Bà lão đi kiện vì bị con trai đối xử tệ bạc, chỉ cho ăn thịt mỡ suốt 1 năm trời
Đi lập nghiệp ở xa quê, người đàn ông dừng chu cấp cho mẹ già sống đơn côi một mình chỉ vì giá thịt lợn tăng, khiến bà lão phải đến tòa để nhờ giúp đỡ.
Cha, mẹ là đấng sinh thành, là những người luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ấy vậy mà có những người sau khi lớn khôn, lại đối xử tệ bạc với những người từng tặng cho mình kiếp người.
Khi dịch bệnh tại Trung Quốc đã dần được kiểm soát, các cơ quan bắt đầu trở lại làm việc, biết tin, bà Câu (77 tuổi) từ một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Đồng Tử lặn lội đến tòa để đòi lại công bằng cho mình. Đã từ một năm nay, con trai bà chỉ cho bà ăn thịt mỡ.
Được biết, chồng bà đã mất từ lâu, bà một mình nuôi con trai và một con gái lớn khôn trong ngôi làng nghèo. Sau khi trưởng thành, Phàn – người con trai quyết định đến nơi khác lập nghiệp kiếm sống. Trước khi đi, anh hứa rằng mỗi năm sẽ gửi 35kg thịt và 5kg mỡ lợn cho mẹ già ở quê nhà. Việc này đã duy trì được 10 năm.
Tuy nhiên cho đến năm ngoái, anh Phàn bỗng cắt đứt liên lạc, chỉ gửi cho mẹ mỡ heo rồi dần dần mất hút, đến đầu năm nay thì bà Câu không còn nhận được gì từ con trai, cực chẳng đã, bà đành phải nhờ quan tòa giải quyết.
Tòa án huyện Đồng Tử nhanh chóng liên lạc với anh Phàn. Anh này cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thịt lợn tăng cao, thu nhập của anh còn không đủ nuôi gia đình anh chứ không nói đến việc mua thịt gửi về cho mẹ. Anh cũng nói thêm vì có mâu thuẫn với mẹ, nên mong sẽ được giải quyết sự việc khi có sự chứng kiến của các thẩm phán của tòa.
Video đang HOT
Do không thể di chuyển quá xa nhiều lần, các nhân viên của tòa quyết định đến tận nhà bà Câu. Tại đây, bà khăng khăng rằng con trai mình không muốn mua thực phẩm gửi cho mình vì giá cả tăng cao. Cả hai bên đều có những lý do riêng khiến mọi người rất khó xử.
Cuối cùng, tòa quyết định, toàn bộ số thực phẩm mà anh Phàn chưa gửi đủ cho mẹ năm ngoái sẽ được quy thành tiền mặt và gửi cho bà Câu. Anh Phàn cũng được yêu cầu phải thực hiện trách nhiệm chu cấp cho mẹ già những tháng ngày sau đó.
Vụ việc nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng: “Chắc chắn cả hai cũng đã có mâu thuẫn trước đó rồi, ai cũng khăng khăng là mình đúng, chẳng ai suy nghĩ cho ai cả”; “Tôi thấy bà mẹ cũng có phần ích kỷ, cả ông con cũng vậy, nói chung chắc do mâu thuẫn gì rồi”; “Làm gì có cái chuyện giá thịt lợn tăng thì ngừng chu cấp cho mẹ luôn, mối quan hệ của hai người chắc chắn là có vấn đề từ trước đó rồi”;…
Ngọc Trâm
Dẫn con trai đi ăn gà rán, bố "hồn nhiên" nói 1 câu khiến cậu bé lặng người, miếng ăn nghẹn đắng nơi cổ họng
Câu nói của người bố tuy đơn giản nhưng lại khiến cậu con trai lặng người. Dường như cậu bé hiểu những vấn đề bố đang ám chỉ. Bữa ăn sau đó không còn ngon miệng như trước.
Tục ngữ xưa có câu "Cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể" để nói về công lao dưỡng dục của các đấng sinh thành. Vì con cái, cha mẹ có thể làm đủ mọi nghề, từ đạp xích lô đến nhặt ve chai, miễn sao con cái có thể lớn khôn, ăn học nên người.
Vẫn biết công lao đó là vô giá, không gì sánh bằng nhưng việc cha mẹ kể lể với các con thì không nên chút nào. Bởi đôi khi những câu nói vô ý của cha mẹ lại có thể gây cho con những áp lực nặng nề cùng tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần.
Mới đây, một cư dân mạng ở Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện mình tình cờ bắt gặp được ở quán gà rán. Câu chuyện của anh đã khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình, ngẫm nghĩ lại bản thân:
"Hôm nay, ở quán gà rán, tôi bắt gặp một câu chuyện như thế này: Một người bố dẫn con mình vào quán và gọi cho con một suất ăn của trẻ em. Khi đứa bé đang ăn, người bố nói với bé rằng: "Con ăn bữa này tốn nửa ngày công của bố rồi đấy".
"Con ăn bữa này tốn nửa ngày công của bố rồi đấy".
Đứa bé áng chừng tầm 7, 8 tuổi. Sau khi nghe xong câu nói của bố, cậu bé im lặng không nói gì nhưng tôi có cảm giác, bé hiểu tất cả những gì bố vừa nói.
Tôi sống ở một thành phố hạng ba. Ở những nơi như thế này quả thật thu nhập của người dân không được cao cho lắm. Lúc nhỏ, tôi cũng đã từng nghe người lớn trong nhà nói với lũ trẻ những câu đại loại như: "Nhà không có tiền nhưng cũng cố mua cho con rồi đấy" hay "Bố mẹ thắt lưng buộc bụng cũng là để dành hết cho con đấy".
Thật ra, thâm tâm tôi vô cùng mâu thuẫn. Tôi hiểu rất rõ rằng đối với những gia đình bình thường ở thành phố hạng ba này, kinh tế quả thật là một vấn đề khó nói. Thế nhưng tôi cũng không khỏi xót xa cho những đứa trẻ đáng thương từ khi sinh ra đã phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền (dù chúng chẳng làm gì sai cả).
Thế nên, tôi rất muốn thảo luận với mọi người về vấn đề này. Trong câu chuyện tôi vừa kể trên, nếu như người bố đợi con mình ăn xong rồi mới hỏi đứa bé là: "Con biết bữa ăn này của con đáng giá bao nhiêu không?". Đứa bé có thể tự biết và trả lời, hoặc nếu không, người bố sẽ trả lời như thế này: "Nửa ngày công của bố đó con. Con xem, bố thương con biết nhường nào".
Nếu câu chuyện diễn ra theo hướng như vậy thì sẽ không bị coi là thể hiện sự nghèo khó trước mặt con trẻ".
Bố mẹ có nên kể công, kể nghèo kể khổ với con?
Trong giáo dục ở gia đình, có 2 thứ đáng sợ nhất là "Sự bỏ ra" và "Sự hy sinh". Nếu cha mẹ có tư tưởng mình là người "bỏ ra", mình là người "hy sinh" thì sẽ cảm thấy việc nuôi dạy con vô cùng vất vả.
Bố mẹ cũng tự cho bản thân là vĩ đại và trong tiềm thức luôn có tư tưởng con cái đang nợ mình công ơn dưỡng dục. Điều này vô tình khiến con chịu phải áp lực nặng nề. Con không cảm thấy tình yêu thương của cha mẹ mà ngược lại luôn có cảm giác mang nợ, không được an toàn.
Thậm chí, con còn nghĩ rằng, mình chính là gánh nặng của cha mẹ, vì mình mà những người thân xung quanh phải khổ sở, chắt bóp. Điều này có thể gây những ảnh hưởng xấu đến tương lai của con. Con dần sống thu mình lại và không dám có ước mơ của riêng mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ thông minh thì đừng bao giờ than nghèo kể khổ. Thay vào đó, hãy dạy con nỗ lực để thoát nghèo. Hãy cho con bạn động lực để vươn lên trong cuộc sống, chứ đừng khiến đứa trẻ co mình trong mặc cảm nghèo túng và gánh nặng tài chính.
Nguồn: Zhihu Việt Nam (Trí Thức Trẻ)
Đặt 70 mâm cỗ cưới, của hồi môn 120m2 đất nhưng tới ngày ăn hỏi nhà gái vẫn thẳng thừng hủy hôn chỉ vì câu: "Vàng là tôi trao hộ thôi" "Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ", cô gái kể lại. Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, đó là niềm mong mỏi của mỗi bậc làm cha làm...