Ba luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng
Tin từ TAND TP Hà Nội cho hay, ngày 12/12 cơ quan này sẽ xét xử vụ án tham nhũng đối với bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm. Có tới 3 luật sư bào chữa cho ông Dũng
Theo đó, ông Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vinalines) và 9 bị cáo sẽ phải hầu tòa với hai tội danh: Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Có tới ba luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng, gồm luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Trần Đình Triển và một luật sư khác, cùng thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Ngồi ghế chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Ngô Thị Ánh.
Theo cáo buộc từ Viện KSND Tối cao, ông Dũng cùng đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng khi mua ụ nổi quá đát từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó khai khống lên hàng triệu USD để chiếm đoạt.
Cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng chuẩn bị hầu tòa.
Cụ thể, trong hai năm 2007 đến 2008, Vinalines quyết định mua ụ nổi 83M để phục vụ việc trong quá trình triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, có tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Để có được ụ nổi, ông Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines) đã cử đoàn khảo sát sang Nga, do Trần Hữu Chiều (cựu Trưởng Ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam) cùng Lê Văn Dương (Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải) dẫn đầu. Sau khi đã “nhắm” ụ nổi 83M, đoàn khảo sát đã trình lên cấp trên và được Tổng giám đốc cùng Chủ tịch HĐQT phê duyệt.
Video đang HOT
Cũng theo cơ quan công tố, mặc dù biết rõ ụ nổi này không đủ điều kiện lưu hành, song, ông Dũng cùng đồng phạm vẫn hợp thức hóa thủ tục pháp lý để chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Để trục lợi, ông Dũng chỉ đạo thuộc cấp “hô biến” giá thành từ 9 triệu USD thành 19,5 triệu USD, rồi về …”đắp chiếu”. Trong thương vụ này, ông Dũng “đút túi” 10 tỷ đồng tiền “lót tay”. Cựu Tổng GĐ Vinalines – Mai Văn Phúc cũng nhận số tiền tương đương.
10 bị cáo phải hầu tòa gồm: Dương Chí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (cựu Tổng GĐ Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu Phó Tổng GĐ kiêm Trưởng ban quản lý dự án nhà máy tàu biển phía Nam – mua ụ nổi 83M), Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên, Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) Trần Hải Sơn (cựu GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines).
Theo Tiền Phong
HN: 30 tấn gas "chờ nổ" giữa khu dân cư
Nhiều bình gas loại nhỏ được đấu nối trực tiếp vào 2 téc gas với khối lượng 30 tấn... "âm thầm" hoạt động giữa khu dân cư Mỹ Đình gây hoang mang tới người dân.
Nguy cơ tiềm ẩn từ việc đấu nối gas tại công ty gas Sông Hồng
Đã từ nhiều năm, công ty Gas Sông Hồng đã kinh doanh, phân phối, đấu nối gas vào hệ thống 2 téc với khối lượng 30 tấn "công khai" trong khuôn viên công ty, "tọa lạc" ở giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người dân, cạnh nhiều trường học lớn trong khu vực Mỹ Đình 2 là trường THPT Lomonoxop, tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, mẫu giáo Lê Quý Đôn, kéo theo đó là rủi ro cháy nổ khó lường về hậu quả. Tuy nhiên, không có cơ quan chức năng nào có biện pháp xử lý.
Hai téc gas 30 tấn... tọa lạc giữa khu đông dân cư Mỹ Đình II
Theo phản ánh của người dân, việc đấu nối hàng chục bình gas vào 2 téc gas lớn vẫn diễn ra hàng ngày. Do vị trí 2 téc gas nằm nép ở bên trái khu vực sân công ty, được che khuất bằng dãy nhà điều hành lâu nay người dân không để ý.
Anh Nguyễn Tuân, nhà ở gần trường THPT Lomonoxop cho biết: "Không biết công ty Gas Sông Hồng hoạt động kiểu gì thì không rõ, nhưng việc đấu nối ra vào như thế sẽ có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân sống quanh đây".
Chị Lại Việt Hà thì lo lắng: "Vừa qua, vụ nổ gas ở KCN Khai Quang, Bắc Ninh chưa lắng xuống, nay lại thêm một công ty gas nữa hoạt động mà không biết mức độ an toàn ra sao, khu vực này là khu vực đông dân cư, trường học, chính quyền cần phải xem xét lại việc có nên để công ty này hoạt động ở đây không"?
Những bình gas được đấu nối trực tiếp vào hệ thống 2 téc gas 30 tấn... tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ (Ảnh chụp ngày 19/12)
Sau khi phóng viên phản ánh về vụ việc, cơ quan chức năng huyện Từ Liêm đã ngay lập tức vào cuộc tiến hành kiểm tra cơ sở công ty gas Sông Hồng phát hiện có 20 bình gas loại 45 kg đang được đấu nối vào hệ thống với 2 téc gas 30 tấn. Bên cạnh đó, lực lượng liên ngành huyện Từ Liêm cũng yêu cầu Công ty xuất trình giấy phép ĐKKD, chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn PCCC và những giấy tờ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, phân phối gas. Nhưng, lần kiểm tra thứ 1 ngày 19/12, Công ty gas Sông Hồng đã không đưa ra được với lý do Giám đốc đang đi công tác vắng nên chưa thể công bố theo yêu cầu của lực lượng liên ngành.
Liên ngành chức năng huyện Từ Liêm làm rõ vi phạm của công ty Gas Sông Hồng (Ảnh chụp ngày 20/12)
Đình chỉ hoạt động kinh doanh
Sáng ngày 20/12, lực lượng liên ngành huyện Từ Liêm đã yêu cầu chủ doanh nghiệp lên xuất trình những giấy tờ cần thiết thì công ty Gas Sông Hồng không xuất trình được giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về PCCC, không có giấy chứng nhận được phép kinh doanh của Sở Công thương Hà Nội. Đồng thời, qua buổi làm việc lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra xem liệu công ty Gas Sông Hồng có hoạt động sang chiết gas trái phép hay không?
Ông Nguyễn Hải Anh - Đội phó đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết: "Việc doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ theo quy định, chúng tôi đã lập biên bản xử phạt hành chính với hai lỗi không có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về PCCC, không có giấy chứng nhận được phép kinh doanh an toàn. Doanh nghiệp này, phải dừng mọi hoạt động kinh doanh, cung cấp gas, khí đốt đến khi nào xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết thì mới được xem xét hoạt động tiếp".
Lý giải về 2 bồn gas có trọng lượng hơn 30 tấn đặt tại khuôn viên khu nhà, Công ty gas Sông Hồng cho biết những bồn chứa này làm nhiệm vụ cung cấp gas đến các tòa nhà cao tầng thông qua hệ thống ống ngầm.
Ông Nguyễn Hữu Viện - Giám đốc Công ty Gas Sông Hồng giải thích về việc đấu nối bình gas nhỏ
"Việc đấu nối các bình gas loại 45kg vào hệ thống hai téc gas, chúng tôi thừa nhận đã làm sai với thiết kế được cho phép, do hai téc gas lớn hết gas nên chúng tôi mới lựa chọn giải pháp gọi loại bình gas 45kg này về làm phương án thay thế tạm thời để cung cấp cho người dân tại khu vực Mỹ Đình II", ông Nguyễn Hữu Viện - Giám đốc Công ty Gas Sông Hồng trần tình.
Giải thích là vậy, mặc dù chưa có chứng cứ xác định công ty Sông Hồng sang chiết gas trái phép. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là công ty này đã không chấp hành về mặt thủ tục giấy tờ, làm sai quy định có nguy cơ gây mất an toàn tới người dân xung quanh khu vực. Do vậy, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội, ngoài việc đình chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn kiến nghị tới cơ quan trực tiếp quản lý là UBND huyện Từ Liêm xem xét di dời hệ thống gas này ra khỏi địa bàn đông dân cư.
Khả năng cháy nổ ở đây là rất lớn, và nếu xảy ra thì thiệt hại về người và tài sản chắc chắn sẽ là khó lường. Dư luận và người dân sống quanh đây đang đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu có sự cố cháy nổ xảy ra do hoạt động phân phối của công ty gas Sông Hồng?
Theo 24h
Đám tang lớp trưởng bị giết: Người yêu nam sinh khóc ngất bên linh cữu Đến lễ mai táng, người yêu của Vũ Ngọc Cương là Duyên, là người cùng quê Bắc Ninh với Cương. Duyên khóc trong đau đớn, cô vẫn chưa thể tin vào mắt mình là Cương Cô khóc nức nở trong đám tang của bạn trai 7h30 sáng ngày hôm nay (21/12), lễ mai táng của Vũ Ngọc Cương - cậu sinh viên bị...