Ba lăng mộ khiến kẻ trộm luôn ‘thèm khát’ nhất: Cái số 2 có vàng bạc nhiều không xuể
Những lăng mộ này được cho là sở hữu số vàng bạc, châu báu khổng lồ.
Cuộc sống của các hoàng đế Trung Quốc luôn rất xa hoa, cho dù sau khi qua đời. Khi còn trị vì, các vị hoàng đế đã xây dựng, sửa chữa những khu lăng tẩm còn lớn hơn cả cung điện khi còn sống.
Vì thế các lăng mộ của các vị hoàng đế là nơi mà bọn trộm luôn thèm khát. Bởi vàng bạc, châu báu trong cung của hoàng đế bọn trộm không thể lấy được, nếu bị bắt sẽ bị giết cả gia đình hoặc tru di cửu tộc. Chính vì vậy, chúng chỉ có thể nhòm ngó những lăng mộ có nhiều châu báu. Vậy trong số rất nhiều lăng mộ của các vị hoàng đế, đâu là lăng mộ khiến bọn trộm luôn thèm khát, nhòm ngó?
Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vào thời điểm đó, “lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng cao hơn 50 trượng”, theo cách tính hiện tại, lăng mộ cao khoảng 115 m và có diện tích 56,2 km2.
Toàn cảnh mô phỏng lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo Sử ký – Tần Thủy Hoàng Bản kỷ, có viết thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi, ông đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thống nhất được thiên hạ thì dời 700.000 người đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới.
Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn, làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, tính toán làm thế nào để cháy mãi mãi”.
Mô phỏng địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Video đang HOT
Về số lượng những đồ vật quý giá trong lăng mộ, đến sử gia Tư Mã Thiên cũng nhận xét rằng: “Các đồ vật quý giá được chất đầy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng”. Giá trị và số lượng kho báu trong lăng mộ là rất lớn và có nhiều các di tích văn hóa.
Đặc biệt, đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng được coi là kỳ quan thứ 8 của của thế giới và chỉ cách lăng mộ khoảng 1,5 km về phía Đông.
2. Hán Mậu Lăng
Hán Mậu Lăng hay còn được gọi là Mậu Lăng. Đây là lăng mộ của Hán Vũ Đế (Lưu Triệt), hoàng đế nhà Hán, nằm ở đồng bằng phía bắc giữa thành phố Hàm Dương và thành phố Hình Bình, tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 40 km về phía Tây. Vào thời Tây Hán, Vũ Đế đã xây dựng lăng của mình ở thị trấn Mậu, huyện Hòe Lí.
Toàn cảnh Mậu Lăng, được coi như kim tự tháp của Trung Quốc.
Theo “Tấn Thư” chép lại, Hoàng đế của nhà Hán trị vì trong 54 năm, và mất 53 năm để xây dựng lăng mộ. Một phần ba số ngân khố thu nộp thuế hàng năm được sử dụng cho việc xây dựng lăng mộ và thu thập đồ tang lễ.
Năm 87 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế qua đời. Trước khi mai táng, thi thể Hán Vũ Đế được khâm liệm tại điện trước của cung Vị Ương. Việc chuẩn bị an táng cho Hán Vũ Đế được chuẩn bị rất cẩn thận và công phu với vô số vàng bạc, đồ châu báu tùy táng.
Theo “Hán Thư – Cống Vũ Truyện” chép lại: “Ngoại trừ hơn 190 loại vật phẩm gồm tiền tài châu báu, kể cả các loại động vật sống, chim muông, cá rùa, trâu ngựa, hổ báo, thú dữ… đều được tùy táng theo”.
Ngựa mạ vàng – Di tích văn hóa cấp quốc gia tìm được tại Mậu Lăng.
Theo ghi chép của sách “Tây Kinh Tạp Ký” thì bên trong quan tài, miệng của Hán Vũ Đế ngậm thiền ngọc, xung quanh đặt rất nhiều vàng bạc, châu báu. Trên người Hán Vũ Đế mặc 1 chiếc áo được làm từ ngọc quý dài tới 1,88 m. Có thể nói, về độ xa hoa và phong phú thì Mậu Lăng chính là lăng mộ có nhiều kho báu xa xỉ nhất Trung Quốc.
3. Càn Lăng
Càn Lăng tọa lạc trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tình Thiểm Tây, nằm cách Tây An 85 km về phía Tây, có độ cao 1049 m. Lăng mộ có diện tích 2,4 triệu m2, có 378 cung điện… Được xây dựng vào năm 686, là một trong số 18 lăng mộ tiêu biểu của nhà Đường, đồng thời đây cũng là lăng mộ độc nhất vô nhị của các hoàng đế thuộc hai triều đại ở Trung Quốc. Càn Lăng là nơi chôn cất của hai hoàng đế là Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên.
Khu vực các tượng đá không đầu ở Càn Lăng.
Tại “Hội nghị chuyên đề học thuật kỷ niệm 1300 năm ngày chôn cất Võ Tắc Thiên tại Càn Lăng” được tổ chức vào tháng 6 năm 2006, một số chuyên gia cho rằng kho báu trong cung điện dưới lòng đất của Càn Lăng có thể lên tới 500 tấn.
Sức hấp dẫn của Càn Lăng rất lớn, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết Càn Lăng là lăng duy nhất trong 18 lăng của nhà Đường chưa bị cướp. Bởi đường dẫn vào lăng mộ rất khó đào hố. Chưa có vết tích của vụ trộm nào được tìm thấy cho đến nay. Theo “Đường Hội Yếu”: “Cổng của địa cung trong Càn Lăng được chặn bằng đá và dùng gang để cố định chúng”.
12 'gã khổng lồ' bằng đồng bí ẩn của Tần Thủy Hoàng: 3 giả thuyết nhưng không lý giải nổi!
Lai lịch của những bức tượng khổng lồ này bí ẩn không kém gì lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng là vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với "chiến tích" thống nhất sáu nước. Tương truyền, khi ông mới lên ngồi, một trong những việc đầu tiên là ra lệnh tịch thu vũ khí trong thiên hạ và đúc "thập nhị đồng nhân" (mười hai người đàn ông bằng đồng) để trấn giữ ở Hàm Dương, Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mười hai người đàn ông bằng đồng này đứng trước sảnh cung A Phòng ở Hàm Dương, kinh đô của nhà Tần. Theo mô tả, những người này mặc trang phục ngoại lai. Mỗi bức tượng đều rất to và nặng, ngày đêm canh giữ cung điện của vua Tần.
Có một số tài liệu đã ghi lại rằng những bức tượng này thậm chí cao hơn 8 mét. Nhưng trước hết, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là tại sao Tần Thủy Hoàng lại đúc thập nhị đồng nhân?
Lý giải cho thắc mắc này, có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có 3 giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất.
Hình minh họa. Ảnh: Manyanu.
Thứ nhất, để bảo vệ giang sơn. Có người cho rằng sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để duy trì sự ổn định lâu dài và làm cho đất nước trường tồn. Để bảo đảm sự yên bình, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là thu giữ và tiêu hủy các loại vũ khí nằm rải rác trong nhân dân.
Thứ hai, do vua Tần tin vào thần linh. Theo sử sách, Tần Thủy Hoàng là người có niềm tin vào thế lực siêu nhiên. Ông từng cầu thần bất tử, tin vào lời của các nhà giả kim, dốc hết sức lực tìm kiếm thuốc trường sinh. "Hán thư - Ngũ hành chí" có ghi: "Vua Tần từng chiêm bao có một người chân dài 5-6 thước đến báo mộng. Người này nói rằng nếu có 12 bức tượng đồng, thì chúng có thể gánh đại họa, giúp thiên hạ thái bình".
Ngay sau giấc mơ này, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh thu hồi binh khí để đúc 12 bức tượng khổng lồ.
Thứ ba, để thay thế vũ khí trong tương lai. Một số học giả cũng tin rằng việc Tần Thủy Hoàng tiêu hủy vũ khí và đúc đồ đồng là để chuẩn bị cho việc sử dụng đồ sắt trong tương lai. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông đã kiên quyết loại bỏ vũ khí bằng đồng và thay thế bằng đồ sắt. Tuy nhiên, một số người đã bác bỏ vì không có căn cứ trong thực tế.
Hình minh họa. Ảnh:Manyanu.
Dù có nhiều tranh cãi xoay quanh 12 bức tượng, song, thực hư về số tượng này vẫn chưa thể giải mã. Cho đến nay, chưa ai có thể tìm ra dấu vết của thập nhị đồng nhân.
Một số người tin rằng sau khi nhà Tần bị diệt vong, cung A Phòng bị đốt cháy, những bức tượng này theo đó cũng bị thiêu rụi. Lập luận này bắt đầu từ thời nhà Nguyên và nhà Minh, nhưng bằng chứng lại không đủ thuyết phục.
Một số nhà sử học chỉ ra rằng 12 bức tượng này đã bị tiêu diệt trong tay của Đổng Trác và Phù Kiên. Theo đó, Đổng Trác đã phá hủy 10 trong số 12 bức tượng và đúc chúng thành tiền đồng. Sau đó ông ta ra lệnh chuyển hai bức còn lại đến Trường An. Sau một thời gian lưu lạc khắp nơi, 2 bức tượng cuối cùng cũng bị tiêu hủy.
Một quan điểm khác lạc quan hơn cho rằng thập nhị đồng nhân được mang xuống lăng mộ cùng các bảo vật tinh xảo khác và trở thành đồ tùy táng của Tần Thủy Hoàng. Hiện tại, vì một số lý do kỹ thuật nên việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa thể thực hiện nên tung tích của 12 bức tượng vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.
Nóng: Sắp tìm thấy phòng bí mật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng? Các nhà khoa học dự tính sử dụng các tia vũ trụ để tìm kiếm các căn phòng bí mật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ hy vọng sẽ tìm thấy hài cốt của vua Tần. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được phát hiện vào những năm 1970. Với tổng diện tích gấp...