Ba Lan thực hiện giải pháp độc lập khí đốt mới sau khi bị Nga cắt nguồn cung
Một số nước châu Âu đang tăng cường kết nối đường ống để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Ba Lan mở đường ống dẫn khí đốt mới từ Litva và dự kiến đưa vào hoạt động một số đường ống khác nhằm đảm bảo nguồn cung. Ảnh: AFP
Theo trang tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 2/5, Ba Lan đã mở kết nối một đường ống dẫn khí đốt mới từ Litva sau khi tập đoàn Gazprom của Nga ngừng giao hàng cho Warszawa vào ngày 27/4 vừa qua.
Đường ống khí đốt Ba Lan-Litva (GIPL), được xây dựng từ năm 2020, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5. Cơ sở hạ tầng mới dài 580 km này sẽ cung cấp cho Ba Lan 2 tỷ mét khối (bcm) khí đốt mỗi năm, đáp ứng 10% nhu cầu hàng năm của Ba Lan.
“Theo kế hoạch, khí đốt từ Litva sẽ chảy sang Ba Lan kể từ hôm nay. Vào ngày 5/5, một cơ sở hạ tầng khác sẽ được mở để cho phép truyền tải khí đốt nhiều hơn. Ba Lan an toàn về mặt năng lượng”, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Anna Moskwa viết trên Twitter.
Nemunas Biknius, Giám đốc điều hành của Amber Grid, nhà điều hành lưới điện chính của Litva, nhận xét đường ống dẫn khí GIPL là một cột mốc trong lịch sử phát triển độc lập năng lượng giữa Litva và Ba Lan. Thông qua xuất nhập khẩu khí đốt bằng hệ thống kết nối này, Litva và Ba Lan không chỉ tăng cường an ninh năng lượng của riêng mình mà còn cho cả các nước Baltic và Phần Lan.
Ba Lan phát triển mạng lưới khí đốt cũng là cơ hội để các nước Trung Âu độc lập khỏi khí đốt của Nga. Ví dụ, Ba Lan và Slovakia đang xây dựng một đường ống cho phép Bratislava nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) từ nhà ga LNG ở Swinoujscie.
Séc cũng bày tỏ sự quan tâm đến khí đốt của Ba Lan, vì lo ngại Nga cũng sẽ cắt giảm việc cung cấp khí đốt cho họ. Thủ tướng Séc Petr Fiala đã đề nghị Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki giúp đỡ trong việc độc lập khỏi các nguồn năng lượng của Nga hôm 27/4.
Video đang HOT
Ba Lan cũng có kế hoạch mở thêm một số đường ống mới trong vài năm tới, bao gồm cả Đường ống Baltic, nhận khí đốt từ Na Uy.
Nhìn lại toàn cảnh xung đột khí đốt giữa Nga và EU
Nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Nhưng các nguồn thay thế khác khó có thể bù đắp cho lượng thiếu hụt từ Nga.
Nhà máy xử lý khí đốt của Gazprom ở Vùng Amur của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo kênh RT (Nga) ngày 1/5, mới đây tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan thông qua đường ống Yamal-Europe do không tuân thủ quy định thanh toán bằng đồng rúp.
Đây là lần gián đoạn nguồn cung đầu tiên kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu "các quốc gia không thân thiện" thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng tiền của Nga từ ngày 1/4 nếu không có nguy cơ bị cắt khỏi nguồn cung cấp thiết yếu.
Các nước EU sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung như thế nào?
Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch tăng đáng kể mua khí đốt của Nga thông qua các quốc gia sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp để bù đắp cho thiếu hụt nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria. Cơ chế được gọi là "dòng chảy ngược" có thể cho phép hai nước tăng cường nhập khẩu từ các nước láng giềng trong ngắn hạn.
Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể là một lựa chọn khác, nhưng có giới hạn về số lượng các nhà cung cấp LNG có thể sản xuất và vận chuyển. Hơn nữa, công suất hóa lỏng toàn cầu gần như đã được huy động tối đa. Một số quốc gia EU không có phương án thay thế vì chúng bị chặn và do đó không thể nhận hàng. Theo các chuyên gia, những lựa chọn đó sẽ không thể giúp các thành viên EU thay thế bất kỳ nguồn cung cấp nào còn thiếu từ Nga.
Quan điểm của Gazprom là gì?
Tập đoàn năng lượng của Nga đã thông báo việc ngừng cung cấp khí đốt sẽ kéo dài cho đến khi các khoản thanh toán được thực hiện bằng đồng rúp. Gazprom cảnh báo cả Ba Lan và Bulgaria, là các quốc gia trung chuyển, về bất kỳ hành vi "rút khí đốt trái phép" từ các nguồn cung cấp khí đốt chảy qua lãnh thổ của họ.
EU đã phản ứng như thế nào?
Ủy ban châu Âu đã cáo buộc công ty Nga vi phạm hợp đồng, mô tả quyết định ngừng cung cấp là "hành động tống tiền". Brussels cho biết họ đang điều phối phản ứng giữa các nước thành viên EU.
Việc cắt giảm có ý nghĩa gì đối với Ba Lan và Bulgaria?
Cả hai nước đều phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga. Nguồn cung cấp từ Gazprom chiếm khoảng 50% mức tiêu thụ của Ba Lan và khoảng 90% của Bulgaria. Theo Cơ quan Hải quan Nga, nguồn cung khí đốt cho Ba Lan đã tăng 9,4% trong năm 2021 lên 10,58 tỷ mét khối trong khi lượng hàng giao đến Bulgaria đã tăng gấp đôi lên 3,15 tỷ mét khối.
Các quan chức Ba Lan cho biết nước này có đủ dự trữ khí đốt và sẽ không thiếu khí đốt vì kho dự trữ của họ đã đạt 76%. Chính phủ Bulgaria cũng cho biết sẽ không có hạn chế tiêu thụ trong nước, chỉ ra rằng nguồn cung được đảm bảo trong ít nhất một tháng nữa. Cả hai nước cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhập khẩu LNG.
Việc nhập khẩu bị tạm dừng có thể được khôi phục không?
Gazprom cho biết nguồn cung sẽ tiếp tục sau khi các khoản thanh toán bằng đồng rúp được thực hiện. Cơ chế thanh toán mới cho phép người mua thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng họ phải mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank của Nga để các khoản thanh toán có thể được chuyển đổi thành đồng rúp và đến tay các nhà cung cấp khí đốt của Nga.
Những quốc gia châu Âu nào phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga?
Các nước là động lực của nền kinh tế EU - Đức, Italy và Pháp - là những nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của châu Âu. Theo dữ liệu mới nhất của công ty chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dung Statista của Đức, Berlin nhập khẩu khoảng một nửa lượng khí đốt của họ từ Nga, trong khi Pháp nhận được 1/5 nguồn cung. Italy cũng là một trong những nước tiêu thụ lớn, phụ thuộc vào Nga với 46% lượng khí đốt nhập khẩu.
Một số quốc gia châu Âu nhỏ hơn, chẳng hạn như Bắc Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Moldova phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga. Phần Lan và Latvia nhận được 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và 89% của Serbia.
Những nước nào sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp?
Mặc dù họ phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, một số khách hàng EU đã từ chối các điều khoản thanh toán của Điện Kremlin. Tuy nhiên, những nước khác, như Áo và Hungary, nói rằng họ đã chấp nhận cơ chế mới và sẵn sàng tuân theo.
Nghĩa vụ thanh toán tiếp theo của Hungary đối với khí đốt của Nga sẽ đến hạn vào giữa tháng 5 này và Budapest sẽ chuyển khoản thanh toán bằng đồng Euro cho ngân hàng Gazprombank, nơi số tiền này sẽ được chuyển đổi thành rúp. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin 10 công ty châu Âu đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Gazprombank.
Châu Âu có thể thay thế khí đốt của Nga?
Các nhà kinh tế cho biết đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, lưu ý rằng làm như vậy sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn. Liên minh châu Âu dựa vào khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm nhà cửa, nấu ăn và tạo ra điện ở hầu hết 27 quốc gia thành viên của khối.
Một số quan chức EU và các chuyên gia cảnh báo rằng việc giảm nhập khẩu từ nguồn khí đốt dồi dào và rẻ của Nga có thể gây ra suy thoái và lạm phát trong nền kinh tế châu Âu.
Lý do Đức tuyên bố sắp độc lập với năng lượng Nga Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, từng được coi là tác nhân chính phản đối lệnh trừng phạt năng lượng Nga, cùng với Hungary, vì lo ngại gây nguy hiểm cho nền kinh tế của họ. Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck. Ảnh: Politico.eu Trang tin châu âu Euractiv.com ngày 27/4 dẫn lời Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết, nhờ...