Ba Lan sẽ đồng loạt thay đại sứ tại hơn 50 quốc gia
Ngày 13/3, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố nước này đã quyết định triệu hồi hơn 50 đại sứ và sẽ loại bỏ khoảng chục ứng viên thay thế do chính phủ tiền nhiệm Warsaw đưa ra.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk trong cuộc họp báo sau phiên họp nội các ở Warsaw, ngày 19/12/2023. Ảnh: PAP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết các thủ tục triệu hồi đã được triển khai sau khi được Thủ tướng Donald Tusk chấp thuận. Những thay đổi này được cho là sẽ giúp giải quyết một cách chuyên nghiệp những thách thức mà chính sách đối ngoại của Ba Lan đang phải đối mặt.
RT cho biết thêm trước đó một ngày, Thủ tướng Tusk thông báo trên truyền hình quốc gia rằng ông cùng Ngoại trưởng Sikorski sẽ đề xuất tổng thống thực hiện một sự thay đổi lớn về nhân sự của các đại sứ quán.
Video đang HOT
“Nếu không có phương án nào khác, chúng tôi sẽ triệu hồi các đại sứ ở các nước cho đến khi quan điểm của tổng thống thay đổi. Các nhà ngoại giao hiện giữ chức vụ đại biện sẽ giữ chức đại sứ. Chúng ta phải cải thiện và xây dựng một đội ngũ trung thành với nhà nước Ba Lan”, Thủ tướng Tusk nhấn mạnh.
Ba Lan nêu lý do triệu hồi 50 đại sứ
Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 13/3 (giờ địa phương) cho biết đang triệu hồi 50 đại sứ của nước này trong một nỗ lực của chính phủ mới nhằm cải thiện vai trò của các cơ quan ngoại giao.
Theo AP News, các nhà ngoại giao được triệu hồi đều đã được bổ nhiệm bởi chính quyền trước đó. Mặc dù không nêu tên bất kỳ đại sứ nào, nhưng tuyên bố nhấn mạnh Thủ tướng Donald Tusk đã phê duyệt kế hoạch này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ba Lan cũng không cho biết cụ thể khi nào các đại sứ bị triệu hồi sẽ được thay thế hoặc có bất kỳ chức vụ ngoại giao nào sẽ bị cắt giảm hay không.
Song, tuyên bố nhấn mạnh việc thay đổi đặc phái viên là "cần thiết" và sẽ phục vụ "việc thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn các nhiệm vụ khó khăn" mà chính sách đối ngoại của Ba Lan phải đối mặt.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Ảnh: AP
Nhiều ý kiến lo ngại rằng việc triệu hồi các nhà ngoại giao có thể không nhận được sự chấp thuận của Tổng thống Andrzej Duda, người có liên hệ với chính phủ tiền nhiệm và nhiều lần chỉ trích chính sách của Thủ tướng Donald Tusk.
Trước đó trong một tuyên bố, tân Thủ tướng Ba Lan từng khẳng định rằng điều quan trọng là phải có một đội ngũ đặc phái viên trung thành vào thời điểm đầy thử thách, nhấn mạnh đây "không phải là hành động trả đũa" những người tiền nhiệm.
Tháng 9 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã thông báo sa thải Vụ trưởng Vụ Pháp chế Jakub Osajda và hủy hợp đồng với tất cả các công ty được thuê tiếp nhận đơn xin thị thực vào Ba Lan.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện thông tin về "vụ bê bối tham nhũng" liên quan việc cấp thị thực cho hàng trăm nghìn người vào châu Âu qua Ba Lan, ngay trước thềm tổng tuyển cử nước này.
Các nhóm đối lập cáo buộc chính phủ khi đó là "đồng phạm" của một hệ thống cho phép người di cư nhận được thị thực với thời gian nhanh hơn mà không có sự kiểm tra thích hợp sau khi trả tiền cho trung gian.
Ba Lan tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 30/1, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã yêu cầu Đức "bồi thường tài chính" cho những tổn thất mà nước này phải gánh chịu dưới thời Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tại cuộc họp báo chung ở...