Ba Lan tính chi 7,6 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
Ba Lan đang lên kế hoạch ký hợp đồng trị giá 7,6 tỷ USD với tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đại vào cuối năm nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot (Ảnh: EPA)
“Những hệ thống này sẽ cho phép chúng tôi bảo đảm an ninh của Ba Lan”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết hôm 31/3.
Ba Lan xem hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ là phần trọng tâm trong kế hoạch hiện đại hóa toàn diện lực lượng vũ trang của nước này từ nay cho tới năm 2023, nhằm đối phó với “sự gây hấn và mối đe dọa ngày càng tăng từ phía đông”, Bộ trưởng Macierewicz cho biết thêm.
Ba Lan hiện dành khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, tương xứng với mục tiêu mà Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đặt ra cho các nước thành viên trong liên minh. Tuy nhiên, giới chức quân đội Ba Lan đang hối thúc chính phủ chi nhiều hơn để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị quân sự vì 2/3 trong số này có từ thời Liên Xô trước đây.
Video đang HOT
Cũng theo ông Macierewicz, Ba Lan mong muốn nhận được hệ thống Patriot đầu tiên trong vòng 2 năm từ sau khi ký hợp đồng với tập đoàn Raytheon của Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn cần phải có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ trước khi hai bên có thể ký kết. Do đây là thỏa thuận mua bán công nghệ quân sự tối tân, vì vậy cần phải có sự cấp phép đặc biệt mới có thể được tiến hành.
“Vẫn còn sớm để nói rằng mọi việc đã hoàn tất. Nhưng chúng tôi hy vọng mọi quy trình sẽ diễn ra ổn thỏa”, ông Bill Schmieder, lãnh đạo phụ trách khu vực châu Âu của Raytheon, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế với khả năng dò tìm và đánh chặn các máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa tầm ngắn hay tên lửa đạn đạo chiến lược. Ngoài ra, Patriot dự kiến cũng được trang bị hệ thống radar giám sát có khả năng xoay 360 độ hiện đại nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên thực địa.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nga dọa "chiến tranh hạt nhân" nếu Mỹ đưa tên lửa đến châu Âu
Nga mới đây đã đưa ra cảnh báo sắc lạnh về chiến tranh hạt nhân nếu Mỹ ráo riết đưa các tên lửa đến châu Âu.
Nga coi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở châu Âu là mối đe dọa hàng đầu.
Theo Daily Star, các tên lửa Lầu Năm Góc dự định đưa đến châu Âu và tàu chiến tuần tra gần biên giới Nga có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân, quan chức quân đội Nga cảnh báo.
Tại Hội nghị Giải trừ quân bị tại Geneva (Thụy Sĩ), Trung tướng Viktor Poznikhir, Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga khẳng định, các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM) đe dọa dẫn đến "cuộc chạy đua vũ trang mới" và tác động đến khả năng tự vệ của Nga trước đòn tấn công hạt nhân.
Theo tướng Nga Poznikhir, ABM "làm hạ thấp giới hạn sử dụng vũ khí hạt nhân" và làm gia tăng nguy cơ "tấn công hạt nhân bất ngờ".
"Hệ thống ABM là cái cớ để Mỹ sử dụng các vũ khí chiến lược dưới vỏ bọc phòng thủ tên lửa", ông Poznikhir nói. "Lá chắn ABM chính là biểu tượng của việc phát triển lực lượng tên lửa và kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang mới".
Trung tướng Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga.
Tướng Poznikhir nói thêm: "Sự hiện diện của các tổ hợp ABM ở châu Âu và tàu chiến lắp đặt ABM trên biển gần Nga tạo ra mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm vào Nga".
Các chuyên gia quan sát quốc tế từ lâu cảnh báo rằng, các vũ khí hạt nhân mới của Mỹ có thể buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động.
Theo ông Poznikhir, lá chắn tên lửa Mỹ làm "giảm cơ hội đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân". Lầu Năm Góc cũng phát triển hệ thống tên lửa đối đầu với Iran, Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Nga.
Theo ước tính của Nga, đến năm 2020, Mỹ sẽ sở hữu 1.000 tên lửa chiến lược, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nước Nga.
Theo Danviet
Hội thảo về an ninh Biển Đông tại Ba Lan Hội thảo An ninh Biển Đông đã diễn ra tại Đại học Civitas ở thủ đô Warsaw của Ba Lan với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các sinh viên, đại điện các đoàn thể người Việt tại Ba Lan. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia của Ba Lan. (Ảnh: LQĐ) Hội thảo an ninh Biển Đông...