Ba Lan tăng tốc mua pháo phản lực tầm siêu xa WR-300
Quân đội Ba Lan sẽ sớm đưa vào trang bị các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar có tầm bắn lên tới 300km.
Quân đội Ba Lan sẽ sớm đưa vào trang bị các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar có tầm bắn lên tới 300km.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, Cơ quan giám sát mua sắm vũ khí Ba Lan đã chính thức mở các cuộc đàm phán với công ty quốc phòng Huta Stalowa Wola (HSW), nhằm xúc tiến hợp đồng mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 Homar thế hệ mới để trang bị cho quân đội nước này.
HSW vốn là một công ty con của Tập đoàn quốc phòng Polish Armaments Group. Dự kiến các cuộc đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6 năm nay và hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào quý IV năm 2015. Giá trị ước tính của hợp đồng này là khoảng 690 triệu USD.
Bộ quốc phòng Ba Lan đang có kế hoạch đưa vào trang bị khoảng 60 tổ hợp WR-300từ nay cho đến năm 2022 và toàn bộ các tổ hợp pháo này sẽ được biên chế cho các đơn vị pháo binh chủ lực của Ba Lan. Bên cạnh đó, quá trình huấn luyện và đào tạo sử dụng loại vũ khí mới này sẽ được Quân đội Ba Lan triển khai đồng thời với quá trình trang bị.
Tổ hợp pháo phản lực WR-300 của Ba Lan sẽ có thiết kế gần giống với tổ hợp pháo phản lực M142 (HIMARS) của Mỹ.
Czeslaw Mroczek – Thứ trưởng Bộ quốc phòng và là người đứng đầu các chương trình hiện đại hóa quân đội của Ba Lan cho biết, Quân đội Ba Lan sẽ tiếp nhận các tổ hợp WR-300 đầu tiên vào năm 2018 và loại pháo phản lực phóng loạt này có tầm bắn hiệu quả lên tới 300km.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-300 được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng Jelcz 6×6 với tầm bắn hiệu quả là 300km, cao hơn nhiều so với tầm bắn 40km của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt WR-40 đang được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Bên cạnh đó, Quân đội Ba Lan cũng sẽ chi 370 triệu USD cho việc mua sắm đạn dược của WR-300. Ngoài ra các yêu cầu về cỡ nòng hay các loại đầu đạn sẽ được trang bị trên WR-300 cũng sẽ được thảo luận trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, vẫn có nhiều đồn đoán rằng Ba Lan sẽ mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Tập đoàn Lockheed Martin hay một số ứng viên khác đến từ châu Âu và Israel.
Video đang HOT
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á: Việt Nam hay Thái Lan?
EXTRA của Việt Nam và DTI-2 của Thái Lan được đánh giá là hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt hàng đầu Đông Nam Á hiện nay.
Pháo phản lực DTI-2
DTI-2 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa do Thái Lan sản xuất trong nước dựa trên nguyên mẫu WS-1B của Trung Quốc.
Hệ thống gồm 4 ống phóng rocket được đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6 x 6. Mục tiêu của nó là các công trình quân sự, kho tàng bến bãi, cụm tập trung binh lực... nằm sâu trong vùng kiểm soát của đối phương.
Thành phần tổ hợp pháo phản lực phóng loạt DTI-2 gồm: 1 xe chỉ huy, 6 - 9 xe phóng mang 4 đạn rocket và một số lượng tương tự xe nạp đạn.
Pháo phản lực tầm xa DTI-2 của Thái Lan
Trên xe chỉ huy trang bị hệ thống thông tin liên lạc truyền dữ liệu, máy tính điều khiển hỏa lực và hệ thống mô phỏng đường đạn, thiết bị sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị quan sát khí tượng và nhiều thành phần phức tạp khác nhằm đảm bảo cho khả năng khai hỏa chính xác.
Tương tự WS-1B, DTI-2 có thể sử dụng 2 loại đạn đó là ZDB-2 chuyên sát thương bộ binh bằng mảnh và bi thép, trong khi đó đạn SZB-1 chuyên dùng chống xe tăng - thiết giáp.
Đạn pháo phản lực DTI-2 cỡ 302 mm; dài 6,37 m; trọng lượng phóng 708 kg; tầm bắn 60 - 180 km; trần bay 60.000 m; mang theo đầu đạn nặng 150 kg; tốc độ Mach 5,2; sai số nhỏ nhất vào khoảng 600 m.
Pháo phản lực DTI-2 của Thái Lan bắn trình diễn
Pháo phản lực EXTRA
Đạn pháo phản lực dẫn đường EXTRA (Extended Range Artillery) do IMI (Israel Military Industries) và phân hãng MLM Systems Division của IAI (Israel Aircraft Industries) hợp tác phát triển, được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris 2005.
IAI và IMI đã kết hợp kinh nghiệm về động cơ rocket, đầu đạn và hệ dẫn của mình để phát triển EXTRA và sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ tiến công dẫn chính xác không theo đường ngắm (NLOS).
Pháo phản lực dẫn đường EXTRA khai hỏa
Đạn pháo được đặt trong những container kín, ghép thành cụm 4 quả nhằm thuận lợi cho việc bảo dưỡng, cất giữ và tiết kiệm. Ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, các container mang đạn sẽ được đặt trên bệ phóng cố định hoặc xe phóng để có thể cơ động được ngay.
Đạn EXTRA có chiều dài 3,97 m; đường kính 300 mm, trọng lượng phóng 450 kg; mang theo đầu đạn nổ mạnh hoặc đạn chùm nặng 125 kg; tầm bắn lên tới 150 km với độ sai lệch nhỏ hơn 10 m.
Bên trong đạn pháo tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường GPS quân sự với khả năng tự động điều chỉnh đường đạn bằng những module đẩy, dữ liệu mục tiêu được nạp trước khi bắn và sau khi bắn đạn sẽ tự động điều chỉnh đường bay, oanh kích mục tiêu chính xác.
Bắn thử nghiệm pháo phản lực EXTRA của Việt Nam
Sau khi đánh giá qua các thông số cơ bản thì có thể thấy pháo phản lực phóng loạt DTI-2 của Thái Lan có ưu thế về tầm bắn xa và mang theo được đầu đạn lớn hơn.
Tuy nhiên, DTI-2 có độ chính xác dao động từ 1 - 1,25 % tùy theo cự ly bắn, tức là bắn càng xa thì độ chính xác càng giảm, sai số lớn nhất khi bắn hết tầm có thể lên tới trên 2 km.
Trong khi đó EXTRA của Việt Nam dù cho mang theo đầu đạn nhỏ hơn nhưng kích thước toàn hệ thống lại rất nhỏ gọn, cho khả năng cơ động cao.
Đặc biệt, nhờ phương thức dẫn đường tiên tiến nên sai số ở mọi cự ly của EXTRA đều nhỏ hơn 10 m, ưu điểm này vượt trội hoàn toàn pháo phản lực của Thái Lan, khiến cho lợi thế về đầu đạn lớn và tầm bắn xa của DTI-2 trở nên vô nghĩa.
Do đó, EXTRA của Việt Nam hoàn toàn xứng đáng giữ vị trí pháo phản lực số 1 tại khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc chào bán pháo phản lực "khủng" cỡ nào ở UAE? Các công ty Trung Quốc giới thiệu số lượng đa dạng pháo phản lực cỡ nòng lớn 300-400mm tại triển lãm quốc phòng ở UAE mới kết thúc. Các công ty Trung Quốc "đổ bộ" số lượng đa dạng pháo phản lực cỡ nòng lớn 300-400mm tại triển lãm quốc phòng ở UAE mới kết thúc. Tại Triển lãm Vũ khí IDEX 2015...