Ba Lan sắp có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot
Chính quyền Mỹ vừa đồng ý bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ba Lan trong một biên bản ghi nhớ được ký vào tối 5.7.
Binh sĩ Mỹ đi bên một khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot trong một cuộc tập trận chung ở Ba Lan năm 2015. REUTERS
Đó là khẳng định do Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz đưa ra trong cuộc họp báo vào sáng 6.7, theo Reuters. Ông Macierewicz cho biết thêm Mỹ đồng ý bán cho Ba Lan tên lửa Patriot với “cấu hình hiện đại nhất”.
Hồi tháng 3, Ba Lan tiết lộ muốn ký thỏa thuận trị giá 7,6 tỉ USD với công ty quốc phòng Mỹ Raytheon để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot vào cuối năm 2017. Warsaw xem thỏa thuận này là trọng tâm của kế hoạch hiện đại hóa quân đội Ba Lan trước năm 2023.
Video đang HOT
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế để phát hiện và theo dõi các phương tiện bay, tên lửa hành trình, cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tầm ngắn.
Thông tin này được đưa ra ngay vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đặt chân đến Ba Lan vào hôm 5.7. Nhà Trắng cho hay ông Trump sẽ thể hiện cam kết với NATO trong bài phát biểu ở Warsaw và hàng loạt cuộc gặp với lãnh đạo của một số nước nằm sát Nga trên chặn đường đến dự hội nghị cấp cao G20, diễn ra ở Đức vào ngày 7-8.7.
Nga vẫn luôn chỉ trích việc NATO tăng cường sức mạnh quân sự dọc theo biên giới nước này, mà theo Moscow là tạo ra nguy cơ cho an ninh quốc gia của Nga.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Ba Lan tính chi 7,6 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
Ba Lan đang lên kế hoạch ký hợp đồng trị giá 7,6 tỷ USD với tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hiện đại vào cuối năm nay.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot (Ảnh: EPA)
"Những hệ thống này sẽ cho phép chúng tôi bảo đảm an ninh của Ba Lan", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz cho biết hôm 31/3.
Ba Lan xem hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ là phần trọng tâm trong kế hoạch hiện đại hóa toàn diện lực lượng vũ trang của nước này từ nay cho tới năm 2023, nhằm đối phó với "sự gây hấn và mối đe dọa ngày càng tăng từ phía đông", Bộ trưởng Macierewicz cho biết thêm.
Ba Lan hiện dành khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, tương xứng với mục tiêu mà Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra cho các nước thành viên trong liên minh. Tuy nhiên, giới chức quân đội Ba Lan đang hối thúc chính phủ chi nhiều hơn để hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị quân sự vì 2/3 trong số này có từ thời Liên Xô trước đây.
Cũng theo ông Macierewicz, Ba Lan mong muốn nhận được hệ thống Patriot đầu tiên trong vòng 2 năm từ sau khi ký hợp đồng với tập đoàn Raytheon của Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn cần phải có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ trước khi hai bên có thể ký kết. Do đây là thỏa thuận mua bán công nghệ quân sự tối tân, vì vậy cần phải có sự cấp phép đặc biệt mới có thể được tiến hành.
"Vẫn còn sớm để nói rằng mọi việc đã hoàn tất. Nhưng chúng tôi hy vọng mọi quy trình sẽ diễn ra ổn thỏa", ông Bill Schmieder, lãnh đạo phụ trách khu vực châu Âu của Raytheon, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế với khả năng dò tìm và đánh chặn các máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa tầm ngắn hay tên lửa đạn đạo chiến lược. Ngoài ra, Patriot dự kiến cũng được trang bị hệ thống radar giám sát có khả năng xoay 360 độ hiện đại nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên thực địa.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Putin: Nga buộc coi Romania, Ba Lan là mục tiêu Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27.5 khẳng định việc Mỹ và NATO đặt lá chắn tên lửa tại Romania và Ba Lan buộc Nga phải coi 2 nước này là mục tiêu và có hành động đáp trả. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng NATO có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa tại...