Bà lão “trời đày” lo thất truyền bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa
Cuộc đời có số phận hẩm hiu khi chồng hi sinh, con qua đời, bà lão Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hàng chục năm nay chỉ biết tìm nguồn vui từ những thang thuốc công hiệu chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa giúp người nghèo.
Bà lão Nguyễn Thị Chuyền và một số vị thuốc trong bài thuốc chữa mẩn ngứa
Những vị thuốc… với tay ra hàng rào là bắt gặp
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).
Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc phải.
Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.
Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh – 10 tuổi và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.
Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.
Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.
Cách sử dụng như sau: Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.
Video đang HOT
Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.
Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.
Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyên lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.
Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.
Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.
Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.
Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.
Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.
Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.
Theo VNN
Bà lão giữ bí mật về loài cây chữa dứt bệnh vô sinh
Thực tế đã giúp hàng chục người phụ nữ có con sau nhiều năm vô sinh bằng bài thuốc từ loài cây chưa có tên, bà Hồ Thị Tèn (SN 1950, tên thường gọi là Pỉ Dung, ngụ thôn Xi La, xã Xy, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) còn tự tin về bí quyết của mình đến mức có cách tính tiền công "cực lạ": Người vô sinh đến lấy thuốc uống thoải mái, chỉ khi nào sinh con xong thì mới phải quay lại hậu tạ bà số tiền một triệu đồng.
Bà Pỉ Dung, người cho rằng có thể chữa bệnh vô sinh ở nữ giới
Cây thuốc chưa được đặt tên
Gần mười năm nay, Pỉ Dung vẫn được những cặp vợ chồng hiếm muộn xã Xy xem là vị cứu tinh giúp họ giải toả nỗi "thèm khát con cái". Nói vậy bởi người phụ nữ Vân Kiều này đang sở hữu bài thuốc dân gian có thể chữa khỏi bệnh vô sinh. Pỉ Dung cũng không quên giải thích cụ thể, là bà chỉ có thể chữa khỏi bệnh vô sinh nếu nguyên nhân nằm ở người phụ nữ.
"Phụ nữ không có con thường có triệu chứng quặn đau bụng từng cơn có số ít trường hợp thi thoảng xuất hiện tình trạng ra khí hư ở vùng kín. Nếu không chữa trị kịp thời thì người phụ nữ sẽ hiếm có cơ hội sinh nở", Pỉ Dung nói.
"Bật mí" về thảo dược chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ, Pỉ Dung cho biết đó là một loại cây rừng có kích thước thấp, có củ và chỉ thường tìm thấy ở vùng rừng sâu. Mô tả về hình dáng "thần dược", Pỉ Dung cho biết loại cây này gần giống với cây gừng rừng và hiện bà vẫn chưa thể biết tên gọi của "thần dược" là gì mà chỉ tạm gọi là cây Me.
Chúng tôi cũng xin phép được tạm lấy tên gọi trên sử dụng trong bài viết này. Về phương thức sử dụng cây Me để chữa bệnh, Pỉ Dung cho hay: Lấy củ và lá của cây trộn đều đun lấy nước cho phụ nữ mắc bệnh uống hàng ngày như uống nước bình thường, khi nào nước nhạt thì thay xác cây mới. Có thể sử dụng cây Me ở hai dạng tươi hoặc khô, tác dụng không thay đổi.
Liều lượng mỗi lần dùng theo lời Pỉ Dung hướng dẫn là 3 chụm tay thuốc (người dân tộc thiểu số dùng tay ước lượng thuốc chứ không cân đong đo đếm cụ thể - PV) cho một ấm nước lớn. Kiên trì uống nước thuốc trong vòng hai tháng, người phụ nữ hiếm muộn sẽ khỏi bệnh và có khả năng thụ thai như người bình thường.
Tuy không thể giải thích nguyên lý tác động của thuốc nhưng Pỉ Dung khẳng định chắc chắn chữa khỏi đối với những người bệnh mới xuất hiện triệu chứng bị bệnh. Trường hợp phụ nữ đã bị bệnh trong thời gian dài thì khả năng lành bệnh ít hơn.
Chỉ bằng bài thuốc đơn giản đơn như vậy nhưng gần mười năm nay, Pỉ Dung đã giúp không ít trường hợp hiếm muộn do bẩm sinh, hoặc chịu hậu quả từ sử dụng thuốc tránh thai, có thể sinh đẻ trở lại. Trường hợp vợ chồng Hồ Văn Bình (30 tuổi) và Hồ Thị Păng (25 tuổi) ở thôn PgiăngXy là một minh chứng điển hình. Hồ Văn Bình kể lại cách đây 5 năm, vợ anh sau lần sinh đẻ đã quyết định dùng thuốc tránh thai.
Nhưng có lẽ vì dùng thuốc tránh thai sai cách, 5 năm sau vì muốn có thêm con cho "vui nhà vui cửa" nên hai vợ chồng anh quyết định đẻ tiếp nhưng mãi mà chị vợ vẫn không thể mang thai. Được người quen giới thiệu, vợ chồng Bình tìm đến nhờ Pỉ Dung chữa trị. Kết quả thật mĩ mãn khi hai tháng trước, vợ anh vừa sinh hạ một bé trai kháu khỉnh.
Bà Pỉ Dung kể chuyện chữa bệnh
Cách hậu tạ lạ thường
Mặc dù nắm giữ bài thuốc quý chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ nhưng bà lão người Vân Kiều không bao giờ lấy đó làm cơ hội kiếm tiền, hàng ngày công việc chính vẫn là lặn lội lên rẫy trỉa lúa đều đặn, đến tối mịt mới về. Trở lại với câu chuyện chữa bệnh, bà lão cho biết chi phí cho mỗi ca chữa bệnh là trong một triệu đồng. Nhưng bà chỉ nhận tiền do chính bệnh nhân tự tay đem đến sau khi đã có con.
Nữ "thầy thuốc" miền sơn cước này giải thích tỉ mỉ là khi đến chữa bệnh, lấy thuốc, dù có đến báo nhiêu lần, uống bao nhiêu thuốc thì người bệnh cũng không phải mất đồng tiền nào. "Nếu sau đó họ sinh được con thì mẹ lấy một triệu đồng tiền công đi tìm thuốc, ai cho thêm mẹ cũng không nhận", Pỉ Dung trải lòng bằng ngôn ngữ bản địa. Nếu trường hợp khỏi bệnh nhưng người ta không đến đưa tiền thuốc thang thì sao?. Bà lão mỉm cười: "Không sao cả, mẹ vẫn vui thôi. Nhưng mà không có ai xấu bụng như vậy đâu".
Nói về nguồn gốc của bài thuốc quý, bà lão kể lại cách đây hơn 20 năm, khi đó thiếu nữ Pỉ Dung lấy chồng nhưng nhiều năm sau không thể có con, nỗi thèm khát làm mẹ canh cánh từng ngày trong tâm trí người phụ nữ Vân Kiều. Không chịu đầu hàng số phận, ngày ngày thiếu nữ không quản đường xa khó khăn, lặn lội tìm gặp tất cả các thầy thuốc trong vùng nhờ chữa bệnh. Kiên trì suốt mấy năm trời, trong một lần qua biên giới nước Lào, cô đã được vị thầy thuốc ở đây xem bệnh.
Sau khi xem bệnh, vị thầy thuốc cho biết nếu gặp mặt sớm hơn, Pỉ Dung có thể đã được chữa khỏi, nay vì tuổi tác đã cao nên Pỉ Dung suốt đời phải chấp nhận cảnh không con. Tuy nhiên, trước lúc chia tay vị thầy thuốc người Lào tặng cho cô cây thuốc quý và hướng dẫn cách dùng để giúp đỡ những phụ nữ có cảnh ngộ tương tự. Pỉ Dung biết "thần dược" từ đó.
Bệnh nhân đầu tiên Pỉ Dung áp dụng cây thuốc quý không phải ai khác mà chính là đứa con dâu của mình (chồng Pỉ Dung có hai vợ, con dâu này lấy con trai của "bà bé" - PV). Bà lão kể lại khi mới về làm dâu, cô gái này không thể có thai và xuất hiện triệu chứng đau buồng trứng. Thế là Pỉ Dung liền lặn lội vào rừng sâu tìm "thần dược" cho con dâu "thử nghiệm".
Chưa đầy 3 tháng sau cô con dâu đã có thai, hiện đã 3 lần làm mẹ, việc sinh nở đều bình thường, sức khoẻ tốt đến mức "nó sinh xong mươi ngày đã lên rẫy trỉa lúa ào ào như trâu", Pỉ Dung cười ví von theo cách nói dân dã người bản địa.
Phần lớn những bệnh nhân tìm đến nhà "thần y sơn cước" này đều qua lời bạn bè, người thân giới thiệu và được biết hiện cũng chưa có cơ quan chức năng nào về thôn Xi La tìm hiểu, nghiên cứu cây thuốc quý mà bà lão Pỉ Dung biết mặt. Có một thực tế rằng nhiều trường hợp phụ nữ vô sinh tại địa phương đã được Pỉ Dung chữa khỏi bằng cây thuốc nêu trên, nên chăng cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hiểu và nếu thực sự bài thuốc này hiệu quả có thể công bố ra công chúng để căn bệnh vô sinh không còn là nỗi ám ảnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn?.
Những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nữ giới: Thứ nhất do không rụng trứng, hiện nay khoảng 70-80% phụ nữ không rụng trứng do mắc hội chứng buồng trứng đa nang với biểu hiện: Kinh thưa, mất kinh hoặc mọc nhiều trứng cá, lông rậm, béo bệu. Nguyên nhân thứ hai khiến phụ nữ vô sinh là do tắc vòi trứng đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Ngoài ra phụ nữ vô sinh có thể do bị tổn thương dính ở cổ tử cung hoặc ở buồng trứng tử cung Theo VNE
Những nẻo đường phục thiện (2): Hưng "sóc" - từ kẻ ăn cơm tù đến người vác tù và hàng tổng Bỏ lại sau lưng quãng đời hơn 20 năm tù tội, Nguyễn Thành Hưng đã có một cú "lột xác" ngoạn mục đưa cuộc đời mình rẽ sang một trang hoàn toàn mới. Khó có thể tin được rằng, sau 1/4 thế kỷ ra tù, vào tội, Hưng "sóc" không chỉ trở thành trưởng thôn, mà còn giữ vị trí này trong 3...