Ba Lan tố kiểm soát viên Nga cố tình gây ra vụ rơi máy bay tổng thống
Ba Lan đang tìm cách bắt ba kiểm soát viên không lưu Nga với cáo buộc cố tình gây ra vụ tai nạn khiến tổng thống Kaczynski thiệt mạng năm 2010.
Các nhà điều tra đã “nộp đơn lên tòa án quận vùng Warsaw-Mokotow với đề nghị tạm giữ” ba người đàn ông là kiểm soát viên không lưu tại sân bay Smolensk-Severny, phát ngôn viên Văn phòng Tổng công tố Ba Lan Ewa Bialik nói với phóng viên hôm 16/9.
“Các cáo buộc đối với kiểm soát viên không lưu hành động cố ý gây ra vụ rơi máy bay, khiến nhiều người chết”, Bialik nói thêm.
Các công tố viên Ba Lan tin rằng kiểm soát viên không lưu Nga “đã lường trước được thảm họa có thể xảy ra” khi cho phép phi công hạ cánh. Truyền thông Ba Lan cho rằng lệnh bắt là mốc đầu tiên để phát lệnh truy nã quốc tế.
Hiến pháp Nga nghiêm cấm việc dẫn độ công dân Nga ra nước ngoài. Điện Kremlin trước đó cũng đã bác bỏ cáo buộc của công tố viên Ba Lan đối với các kiểm soát viên không lưu.
Video đang HOT
Phần đuôi chiếc Tu-154M tại hiện trường vụ rơi máy bay gần sân bay Smolensk, Nga khiến tổng thống Ba Lan thiệt mạng năm 2010. Ảnh: Reuters.
Ngày 10/4/2010, máy bay Tu-154M chở 96 người, gồm tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và vợ ông cùng các tư lệnh quân đội, nghị sĩ, gặp nạn ngay trước khi kịp hạ cánh xuống sân bay thành phố Smolensk, cách Moskva 360 km về phía tây nam. Phái đoàn cấp cao đang trên đường tới dự lễ tưởng niệm hàng nghìn sĩ quan Ba Lan bị cảnh sát mật Liên Xô xử bắn ở rừng Katyn trong Thế chiến II.
Các cuộc điều tra ban đầu của giới chức Ba Lan, Nga không phát hiện vấn đề kỹ thuật nào với máy bay và lỗi được cho là thuộc về phi công. Dữ liệu ghi âm chuyến bay cho thấy một quan chức cấp cao đã vào buồng lái và buộc phi công phải hạ cánh theo chỉ thị của tổng thống Kaczynski, bất chấp điều kiện thời tiết nguy hiểm.
Năm 2011, cựu thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, hiện là chủ tịch Hội đồng châu Âu, công bố báo cáo cho hay máy bay va chạm với cây bạch dương cao vài trăm mét khi đang bay thấp hơn độ cao cho phép và không nhìn thấy chướng ngại vật vì sương mù dày đặc.
Tuy nhiên, Jaroslaw, em trai sinh đôi của tổng thống, khẳng định tai nạn xảy ra do “loại hành động phản trắc nào đó của người Nga”. Tuyên bố của ông dường như thu hút được dư luận Ba Lan khi một cuộc khảo sát được công bố đầu năm nay cho thấy 44% người Ba Lan coi vụ tai nạn máy bay là “vấn đề hiện tại” giữa Warsaw và Moskva.
Jaroslaw Kaczynski hiện là chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý (PiS), đảng cầm quyền từ năm 2015. Các cáo buộc hiện tại đối với các kiểm soát viên không lưu Nga dựa trên tuyên bố của các nhà điều tra Ba Lan từ năm 2018 về dấu vết chất nổ được tìm thấy trong đống đổ nát.
Tuy nhiên, Nga khẳng định không có dấu vết nào như vậy được tìm thấy trong điều tra ban đầu, cũng như trong các mẫu đất thu thập được vào thời điểm đó. Vụ tai nạn là đòn giáng mạnh vào nỗ lực hàn gắn mối quan hệ Nga – Ba Lan.
Dưới sự lãnh đạo của PiS, Ba Lan nhiều lần xung đột với Nga trên bình diện ngoại giao, đồng thời kêu gọi các quốc gia NATO đóng quân vĩnh viễn trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, Warsaw cũng đã phải đối mặt với nhiều bất đồng chính trị với EU khi khối này phản đối các chính sách của PiS vì cho rằng mâu thuẫn với các giá trị mà EU chính thức công nhận.
Thượng sĩ Mỹ đối mặt 64 năm tù vì bị nghi tuồn tin cho Nga
Thượng sĩ hải quân Mỹ Charles Briggs có thể nhận mức án tối đa 64 năm tù nếu bị kết tội chuyển dữ liệu mật cho Nga và nói dối.
Thượng sĩ Charles Briggs bị cáo buộc nhiều lần chuyển cho một công dân Nga những thông tin mật "có thể gây tổn hại nước Mỹ hoặc đem lại lợi cho nước ngoài" từ tháng 10/2018 đến tháng 1/2019, theo cáo trạng được hải quân Mỹ công bố hôm qua.
Tòa nhà trụ sở STRATCOM tại căn cứ Offutt. Ảnh: STRATCOM.
Ngoài ra, Briggs cũng bị cáo buộc che giấu việc "duy trì quan hệ thân thiết" với người không phải công dân Mỹ trong bản khai an ninh và khai báo gian dối về lịch sử đi lại, đồng thời cản trở điều tra khi thông báo cho công dân Nga nói trên về cuộc điều tra nội bộ của quân đội Mỹ.
Tài liệu cáo trạng không tiết lộ danh tính những công dân Nga có liên quan. Nếu bị kết tội, thượng sĩ Mỹ sẽ phải đối mặt với án tù tối đa 64 năm.
Briggs gia nhập hải quân Mỹ năm 1998 và được phong quân hàm thượng sĩ năm 2013. Anh ta đóng tại căn cứ không quân Offutt ở bang Nebraska, nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM ), trong giai đoạn tháng 4/2018-7/2019. Briggs bị giam chờ xét xử từ tháng trước.
STRATCOM là một trong 9 bộ tư lệnh tác chiến của quân đội Mỹ, chịu trách nhiệm điều phối hoạt động răn đe hạt nhân chiến lược, chiến tranh mạng, tác chiến vũ trụ, tác chiến điện tử hiệp đồng, tấn công phủ đầu, phòng thủ tên lửa và các hoạt động tình báo.
Mỹ nêu lý do chuyển quân từ Đức tới gần Nga Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói Mỹ rút quân ở Đức, bố trí gần 6.000 binh sĩ gần hơn với biên giới Nga để răn đe nước này. "Điểm mấu chốt là về cơ bản chúng tôi đưa binh sĩ tới xa hơn về phía đông và gần biên giới với Nga hơn để răn đe họ", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ...