Bà lão mù không gia đình và chú chó nhỏ: ‘Người với người còn phụ nhau…’
Bà cho chú chó này sự yêu thương, chăm sóc, nó trao ngược lại bà sự trung thành và một niềm tin.
Ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học (TP.HCM) xe đông như mắc cửi, mỗi buổi chiều tan tầm không có chỗ chen chân. Bụi làm luồng sáng của những ánh đèn xe trở nên lợn cợn, mùi của đường phố, của cống thoát nước, của rác thải lỡn vỡn bốc lên, vài con muỗi vo ve qua lại. Ở một góc bên vỉa hè một chiều, có bà lão hay ngồi ôm một con chó nhỏ. Họ chậm rãi, im lìm, bà lão hay cười còn chú chó thảnh thơi nằm phơi gió, liếm chân.
Sự thong dong ấy đáng lý ra phải tồn tại ở một nơi nào đó khác, chứ cũng lạ, nếu ở một nơi nghèo khổ và dơ bẩn thế này.
Không gia đình…
Bà lão ấy tên Muội, năm nay đã gần 60. Bên cạnh là chú có Pun, 4 tháng tuổi. Bà với Pun là một gia đình, xem góc vỉa hè không mái, không cửa, không vách này là nhà, còn gia tài của của hai, là một chiếc túi được may bằng vải bao, trong ấy có một chiếc bạt, một chiếc chăn và tô chén để ăn cơm.
Bà mù từ 3 năm nay, còn Pun là chú chó bị chủ tìm cách cho đi từ mới lọt lòng. Hai số phận gắn với góc đường này, có một điểm chung là đều không được cuộc đời ưu ái
Bà Muội không có nhà và cũng không có cha mẹ. Ngày còn 3-4 tuổi, bà đã sống lay lắt ngoài đường. Việc mồ côi ít khi cho phép một đứa trẻ được sống ngây thơ, cuộc đời bà là như thế. Một vài lần chịu thiệt thòi nữa trong quá khứ khiến lòng tin vào người khác ở bà lão như khoét một lỗ hỏng lớn.
‘Hồi nhỏ đi lượm ve chai với người ta, mình nhờ người ta bán dùm nhưng bị lấy hết tiền, nó không đưa cho mình đồng nào hết’, bà kể lại, ‘rồi sau này nữa…’, bà bỏ ngang câu chuyện, nhưng người nghe hiểu được, đã từng có thêm những lừa gạt xảy ra trên chặng đường tự lớn lên của bà.
Những chiếc vỏ chai, rác nhựa là nguồn mưu sinh của bà trong suốt mấy mươi năm qua. Ban ngày đi lượm nhặt, tối về ghé góc vỉa hè ngả lưng, cuộc sống chẳng sung sướng gì nhưng ổn định ấy thoáng thay đổi vào 3 năm trước. Mắt bà bị cườm không có tiền chữa trị, hóa mù.
Cuộc đời vốn mấy mươi chẳng sáng sủa gì, giờ bỗng bị phủ lên một lớp màn đen thật sự. Việc giao tiếp bằng mắt không còn, tuổi già và sự nghèo khổ càng làm cho sự bị tách biệt và cô độc thêm thấm thía
‘Tui coi nó như con vậy’
4 tháng trước, bà phong thanh nghe được có nhà kia có chó mời đẻ, nuôi không xuể và muốn cho đi. Bà liền chủ động hỏi tìm, năn nỉ người ta để xin và nuôi nó. Chuyện xin xỏ này chẳng dễ dàng gì, người ta cứ từ chối suốt. Cũng dễ hiểu, người chủ hẳn có lý do để muốn giao chó nhà mình cho một người khác, hơn là một bà lão già nua và đang sống lang bạt thế này.
Video đang HOT
Pun về với bà ngày còn bú sữa, giờ thì đã 4 kí hơn. Bà kể về cân nặng của chú chó này bằng giọng nói có chút tự hào.
Tôi hỏi bà, có biết lông của Pun màu gì không? Bà lắc đầu. Lông của Pun màu nâu pha trắng, mắt cũng màu nâu, vóc dáng nhỏ xíu, cái tai cụp xuống và lông em mướt mượt. Ai đi qua cũng hay ngó lại, cũng ngồi xuống vuốt ve Pun vài cái.
Em dễ thương, nhưng bà không nhìn thấy được. Bà cảm nhận sự hiện diện của người bạn nhỏ này qua sự qua sự hình dung từ việc chạm tay vào và những âm thanh thi thoảng vang lên. Không cần nhiều, cần chút dự báo rằng Pun vẫn đang ở đó là được
‘Lâu lâu tui lấy tay mò mẫm chỗ gần mình một gang tay, đụng vô thì biết là nó. Nó khôn lắm, hông đi đâu bậy bạ xa đâu, cứ lẫn quẫn chỗ này. Nhiều khi tui bỏ tay ra, đụng trúng nền đất chứ hông đụng trúng được, di di tay tìm thì nó tự chui lại đụng vô tay mình’, bà nói, ‘ nghe tiếng sủa tui cũng biết là nó, dù ồn mấy, hay lẫn với mấy tiếng khác, tui cũng nhận ra’.
Tôi hỏi có khi nào bà mò mẫm lâu không thấy rồi lo lắng không, bà bảo: ‘Không, nó vẫn ở đây chứ đâu, nó làm gì bỏ tui được, còn ai lạ đụng vô nó, nó sủa to lên để báo cho tui biết à’. Bà cụ khăng khăng điều đó, dường như quên qua (hoặc không muốn nhắc) nhiều điều khác, như việc mắt bà không thấy đường, hay với hàng ngàn người đi qua mỗi ngày – ai biết được liệu ở họ có tồn tại lòng tham hay ý xấu muốn cắp Pun đi mất.
Bà kể từng có người ngỏ ý hỏi mua, người thì trả vài trăm, có người đòi trả đến triệu rưỡi. Bà đều lắc đầu từ chối.
Chú chó Pun là tất cả với bà (Ảnh: Phạm Thế Hiển)
Tuổi già không cô độc
Bà bán kẹo cao su, từ 6h chiều trở đi, vì thời điểm ấy nắng tắt, thời tiết mát mẻ, người ta đi chơi tâm trạng thoải mái mới dừng lại ủng hộ. Bà để tất cả số kẹo trong một cái rổ, cứ thế chìa ra đường. Có người hỏi mua đường hoàng, hỏi giá này nọ rồi lấy kẹo, nhét tiền tận tay, có người lấy kẹo rồi bỏ tiền trong rổ, và có cả những người ăn cắp vặt.
‘Cái rổ mình cầm trong tay mình biết chứ. Nhiều khi, biết có ai đó vừa lấy đồ trong rổ, rồi đi mất luôn nhưng mình chịu thôi chứ sao giờ’, bà kể.
Mỗi ngày bán kẹo, bà lời khoảng 15 nghìn. Số tiền ấy bà dùng để trang trải cho các bữa cơm qua ngày, tất nhiên là không đủ, phần còn lại do những người hảo tâm đỡ đần. Có một đội từ thiện hay ghé qua đây, cho bà những phần cơm miễn phí. Sát bên lề đường mà bà ngồi, cũng có một ông chủ tử tế, hay cho cơm và thi thoảng cũng chở Pun đi chích ngừa.
Pun là một con chó nghịch ngợm. Nó thích chạy tí tớn vòng quanh, nhãy cẫng lên với bất kì thứ gì đùa giỡn với mình
Góc đường này là ‘nhà’ của hai mảnh ghép rời rạc. Ngày mắt còn tỏ, bà còn đi đó đi đây, lượm ve chai, nhặt đồ nhựa kiếm tiền. Giờ đôi mắt bị phủ đen, bà chỉ ngồi mãi một chỗ, trời mát thì ngồi gần ra mép đường, trời mưa thì lụm cụm xin nép vào mái hiên của quán cà phê trú tạm.
Pun là con vật đầu tiên bà nuôi dưỡng, bà cho Pun tình yêu, Pun cho bà lại sự an tâm, ‘Có nó thấy đỡ buồn, người với người nghèo khổ còn phụ nhau, chứ nó là con vật, nó sẽ không bỏ mình mà đi’, bà nói thế.
Không nhà, không con, không tài sản, không thấy ánh sáng, thật tồi tệ nếu có thêm bất cứ sự rời bỏ nào xảy ra với bà. Nghe bà kể về ngần ấy năm cuộc đời đã trải, nhìn vào tuổi xế chiều của bà trong hiện tại, người ta không khỏi biết ơn, cảm thấy nhẹ lòng vì sự hiện diện của Pun. Sống cả một đời dài ít dám tin ai, giờ bà đã có thể đặt niềm tin vào một cái gì đó.
Và nghịch cảnh đôi khi lại khiến người ta dễ thấy hạnh phúc hơn, nhiều người rất cơ man thứ mới có thể thấy hài lòng, riêng với bà lão này, chỉ cần mỗi một sinh vật chấp nhận ở bên cạnh mình thôi là đủ.
Theo tiin.vn
Chàng trai khóc ngất khi tận mắt chúng kiến cảnh 'bạn thân' bị xe tông
Hình ảnh chàng trai trẻ khóc ngất bên cạnh chú chó của mình vừa bị tai nạn đã khiến cho nhiều người, đặc biệt là cộng đồng yêu động vật vô cùng xót xa.
Mới đây, câu chuyện chàng trai bật khóc khi nhìn thấy chú thú cưng bị xe tông tử vong đã nhận được sự đồng cảm từ mọi người: "Đã bao giờ bạn thấy 1 người đàn ông khóc vì 1 chú chó chưa?"
Chàng trai khóc cạn nước mắt khi chó cưng bị tai nạn.
Chàng trai lặng lẽ an táng chú chó.
"Kỷ niệm về chú chó này thì nhiều lắm. Nó suốt ngày quây bên chân, lúc mình đi ngủ nó mở cửa phòng, sáng nào cũng đánh thức mình dậy nữa, nghe tiếng dép của mình thôi là chạy vào đón liền. Kỷ niệm tuy nho nhỏ nhưng thực sự rất đáng quý." - Anh chàng chia sẻ.
"Phải nuôi chó rồi mới biết chúng có ý nghĩa quan trọng thế nào. Bao nhiêu kỷ niệm và mình coi chúng quan trọng như một người bạn thân thiết, nó chết rồi mình cũng đau đớn lắm". "Thương ghê, mình cũng bị mất 1 em chó nên giờ này không dám nuôi thêm vì sợ sẽ đau lòng nếu một ngày nào đó chúng ra đi", nhiều người đồng cảm với chàng trai.
Những kỉ niệm bên cạnh chú chó được chàng trai chia sẻ lại.
Bình luận của CĐM
T.A
'Boss' tai hồng theo 'con sen' đi lấy chồng: Sen lập tức ra rìa, boss được bế đi rửa chân, ôm ấp ngủ cùng Thật khó để boss chấp nhận được sự thật bỗng một ngày 'sen' đã là vợ người ta. Ngày đưa dâu cũng là ngày chú chó theo cô chủ về nhà chồng, cũng là ngày mà cô biết mình sắp thành 'người thứ ba'. Từ trước đến nay, những chú chó được biết đến là một loài vật trung thành. Những chú chó...