Ba Lan tặng và nhượng lại 3,5 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam
Tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel chào xã giao chiều 17-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Ba Lan sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam và tặng hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel đến chào xã giao ngày 17-8 – Ảnh: chinhphu.vn
“Trong không khí tình cảm, hữu nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Chính phủ Ba Lan đã quyết định tặng cho Việt Nam hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca và sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, đồng thời viện trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 4 triệu USD.
Số trang thiết bị này dự kiến chuyển về TP.HCM ngày 25-8″, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Thủ tướng cho biết Ba Lan là nước đầu tiên nhượng lại cho Việt Nam số lượng vắc xin lớn như vậy. Điều này thể hiện tình cảm cao đẹp, nghĩa tình, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và tình cảm chân thành, gắn bó sâu sắc giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng bày tỏ chia sẻ những khó khăn, mất mát của Ba Lan trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, khi với dân số gần 40 triệu người nhưng Ba Lan đã có hơn 3 triệu ca mắc và 75.000 người tử vong.
Đại sứ Gerwel cho biết ngay sau khi nhận được thư của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thủ tướng Ba Lan đề nghị giúp đỡ, Chính phủ Ba Lan đã quyết định hỗ trợ và nhượng lại vắc xin ngay cho Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác ưu tiên của Ba Lan tại khu vực.
Theo Đại sứ Gerwel, Việt Nam là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên Ba Lan viện trợ vắc xin và trang thiết bị y tế.
Đại sứ đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua, tin tưởng chắc chắn Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Trao đổi về quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn thúc đẩy quan hệ truyền thống giữa 2 nước, bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong thời gian qua.
Ba Lan nhiều năm qua luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung và Đông Âu.
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều 7 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới hai bên cần tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các bộ ngành, địa phương bằng các hình thức linh hoạt, đồng thời tạo điều kiện cho các mặt hàng của Việt Nam như nông sản, hoa quả mùa vụ, thủy hải sản sang thị trường Ba Lan.
Video đang HOT
Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường các biện pháp thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực đầu tư, hợp tác phát triển ODA, quốc phòng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, giáo dục – đào tạo, văn hóa như âm nhạc, hội họa, trùng tu di tích…
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và bày tỏ mong muốn Chính phủ Ba Lan tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan ổn định cuộc sống, đặc biệt trong những lúc khó khăn do dịch bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ Ba Lan trao đổi về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương và khu vực.
Về Biển Đông, Thủ tướng và Đại sứ Ba Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel chào xã giao chiều 17-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Ba Lan sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam và tặng hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel đến chào xã giao ngày 17-8 – Ảnh: chinhphu.vn
“Trong không khí tình cảm, hữu nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Chính phủ Ba Lan đã quyết định tặng cho Việt Nam hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca và sẵn sàng nhượng lại 3 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, đồng thời viện trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 4 triệu USD.
Số trang thiết bị này dự kiến chuyển về TP.HCM ngày 25-8″, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Thủ tướng cho biết Ba Lan là nước đầu tiên nhượng lại cho Việt Nam số lượng vắc xin lớn như vậy. Điều này thể hiện tình cảm cao đẹp, nghĩa tình, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và tình cảm chân thành, gắn bó sâu sắc giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng bày tỏ chia sẻ những khó khăn, mất mát của Ba Lan trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, khi với dân số gần 40 triệu người nhưng Ba Lan đã có hơn 3 triệu ca mắc và 75.000 người tử vong.
Đại sứ Gerwel cho biết ngay sau khi nhận được thư của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thủ tướng Ba Lan đề nghị giúp đỡ, Chính phủ Ba Lan đã quyết định hỗ trợ và nhượng lại vắc xin ngay cho Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác ưu tiên của Ba Lan tại khu vực.
Theo Đại sứ Gerwel, Việt Nam là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên Ba Lan viện trợ vắc xin và trang thiết bị y tế.
Đại sứ đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua, tin tưởng chắc chắn Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Trao đổi về quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn thúc đẩy quan hệ truyền thống giữa 2 nước, bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong thời gian qua.
Ba Lan nhiều năm qua luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung và Đông Âu.
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều 7 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới hai bên cần tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các bộ ngành, địa phương bằng các hình thức linh hoạt, đồng thời tạo điều kiện cho các mặt hàng của Việt Nam như nông sản, hoa quả mùa vụ, thủy hải sản sang thị trường Ba Lan.
Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường các biện pháp thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa trong các lĩnh vực đầu tư, hợp tác phát triển ODA, quốc phòng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, giáo dục – đào tạo, văn hóa như âm nhạc, hội họa, trùng tu di tích…
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và bày tỏ mong muốn Chính phủ Ba Lan tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan ổn định cuộc sống, đặc biệt trong những lúc khó khăn do dịch bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại sứ Ba Lan trao đổi về việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương và khu vực.
Về Biển Đông, Thủ tướng và Đại sứ Ba Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Công điện của Thủ tướng về rà soát pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch
Ngày 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1079/CĐ-TTg về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa XIII; Nghị quyết số 45/NQ-CP và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thuộc các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp liên quan đến 79 Luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ.
Qua tổng hợp, rà soát của Văn phòng Chính phủ có một số nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 Luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 10 Bộ.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các "điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ trên.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 Luật: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật PPP.
Bộ Tài chính có 6 luật: Luật Ngân sách nhà nước, Luật phí, lệ phí, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Dự trữ quốc gia.
Bộ Công Thương có 1 luật là Luật Điện lực.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường.
Bộ Xây dựng có 5 luật: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật kiến trúc.
Bộ Giao thông vận tải có 2 luật: Luật Đường sắt, Luật Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Luật Lâm nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật Giao dịch điện tử. Bộ Tư pháp có 2 luật: Luật Công chứng, Luật Đấu giá tài sản.
Bộ Nội vụ có 2 luật là Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ trên hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong Đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8/2021, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8/2021 để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) cho ý kiến về dự án Luật này.
Đối với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền. Nhiệm vụ này hoàn thành trong quý III/2021.
Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10/2021 (trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với những nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi) để Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.
Các Bộ trưởng thực hiện nghiêm chỉ đạo này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Pháp tặng Việt Nam 670.000 liều vắc xin Covid-19 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo Pháp sẽ chia sẻ 670.000 liều vắc xin ngừa Covid-19 để giúp Việt Nam chống dịch. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Getty). "Để giành chiến thắng trong cuộc chiến với dịch bệnh, việc tiếp cận vắc xin phải mang tính toàn cầu và bình đẳng. Đây là lý do Pháp chia sẻ 670.000 liều vắc...