Ba Lan trên đường trở thành cường quốc quân sự châu Âu
Ba Lan đang ký các thỏa thuận vũ khí lớn với Hàn Quốc để thiết lập quyền lực quân sự ở lục địa châu Âu.
Warsaw cũng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng từ 2,4% GDP lên 5%, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước EU.
Warsaw cho biết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng mục tiêu từ 2,4% GDP lên 5%, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước EU. Ảnh: EPA-EFE
Khi một quả tên lửa rơi xuống một thị trấn biên giới của Ba Lan vào tuần trước, giết chết hai người, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã lo lắng về việc chính phủ cánh hữu của Ba Lan sẽ phản ứng như thế nào.
Sự ngờ vực từ lâu của Ba Lan đối với Nga đã gây ra mối lo ngại từ Brussels rằng Warsaw có thể làm điều gì đó vội vàng.
Tuy nhiên, thay vì mất bình tĩnh, Warsaw đã tỏ ra kiên nhẫn, đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động, đồng thời giữ im lặng cho đến khi có thông tin rõ ràng về những gì đã xảy ra. (Và kết luận sau đó cho rằng đó là một tên lửa phòng không do Ukraine phóng đã đi chệch hướng.)
Sự bình tĩnh đó được sinh ra từ một thực tế đơn giản: Ba Lan sở hữu đội quân được cho là tốt nhất châu Âu. Và họ sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Theo tờ Politico, sự lo lắng của Ba Lan về Nga đã khiến nước này tránh xa quan điểm cho rằng chiến tranh thông thường đã là dĩ vãng. Thay vào đó, họ nỗ lực xây dựng lực lượng quân đội đang trên đường trở thành lực lượng trên bộ mạnh nhất của EU. Thủ tướng Mateusz Morawiecki phát biểu vào đêm trước Ngày Độc lập 11/11 của Ba Lan: “ Quân đội Ba Lan phải hùng mạnh đến mức không phải chiến đấu chỉ bằng sức mạnh của mình”.
Đó là một sự thay đổi đã gây được tiếng vang với các đồng minh của Warsaw. “Ba Lan đã trở thành đối tác quan trọng nhất của chúng tôi ở lục địa châu Âu”, một quan chức cấp cao của lực lượng Quân đội Mỹ ở châu Âu cho biết, viện dẫn vai trò quan trọng của Warsaw trong việc hỗ trợ Ukraine và củng cố hệ thống phòng thủ của NATO ở vùng Baltic.
Trong khi Đức, đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực, còn tiếp tục tranh luận “Zeitenwende”, tức bước ngoặt chiến lược sau cuộc xung đột ở Ukraine, thì Ba Lan đã có những khoản đầu tư đáng kể.
Video đang HOT
Các binh sĩ thuộc Sư đoàn cơ giới số 18 của Ba Lan và Sư đoàn dù 82 (Mỹ) tham gia huấn luyện chiến thuật và hỏa lực vào ngày 8/4/2022 tại Nowa Deba, Ba Lan. Ảnh: Getty Images
Lục quân mạnh nhất châu Âu
Warsaw cho biết sẽ tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng từ 2,4% tổng sản phẩm quốc nội lên 5%. Trong khi đó, Đức, quốc gia đã chi khoảng 1,5% GDP cho quốc phòng vào năm ngoái, còn đang tranh luận về việc liệu họ có thể duy trì mục tiêu 2% GDP sau khi sử dụng hết quỹ đầu tư quốc phòng trị giá 100 tỷ euro đã phê duyệt vào đầu năm nay hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Baszczak đã cam kết vào tháng 7 rằng nước ông sẽ có “lực lượng lục quân hùng mạnh nhất ở châu Âu”. Và lực lượng đó đang thành hình.
Ba Lan đã có nhiều xe tăng và pháo hơn Đức và tất nhiên là sẽ có một đội quân lớn hơn nhiều, với mục tiêu là 300.000 binh sĩ vào năm 2035, so với 170.000 hiện tại của Đức.
Ngày nay, quân đội Ba Lan có khoảng 150.000 binh sĩ, với 30.000 quân thuộc lực lượng bảo vệ lãnh thổ mới được thành lập vào năm 2017. Đây là những người lính chỉ trải qua 16 ngày huấn luyện vào cuối tuần, sau đó là các khóa bồi dưỡng. Ban đầu họ chưa được tin tưởng, nhưng thành công của Ukraine trong việc sử dụng lực lượng dân quân cơ động được trang bị tên lửa chống tăng và phòng không giờ đây khiến ý tưởng này của Ba Lan có vẻ hợp lý hơn nhiều.
Ba Lan đã ký hợp đồng mua xe tăng K2 của Hàn Quốc. Ảnh: CNN
Không giống như Đức, nước đang gặp khó khăn trong việc thu hút binh sĩ mới, nỗ lực tuyển mộ của Ba Lan đang thu hút sự chú ý.
“Người Ba Lan có thái độ tích cực hơn nhiều đối với quân đội của họ so với Đức vì họ phải chiến đấu cho tự do của mình”, ông Gustav Gressel, cựu sĩ quan quân đội Áo, một học giả an ninh hiện làm việc cho Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, cho biết. “Trong giới quân sự, không ai đặt câu hỏi về chất lượng của quân đội Ba Lan.”
Tuy nhiên, liệu sức mạnh quân sự của Ba Lan có chuyển thành ảnh hưởng chính trị ở châu Âu hay không lại là một vấn đề khác. Cho đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra, phần lớn là do các lực lượng ôn hòa chiếm ưu thế ở EU không tin tưởng vào chính phủ Ba Lan, vốn do Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) theo chủ nghĩa dân tộc kiểm soát.
Mua sắm vũ khí củng cố quân đội
Tuy nhiên, một điều mà các đảng phái chính trị khó tính của Ba Lan có thể nhất trí là sự cần thiết phải củng cố quân đội.
Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 23 tỷ zoty (4,9 tỷ euro) để mua 250 xe tăng Abrams từ Mỹ – một sự thay thế nhanh chóng cho 240 xe tăng thời Liên Xô được gửi tới Ukraine. Lực lượng không quân của nước này được trang bị những chiếc F-16 của Mỹ và vào năm 2020, Warsaw đã ký một thỏa thuận trị giá 4,6 tỷ USD để mua 32 máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu FA-50 tại một căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc, loại máy bay Ba lan đã đặt mua. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Nhưng trọng tâm của chi tiêu quân sự gần đây của họ là Hàn Quốc, nơi họ đã ký một loạt thỏa thuận mua xe tăng, máy bay và các loại vũ khí khác.
Trang phân tích quân sự Nowa Technika Wojskowa cho biết cho đến nay, Ba Lan đã đặt mua vũ khí trị giá từ 10 tỷ USD đến 12 tỷ USD từ Hàn Quốc. Các thỏa thuận bao gồm 180 xe tăng K2 Black Panther, 200 pháo phản lực K9 Thunder, 48 máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 và 218 bệ phóng tên lửa K239 Chunmoo.
Đó mới là các thiết bị đã qua sử dụng. Niềm khao khát vũ khí mới của Ba Lan thậm chí còn lớn hơn. Để bổ sung cho nguồn cung trước mắt, người Hàn Quốc dự kiến sẽ cung cấp tổng cộng 1.000 xe tăng K2 và 600 khẩu pháo K9 vào giữa đến cuối những năm 2020.
“Không một quốc gia phương Tây nào muốn mở rộng quy mô quân sự của mình nhiều và nhanh như vậy. Bất cứ ai sẽ nhận được các thỏa thuận vũ khí của Ba Lan, họ sẽ được hưởng lợi trong nhiều thập kỷ vì bạn phải bảo trì và sửa chữa thiết bị”, chuyên gia Cielma nói.
Điểm hấp dẫn của Hàn Quốc là thiết bị quân sự của họ nhìn chung rẻ hơn so với các thiết bị tương đương của Mỹ và châu Âu và họ có thể sản xuất nó theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Trong khi không ai đặt câu hỏi về tham vọng chi tiêu lớn của Ba Lan, một số người thắc mắc về tính khả thi của nó và động cơ chính trị thúc đẩy.
“Được rồi, chúng ta cần xe tăng và pháo nhưng chúng ta có cần nhiều như vậy từ quan điểm chiến lược và tác chiến không? Không có gì rõ ràng về lý do tại sao Bộ Quốc phòng đột ngột công bố tất cả các thỏa thuận đó”, tướng quân đội đã nghỉ hưu Stanisaw Koziej, cựu Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Ba Lan, văn phòng tổng thống, đặt câu hỏi.
Do tầm quan trọng của an ninh đối với cử tri Ba Lan, nhiều người nghi ngờ đảng PiS đang đầu tư quân sự nhằm hướng tới cuộc bầu cử quốc gia vào năm tới, vì đảng này đang mất dần sức hút trong các cuộc thăm dò dư luận.
Ông Koziej cho biết nếu có sự thay đổi chính phủ, nội các mới sẽ phải đặt ra một số câu hỏi hóc búa về khả năng kinh phí cho việc mở rộng quân sự lớn như vậy của Ba Lan. Mặc dù nền kinh tế của Ba Lan đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng mức chi tiêu quân sự theo kế hoạch là chưa từng có và chắc chắn sẽ gây căng thẳng cho ngân sách của đất nước.
WHO: Số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại châu Âu vượt 2 triệu ca
Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12/5 công bố báo cáo cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại châu lục này đã vượt 2 triệu ca, lên 2.003.081 ca, trong khi số ca lây nhiễm trong đại dịch này đã lên tới 218 triệu ca, tương đương 42% tổng số ca mắc trên toàn thế giới.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo này, WHO châu Âu nhấn mạnh mặc dù số ca lây nhiễm mới đang giảm trong khu vực, virus SARS-CoV-2 gây đại địch vẫn là một loại virus gây chết người, đặc biệt với những người chưa được tiêm chủng và dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.
WHO châu Âu kêu gọi người dân hành động ngay lập tức và kiên trì với các biện pháp chống dịch trên nhiều mặt trận. Cụ thể là tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương, tiếp tục theo dõi sự lây lan và đột biến của virus, đảm bảo hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình huống của dịch bệnh và giải quyết những tác động lâu dài của dịch.
ADVERTISING
Theo trang thống kê worldometers.info, toàn thế giới có hơn 519 triệu ca mắc, trong đó Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước có số ca mắc cao nhất thế giới với tổng số ca mắc tại 3 nước này vào khoảng 158 triệu ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ cũng đã vượt 1 triệu ca hồi đầu tuần.
Hội nghị Ngoại trưởng G7 thảo luận về an ninh lương thực và năng lượng Trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong 3 ngày (12-14/5) tại bang Schleswig-Holstein, miền Bắc nước Đức, Ngoại trưởng nước chủ nhà Annalena Baerbock ngày 12/5 nhấn mạnh Hội nghị Ngoại trưởng lần này có "tầm quan trọng chiến lược" trong bối cảnh đang diễn ra cuộc xung đột...