Ba lần vượt ngục của cựu quân nhân
Đối mặt cảnh sát, Richard Lee McNair vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó vì đây đã là lần thứ ba ông ta vượt ngục.
Vài tiếng trước, McNair vừa trốn khỏi nhà tù an ninh tối đa trong lúc chấp hành bản án chung thân. Ngoài bộ quần áo và chai nước lọc, trên người McNair lúc này không có bất cứ thứ gì có thể hóa giải tình thế nguy cấp. Trong khi lục lọi tâm trí tìm cách đối phó, McNair bất chợt tự hỏi điều gì đã đưa ông ta tới bước đường này.
Gần 20 năm trước, McNair từng là trung sĩ tại căn cứ không quân ở thị trấn Minot, bang North Dakota. Một tối tháng 11/1987, McNair đột nhập kho lương thực để trộm đồ trả nợ nhưng chạm mặt hai nhân viên kho. Trong lúc kinh động, McNair nổ súng làm chết một người, làm bị thương một người. Ít lâu sau, ông bị kết án Giết người, Giết người bất thành, và Đột nhập, lãnh hai án chung thân.
Lần đào tẩu đầu tiên diễn ra ngay sau khi McNair bị bắt và dẫn giải về đồn cảnh sát thị trấn Minot vào tháng 2/1988. Nhân lúc ba thám tử trong phòng không để ý, McNair lén dùng tuýp son dưỡng môi trong túi áo để bôi trơn bàn tay bị còng vào ghế. Nhờ đó, McNair có thể rút tay khỏi còng rồi vụt chạy.
Bị truy đuổi, McNair dẫn cảnh sát chạy quanh thành phố trong ba giờ liên tục, cuối cùng bị dồn tới tầng thượng của căn nhà ba tầng. Bị bao vây, ông ta cố nhảy bám vào cành cây gần đó nhưng trượt. Cú ngã khiến McNair chấn thương lưng và cũng kết thúc vụ vượt ngục đầu tiên.
Richard Lee McNair. Ảnh: National Post.
Xuất viện chưa được bao lâu, McNair tiếp tục khoét hai viên bê tông tro xỉ trên tường buồng giam và bện ga trải giường làm dây để trốn thoát. Tuy nhiên, kế hoạch này sớm đổ bể sau khi McNair bị chuyển tới buồng giam khác. Dù vậy, ông ta chưa có ý định dừng lại.
Sau khi bị kết tội, McNair chấp hành án tại nhà tù tiểu bang North Dakota. Tới tháng 10/1992, McNair cùng hai phạm nhân khác vượt ngục bằng cách chui qua ống thông khí dẫn ra bên ngoài tòa nhà đào tạo, nơi lính canh khó phát hiện ba kẻ đào tẩu vì không thể nhìn về hướng mặt trời đang lặn.
Trong khi hai người bạn đồng hành lần lượt bị bắt giữ sau vài ngày, McNair thoát khỏi vòng vây của nhà chức trách. Trên đường đào tẩu, McNair nuôi tóc dài và nhuộm vàng để ngụy trang ngoại hình, đồng thời thường tự xưng là nhà báo dựa trên kinh nghiệm viết bài cho tờ tạp chí nhà tù nhiều năm trước. Tuy nhiên, sau 10 tháng di chuyển quanh nước Mỹ trên xe ăn trộm, McNair bị bắt trở lại tại bang Nebraska vào năm 1993.
Trở lại sau song sắt, McNair bị nhà chức trách tiểu bang xác định là phạm nhân chuyên gây rối và được chuyển giao cho cơ sở nhà tù liên bang. Ban đầu, McNair bị giam giữ tại Oak Park Heights, nhà tù an ninh tối đa tại bang Minnesota. Nhiều năm trôi qua, ông ta biết khó có thể vượt ngục khỏi đây nên cố ý tham gia vào một lần biểu tình ngồi để bị chuyển tới cơ sở khác.
Sau thời gian bị giam giữ tại nhà tù an ninh Florence High tại bang Colorado, McNair tiếp tục nhận ra an ninh tại đây quá chặt nên xin được chuyển về cơ sở cải huấn Pollock tại bang Lousiana với lý do cho gần nhà bố mẹ tại bang Oklahoma. Yêu cầu này được chấp thuận vào năm 2005, tạo điều kiện cho lần vượt ngục thành công thứ ba, cũng là lần nổi tiếng nhất, trong đời McNair. 7 tháng sau khi tới cơ sở mới, McNair đã có kế hoạch vượt ngục.
Tại nhà tù an ninh cấp độ cao Pollock, công việc của McNair là sửa lại túi đựng thư bị hỏng. Tại đây, túi được sửa xong sẽ được xếp ngay ngắn chồng lên nhau với chiều cao khoảng 1,2 m trên các pallet. Mỗi pallet sau đó được bọc chặt lại bằng màng nylon và được xe nâng đặt lên xe tải. Lợi dụng công việc này, McNair có thể tự chế chiếc thùng vùi dưới đống túi đưa thư trên pallet.
Sáng 5/4/2006, như thường lệ, McNair trình diện tại nơi làm việc. Khi không bị để ý, McNair trốn vào trong thùng tự chế và dùng ống thở để có dưỡng khí khi pallet bị bọc chặt bằng màng nylon. Khoảng 9h45, tấm pallet chứa McNair được xe tải chở tới nhà kho vẫn trong phạm vi nhà tù nhưng ra ngoài hàng rào thép gai.
McNair ở trong đống túi đưa thư bị lèn chặt trong nhiều tiếng đồng hồ. Ảnh: Byronchristopher.
Sau vài tiếng chờ đợi dưới thời tiết Louisiana nóng bức, McNair phá màng nylon chui ra khi chắc chắn mọi người đã đi ăn trưa vào 11h. McNair bước ra khỏi nhà tù, trong lòng biết rõ sẽ không ai phát hiện vụ vượt ngục cho tới lúc 16h hôm đó.
Thực tế, McNair đã nhầm. Nhà tù Pollock thực hiện nhiều lần kiểm đếm sĩ số trong ngày nên việc McNair vắng mặt đã được chú ý từ sáng. Tuy nhiên, phải tới 14h, cảnh sát địa phương mới nhận được thông báo từ nhà tù vì lãnh đạo nơi này không thể chắc chắn liệu McNair đã ra khỏi nhà tù hay chưa. Dù thế nào đi nữa, ngay sau khi nhận thông báo kèm ảnh đào phạm, cảnh sát tỏa ra tìm kiếm McNair.
Trong lúc đang chạy dọc đường ray tàu hỏa, McNair bất ngờ bị người cảnh sát tên Carl Bordelon dừng lại kiểm tra vì có vẻ khả nghi. Gần như bị bắt quả tang, McNair vẫn giữ bình tĩnh, hy vọng có thể qua mặt Bordelon.
Với chai nước trong tay và dáng người khá thể thao, McNair liền giả vờ như đang chạy bộ nên không mang theo giấy tờ tùy thân. Bị hỏi địa chỉ, McNair nói mình từ nơi khác tới đây để giúp người thân làm lại trần nhà sau bão Katrina nên ở khách sạn gần đó. Có lúc, McNair chủ động hỏi có chuyện gì rồi lắc đầu cảm thông khi biết Bordelon đang tìm kiếm kẻ vượt ngục. “Ở đây có nhà tù cơ á?”, McNair giả vờ.
Trong 10 phút, McNair luôn giữ phong thái điềm đạm, không dọa nạt hoặc có thái độ phản đối quá mức khi bị nghi ngờ, thậm chí còn có thể cười đùa với Bordelon. Có thể chính vì sự tự tin ấy mà dù McNair đưa ra hai cái tên khác nhau trong vòng 5 phút là “Robert Jones” và “Jimmy Jones”, Bordelon bằng cách nào đó đã để lọt chi tiết này. Một lý do nữa giúp McNair không bị nghi ngờ còn là vì bức ảnh mà nhà tù cung cấp có chất lượng kém và đã qua hơn 6 tháng. Nhiệt độ hôm đó lên tới hơn 40 độ cũng có thể đã ảnh hưởng tới thái độ làm việc của Bordelon, McNair sau này kể lại.
Sau khi nghe McNair hứa “không phải đào phạm”, Bordelon bị thuyết phục và chỉ nhắc nhở đối phương lần sau mang theo giấy tờ tùy thân. “Đi cẩn thận đấy nhé”, Bordelon nói với McNair trước khi để tên đào phạm tiếp tục “chạy bộ” tới cuộc đời tự do. Chỉ tới khi gặp nhân viên nhà tù, Bordelon mới cho họ xem băng ghi hình từ mui xe và nhận ra bị lừa.
Video quay từ mui xe cảnh sát cuộc trao đổi giữa McNair và Bordelon. Video: Losvatoslocos.
Ngày 13/4/2006, McNair bị đưa vào danh sách “Top 15 kẻ trốn truy nã” của cảnh sát tư pháp Mỹ và được xác định là phạm nhân đầu tiên trốn khỏi nhà tù liên bang từ năm 1991 cho tới khi ấy.
Biết không thể lưu chân tại Mỹ, McNair vượt biên tới Canada vào cuối tháng 4/2006. Một lần, McNair bị cảnh sát Canada dừng lại vì lái xe ăn trộm nhưng chạy thoát. Trong xe có máy ảnh chứa nhiều chân dung McNair tự chụp, dường như là để làm giấy tờ tùy thân giả.
Quả đúng như vậy, với máy ảnh, phần mềm chỉnh ảnh, và máy scan… McNair đã có thể làm bằng lái xe giả của bang Alaska. Ông ta còn được cách nối máy quay với laptop để có thể tự cắt tóc. Trong lúc chạy trốn, McNair vẫn thường xuyên đọc những bài báo đưa tin về mình ở quê nhà.
Để có tiền, McNair ăn trộm tiền mặt và phương tiện từ đại lý ôtô. Do từng là nhân viên tại đại lý bán xe, ông ta biết chỗ để tiền mặt và chìa khóa xe, cũng như cách tránh được bảo vệ. Sau này kể lại, McNair nói biết chọn những xe không có hệ thống định vị GPS.
Sau khoảng một năm 6 tháng ngoài vòng pháp luật, McNair cuối cùng cũng bị cảnh sát Canada bắt giữ khi đang lái xe bán tải ăn trộm vào ngày 24/10/2007, gần thành phố Campbellton. Ít lâu sau, McNair bị dẫn độ về Mỹ.
Từ khi bị bắt trở lại, McNair bị giam giữ tại nhà tù liên bang ADX Florence, siêu nhà tù dành cho tội phạm cực kỳ nguy hiểm. Hiện, McNair 61 tuổi, phải sống trong buồng giam với diện tích 3,7 m x 21, m cùng 5 bạn tù khác. Ông ta không được dùng internet, thư từ bị giám sát chặt chẽ.
B-52 Mỹ diễn tập tại vùng Bắc Cực gần Nga
Bốn oanh tạc cơ B-52 của Mỹ tham gia huấn luyện tầm xa, bay qua khu vực Bắc Cực tới châu Âu cùng các tiêm kích của Na Uy.
Các oanh tạc cơ B-52 ngày 3/6 cùng tiêm kích F-16 và F-35 của không quân Na Uy bay qua khu vực Bắc Băng Dương và biển Laptev, ngoài khơi bờ biển phía bắc vùng Siberia của Nga. Những chiếc B-52 này thuộc Không đoàn Ném bom 5, cất cánh từ căn cứ không quân Minot, bang North Dakota, Lực lượng Không quân Mỹ tại Âu-Phi cho biết trong thông cáo.
"Bắc Cực là khu vực chiến lược với tầm quan trọng địa chính trị và toàn cầu ngày càng tăng. Các nhiệm vụ của biệt đội ném bom thể hiện cam kết của chúng tôi với đối tác cùng đồng minh, khả năng phối hợp để ngăn chặn, bảo đảm và bảo vệ trong một môi trường ngày càng phức tạp", chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu, đại tướng Jeff Harrigian cho biết trong thông cáo.
Máy bay tiếp liệu KC-135 thuộc Không đoàn tiếp liệu 100 Mildenhall của Anh và Không đoàn tiếp liệu 168 của Mỹ tại căn cứ Eielson, Alaska đảm bảo cho các oanh tạc cơ đủ nhiên liệu trong suốt chuyến bay tầm xa.
Tiêm kích F-16 và F-35 của Na Uy bay huấn luyện cùng oanh tạc cơ B-52H của Mỹ trên vùng Bắc Cực, ngày 3/6. Ảnh: USAF.
Không quân Mỹ trong những tuần gần đây triển khai nhiều đợt huấn luyện bay tầm xa với ba mẫu oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress, B-1 Lancer và B-2 Spirit. Không quân Ba Lan, Ukraine, Romania, Thụy Điển và các quốc gia đồng minh khác cử máy bay tham gia huấn luyện cùng oanh tạc cơ của Mỹ.
Hai oanh tạc cơ B-1B thuộc Không đoàn ném bom số 28 ngày 29/5 diễn tập phóng tên lửa chống hạm tầm xa LRASM trên Biển Đen trước khi bị tiêm kích Nga ép chuyển hướng. Các oanh tạc cơ này cất cánh từ Ellsworth, South Dakota, Mỹ, bay tới châu Âu và được tiêm kích Ba Lan, Romania, Ukraine hộ tống.
Cựu binh 99 tuổi 'đánh bại' nCoV Ermando Piveta, cựu quân nhân từng tham gia Thế chiến II, bình phục sau 8 ngày nhập viện ở Brasilia vì viêm phổi do nCoV. Ermando Piveta, thiếu úy quân đội Brazil trong Thế chiến II, trở thành người cao tuổi nhất ở quốc gia này chiến thắng nCoV. Đội mũ kiểu quân đội, vẫy tay chào khi ngồi trên xe lăn, ông...