Ba loại thẻ công dân: Thêm thẻ để… đơn giản hoá thủ tục!?
Trong khi mới triển khai việc cấp chứng minh thư nhân dân (CMTND) 12 số thay thế CTMND chín số với kinh phí lên đến hàng ngàn tỉ đồng thì trong dự thảo luật Luật Căn cước công dân lại đề xuất loại giấy tờ tuỳ thân mới: Thẻ căn cước công dân.
Chưa nói đến số tiền phải đầu tư cho việc triển khai loại thẻ mới này, nhiều chuyên gia đã nhìn thấy viễn cảnh phức tạp khi có ba loại thẻ công dân cùng tồn tại.
90% thông tin trên thẻ căn cước trùng CMTND
Theo dự thảo Luật Căn cước công dân, Chính phủ đề xuất làm thẻ căn cước công dân với tư cách là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, thay thế CMTND. Theo đó, mặt trước thẻ căn cước công dân in hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ảnh của người được cấp thẻ, thời hạn sử dụng của thẻ; bên phải, từ trên xuống ghi dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dưới là dòng chữ Căn cước công dân, số định danh cá nhân, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, nơi thường trú.
Mặt trước của thẻ căn cước.
Mặt sau thẻ, trên cùng là bộ phận điện tử lưu trữ một số thông tin cơ bản về căn cước và thông tin khác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người được cấp thẻ; dưới in vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu. Đối với người dưới 15 tuổi thì không in ảnh, vân tay và ghi đặc điểm nhân dạng của người đó trên thẻ. Trong các buổi thảo luận tại Quốc hội về dự luật này, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sự lãng phí lớn khi cùng lúc tồn tại ba loại thẻ công dân: CMTND chín số, CMTND 12 số và thẻ căn cước công dân.
Anh Hoàng Văn Nam (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Thẻ căn cước cũng là một hình thức CMTND, chứ có gì đâu mà cứ thay đổi liên tục, chúng tôi đã làm CMTND 12 số giờ lại có đề xuất làm thẻ căn cước thay thế. Tôi bị mất CMTND phải làm mới. Song khi làm các thủ tục sổ đỏ, giấy tờ nhà đất có bản chuyển quyền sử dụng đất dùng số CMTND 9 số, bây giờ tôi có nhu cầu bán nhà thì giấy tờ làm số CMTND 12 số . Rắc rối là tôi phải đi tới công an phường xác minh hai CMTND là một. Giấy tờ cũ nếu do chuyển nhà, thiên tai mất mát là coi như không lấy gì làm bằng chứng được. Có làm, xin lại giấy tờ cực kỳ phức tạp. Tới công an phường xin xác minh thì chỉ cấp cho một bản chứng thực khi viết tay. Từ CMTND chín số sang 12 số đã quá đủ phức tạp rồi, giờ lại muốn đổi…”.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Văn Tú (Phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Bắc Giang) cho rằng: “Công cụ quản trị công dân ở nước ta hiện nay đếm sơ sơ phải có đến gần chục loại giấy tờ, giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng tử, sổ hộ khẩu, CMTND…, giờ lại thêm thẻ căn cước. Nếu như công cụ quản lý con người càng nhiều mà độ khác biệt giữa công cụ này với công cụ kia lại ít đi thì đó là sự yếu kém của hệ thống quản trị công dân.
Video đang HOT
Ví dụ, thông tin một con người trong sổ hộ khẩu và trong CMTND về cơ bản có khoảng 70% giống nhau. Về mặt khoa học pháp lý thì nó phải nên tích hợp là một. Chúng ta không nên sản sinh quá nhiều thủ tục hành chính. Với tư duy đó, nay sinh ra một thẻ căn cước mà thông tin trên thẻ căn cước với nội dung CMTND giống nhau gần như toàn bộ. Chính vì vậy, việc đẻ ra thêm một tài liệu nữa thì đó chính là gánh nặng cho bộ máy Nhà nước. Trên một cơ thể vốn đã cồng kềnh, chậm chạp, đầy thứ phải cải cách mà giờ lại phải cõng thêm một thứ mà lẽ ra người ta phải bớt đi. Về mặt khoa học tổ chức thì không được. Sản sinh ra thêm một công cụ mà công cụ ấy không phải cải tiến mà chỉ bổ sung và trùng lặp thì là lãng phí và tổ chức không tốt”.
Bộ nào cũng “giữ phần” thì khó giảm bớt phiền hà
Cùng chung quan điểm về việc nên tập trung làm tốt việc cấp CMTND thay vì “đẻ” thêm một giấy tờ mới, TS. Ngô Thành Can (Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, học viện Hành chính Quốc gia) cho biết: “Chúng ta đang đề cập đến ba loại giấy tờ tuỳ thân là CMTND cũ chín số, CMTND 12 số vừa triển khai và đề xuất thẻ căn cước. CMTND chín số đi sâu vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của chúng ta, ra CMTND 12 số chúng ta đã gặp vấn đề phức tạp trong các giao dịch. Khi triển khai cấp thẻ căn cước thay cả CMTND cũ và mới có thể gây chồng chéo, lãng phí lớn và còn chính mình lại tự làm khó mình và làm khó cho người dân. Mọi thứ giấy tờ như hộ chiếu, hộ khẩu, nhà đất, sổ tiết kiệm… đều liên quan mật thiết đến CMTND. Nếu giờ thay thế sẽ kéo theo cả hệ thống phải đổi. Chúng ta đang đơn giản hóa thủ tục hành chính, vậy làm cái này có đơn giản được không?”.
Luật sư Tú cho rằng: “Bộ Công an quản lý con người nhằm mục đích an ninh; công cụ CMTND, hộ khẩu quản lý hành vi có thể xâm phạm đến an ninh trong nội địa, chứ không có tác dụng quản lý trong đời sống dân sự. Ví dụ, hộ gia đình trong Luật Dân sự là một khái niệm khác, còn hộ gia đình trong sổ hộ khẩu là khái niệm khác. Trong Luật Dân sự thì quan tâm đến vấn đề tài sản và công sức, còn trong sổ hộ khẩu thì chỉ quan tâm nơi thường trú. Nhà nước giao về quản lý dân cư thì chỉ một bộ quản thôi, còn các bộ, ban, ngành khác có quyền khai thác thông tin từ đó. Theo tôi, nên giao cho bộ Tư pháp vì công dân là vấn đề của bộ Tư pháp, an ninh chỉ quan tâm hành vi có làm mất an ninh trật tự xã hội hay không? Nó không bao phủ hết quyền công dân của con người”.
TS.Ngô Thành Can khẳng định: “Một loại giấy tờ ra đời phải đáp ứng việc quản lý tốt và thuận lợi cho người dân. Nhưng tôi chưa nhìn thấy điều đó ở các loại giấy tờ mới được đề xuất. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị cho một hệ thống quản lý, phần mềm quản lý các dữ liệu này, nhân lực chắc chắn cực kỳ tốn kém.
Tôi đã nghe được rất nhiều lời phàn nàn từ những người được cấp CMTND 12 số khi các ngân hàng họ yêu cầu phải có chứng nhận của địa phương xác nhận người trong CMTND chín số và CMTND 12 số là một. Chúng ta chưa giải quyết xong vấn đề này thì lại đề xuất hướng mới là làm thẻ căn cước. Tôi tán đồng với nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng chúng ta nên hoàn thiện việc cấp CMTND chín số hoặc CMTND 12 số thay vì “đẻ” ra một đề án mới mà việc tốn kém kinh tế và phiền phức đã được dự liệu trước. Nếu có thêm loại thẻ căn cước thì trong thời gian tới ta sẽ có 3 loại giấy tờ giao thời nhau mà lộ trình cũng chưa rõ ràng”.
TS.Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, học viện Hành chính Quốc gia. Chỉ có năm quốc gia cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 15 tuổi TS.Ngô Thành Can cho biết, trên thế giới chỉ có năm quốc gia cấp thẻ căn cước từ khi trẻ mới sinh, gồm Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, Malaysia và Thái Lan; còn lại trên 100 nước cấp sau khi trẻ 14 tuổi. Đặc biệt, với đối tượng trẻ dưới 15 tuổi, việc cấp một thẻ căn cước chẳng để làm gì khi mà các em chỉ đi học và các giao dịch dân sự phải có phụ huynh bảo hộ. Chúng ta sẽ vô cùng lãng phí đầu số, tiền của cho hàng chục triệu trẻ và những hệ lụỵ với việc quản lý, giữ gìn thẻ với các em mà không để phục vụ bất cứ việc gì.
Theo Người đưa tin
Thay CMND bằng Thẻ căn cước, người dân được lợi gì?
Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, Chính Phủ đã trình QH cho ý kiến về Luật Căn cước công dân. Theo đó, thay bằng CMT hiện tại, công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước, số định danh cá nhân.
Bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu
Thẻ căn cước - đòi hỏi của thực tiễn
Theo Ban soạn thảo Đề án, trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới.
Trong khi đó, kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của Nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; hình thức, nội dung của giấy tờ về căn cước công dân chưa phù hợp với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, cần quy định việc sử dụng thẻ Căn cước công dân theo công nghệ tiên tiến vừa bảo đảm bền, đẹp, chống làm giả, vừa có khả năng tích hợp nhiều thông tin cần thiết để góp phần đơn giản hóa giấy tờ cho công dân, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về căn cước công dân tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.
Luật căn cước công dân nếu được ban hành cùng với việc cấp thẻ căn cước công dẫn sẽ giải quyết được những bất cập này. Thẻ căn cước cũng sẽ bảo đảm sự đồng bộ với pháp luật về hộ tịch, cư trú, dữ liệu quốc gia về dân cư với trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân đơn giản, thuận tiện, không phiền hà.
Con số định danh và sự tiện lợi của công dân thời điện tử
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là Chứng minh nhân dân) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trên thẻ Căn cước công dân có thông tin về nơi thường trú của công dân và do đó, sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ Căn cước công dân cũng có thông tin về họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc. Các thông tin này được tích hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên công dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân để chứng minh các thông tin này trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác của công dân.
Mặt khác, trên thẻ Căn cước công dân có số định danh cá nhân của mỗi người, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu như trước đây, số Chứng minh nhân dân sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định theo hướng số định danh cá nhân được sử dụng làm số thẻ Căn cước công dân; trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì số thẻ Căn cước công dân vẫn giữ đúng theo số định danh cá nhân đã cấp.
Số định danh cá nhân là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu cụ thể của một người trong cơ sở dữ liệu.
Một bước tiến quan trọng so với quy định của pháp luật hiện hành là dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 15 tuổi, ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Việc cấp thẻ cũng không hạn chế đối tượng, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Để bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của công dân và phù hợp với pháp luật hiện hành về phí và lệ phí, dự thảo Luật quy định theo hướng công dân được miễn, giảm lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Chính phủ và Nhà nước bảo đảm kinh phí cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu.
Theo Báo PL
Đề nghị giữ giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn Chiều 4/6, Quốc hội đã nghe tờ trình cũng như các báo cáo thẩm tra về hai dự án luật, đó là Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tại Tờ trình dự án Luật Hộ tịch, Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội và đề nghị trong giai...