không chỉ nằm ở dầu mỏ. Mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng đã trở nên căng thẳng về một số vấn đề trong những năm gần đây.
Những căng thẳng như vậy, trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng đá phiến, đã làm tăng khả năng một ngày nào đó Saudi Arabia có thể từ bỏ việc định giá dầu bằng đô la Mỹ.
Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Trung Quốc đã thể hiện rõ sự bất bình với vai trò của đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế quốc tế và đề ra mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ như một loại tiền tệ quốc tế thay thế.
Ngày càng nhiều nước muốn sử dụng NDT trong giao dịch song phương. Ảnh: eastasiaforum.org
Theo nhận định của Stewart Paterson, nghiên cứu viên tại Quỹ Hinrich và Trưởng phòng Rủi ro Kinh tế tại Viện Evenstar trên trang web của Diễn đàn Đông á (eastasiaforum.org) mới đây, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của 120 quốc gia, nên việc đồng Nhân dân tệ (NDT) của nước này đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế quốc tế là điều không thể tránh khỏi.
Đến nay, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống tài chính cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Ví dụ, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống thanh toán xuyên biên giới thay thế (CIPS) để cạnh tranh với Fedwire của Mỹ và Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Clearing House. Alipay và Tencent pay của Trung Quốc hiện cũng đã được áp dụng rộng rãi ở nước ngoài. Và kể từ năm 2020, Trung Quốc đã thử nghiệm mạng Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số, hệ thống này có khả năng đẩy nhanh việc sử dụng NDT trên phạm vi quốc tế.
Trung Quốc cũng đã thể hiện rõ sự bất bình với vai trò của đồng đô la Mỹ (USD) trong nền kinh tế quốc tế và có ý định quốc tế hóa đồng NDT như một loại tiền tệ quốc tế thay thế. Một tác dụng khác của việc chuyển sang nền kinh tế quốc tế tập trung vào NDT nhiều hơn sẽ khiến sức mạnh kinh tế của Mỹ suy giảm. Trong khi đó, nếu Mỹ tiếp tục "vũ khí hóa" đồng USD, thì điều này chắc chắn sẽ đẩy nhanh sự suy yếu của đồng đô la Mỹ.
Ví dụ, tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) cho biết, Argentina đã chọn đồng NDT để giải quyết một phần khoản nợ của mình với IMF lần đầu tiên vào ngày 2/7, gia nhập vào nhóm nước đang mở rộng thị phần của đồng NDT trong nền kinh tế trong khi giảm phụ thuộc vào đồng USD.
Ngân hàng Trung ương Argentina trước đó đã tuyên bố sẽ cho phép các tổ chức tài chính sử dụng đồng NDT làm tiền tệ cho tiền gửi của các cá nhân và pháp nhân. Các tổ chức tài chính sẽ có thể mở cả tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm bằng đồng tiền Trung Quốc.
Động thái trên được đưa ra sau chuyến thăm của Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa tới Trung Quốc cùng với các đại diện chính phủ khác vào đầu tháng 6, trong đó một kế hoạch hợp tác nhằm thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc đề xuất đã được ký kết. Hợp tác trong các vấn đề tiền tệ và tài chính là một yếu tố trung tâm của kế hoạch.
Một số chuyên gia cho rằng, động thái này sẽ có tác động mạnh mẽ đối với các nền kinh tế mới nổi đang gặp khó khăn do việc tăng lãi suất và lạm phát của Mỹ. Với việc ngày càng có nhiều quốc gia chuyển hướng sang đồng NDT và đa dạng hóa khỏi "đồng bạc xanh" để tránh rủi ro, quá trình quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc và việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế cũng sẽ mở rộng.
"Argentina đã chọn tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ khi nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ và ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ ở nước này, điều đó sẽ có tác động đối với các nền kinh tế mới nổi khác đang đối mặt với các vấn đề tương tự", Liu Ying, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói.
Argentina đã chọn đồng NDT để giải quyết một phần khoản nợ của mình với IMF. Ảnh: IC
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề bao gồm mất giá đồng tiền, dòng vốn chảy ra ngoài và khủng hoảng nợ, chủ yếu do lãi suất của Mỹ tăng cao. "Quyết định mở rộng sử dụng đồng NDT của Argentina là một bước tiến tới phi USD hóa", chuyên gia Liu lưu ý.
Với tốc độ phi USD hóa ngày càng tăng khi nhiều quốc gia tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho "đồng bạc xanh" để giảm phụ thuộc vào Mỹ, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đang đạt được đà kể từ đầu năm. Tháng trước, Pakistan lần đầu tiên thanh toán bằng đồng NDT cho hợp đồng nhập khẩu dầu với Nga. Tại Nga, đồng NDT cũng ngày càng trở nên phổ biến. Hơn 70% thanh toán thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện bằng đồng rúp của Nga và đồng NDT, và nhiều quốc gia đang kêu gọi giao dịch bằng đồng tiền của họ.
Những diễn biến này dường như ủng hộ quan điểm cho rằng đồng USD đang giảm giá và NDT sẽ thay thế nó trong nền kinh tế quốc tế. Nhiều đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, chẳng hạn như Saudi Arabia cũng đang xem xét việc định giá một số lượng dầu bán ra bằng NDT.
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có truyền thống bán dầu bằng USD. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể làm giảm hơn nữa sự thống trị của đồng USD trong thương mại và tài chính quốc tế, đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ. Ngoài ra, với việc phương Tây tăng cường trừng phạt Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine, ngày càng nhiều quốc gia ở "Nam bán cầu" đã bày tỏ mong muốn giảm bớt phụ thuộc vào đồng USD.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Paterson lưu ý, quá trình quốc tế hóa NDT của Trung Quốc vẫn còn một số hạn chế. Theo dữ liệu của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), các giao dịch bằng NDT chiếm chưa đến 1,5% vào tháng 12/2022 - nhiều hơn một chút so với các giao dịch bằng đô la Australia và thấp hơn các giao dịch bằng đồng franc Thụy Sĩ.
Điều này đặt NDT ở vị trí thứ 7 trong số các loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán toàn cầu. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ chiếm gần 48% trong tổng số giao dịch toàn cầu.
Nhưng nhìn từ quan điểm của Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Paterson cho rằng, mục đích phụ của việc quốc tế hóa NDT chính là để giúp Trung Quốc "miễn dịch" khỏi các biện pháp trừng phạt tiềm năng của phương Tây, đồng thời cung cấp cho các nước bị trừng phạt một lựa chọn khác trong thương mại song phương. Việc xuất khẩu dầu của Nga trở lại mức trước xung đột với Ukraine chứng tỏ rằng các biện pháp trừng phạt, mặc dù được hỗ trợ bởi các quốc gia chiếm hơn một nửa GDP của thế giới, nhưng đã mất đi một số hiệu quả ngay cả khi đồng đô la Mỹ vẫn giữ vai trò bá chủ.
Ấn Độ có thể rút khỏi kế hoạch phát hành đồng tiền chung của BRICS Mặc dù Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi ủng hộ thiết lập một loại tiền tệ chung của BRICS, nhưng Ấn Độ dường như là quốc gia duy nhất không quan tâm đến kế hoạch này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 13/7, một cuộc tranh cãi đang nảy sinh về các kế hoạch...