Ba lần nhượng bộ nhà thầu Trung Quốc tại vụ án Gang thép Thái Nguyên
Cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) Mai Văn Tinh im lặng trước câu hỏi của thẩm phán “có bao giờ có tư tưởng nể nang nhà thầu Trung Quốc không?”.
Thẩm phán Trương Việt Toàn lặp lại lần nữa câu hỏi, song cả hai lần ông Tinh không trả lời. Đây là câu hỏi cuối cùng thẩm phán Toàn dành cho bị cáo Tinh, kết thúc ngày xét xử thứ hai đại án liên quan sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, ngày 13/4.
“Bị cáo có từng thật tâm tự hỏi, tại sao hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa?”. Ông Tinh đáp: “Tôi nhận ra, do hoàn cảnh. Tôi chỉ cố gắng làm cách nào cho tốt nhất, bởi vì…”. Câu trả lời của ông bị thẩm phán ngắt lời, cho hay: “Không phải. Đấy chỉ là nguyên nhân ngoại cảnh”.
Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong phiên xét xử vụ án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ảnh: Nam Anh
Ông Tinh hầu tòa với cáo buộc VNS (công ty mẹ) và Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO, công ty con) đã ít nhất 3 lần thoả hiệp với các đòi hỏi từ phía nhà thầu Trung Quốc trong quá trình thực hiện dự án.
42 năm sau ngày ra lò mẻ gang đầu tiên, đánh dấu lịch sử của khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín, ngày 1/4/ 2005, TISCO được giao làm chủ đầu tư dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Tháng 10/ 2005, thời điểm một chỉ vàng chỉ có giá 800.000 đồng, dự án đã được phê duyệt tổng mức đầu tư tới hơn 3.800 tỷ đồng. Với dự án quy mô lớn này, TISCO bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhà thầu quốc tế. 21 tháng sau, hợp đồng TISCO ký hợp đồng với nhà thầu MCC- Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc.
Trong nhiều nội dung ký kết, hợp đồng này nêu hai vấn đề cốt lõi: tiến độ và hình thức gói thầu. Theo đó, sau đúng 30 tháng kể từ ngày ký kết, 12/7/2007, MCC phải bàn giao dự án cho TISCO. Hợp đồng 160 triệu USD là trọn gói, không thay đổi suốt quá trình thực hiện.
Cả hai thoả thuận đều bị nhà thầu Trung Quốc phá vỡ. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 11 tháng sau khởi công, MCC chưa thực hiện bất cứ hạng mục nào, rút hết người về nước, đòi kéo dài thời gian và tăng giá hợp đồng.
Theo cáo buộc, lần đầu tiên, nhượng bộ đòi hỏi của nhà thầu được xác định vào ngày 11/8/2008 khi Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng ký văn bản gửi cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương và VNS xin “cho giải quyết đặc cách” phạm vi được điều chỉnh giá thiết bị và các chi phí khác của dự án.
Nhận kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ trưng cầu nhận định bốn bên: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước.
Các cơ quan này cùng phản hồi nhấn mạnh đây là hợp đồng trọn gói, chỉ cho phép điều chỉnh giá với phần công việc do nhà thầu Việt Nam đảm nhận, theo Thông tư 09/2008 của Bộ Xây dựng. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, dự toán chưa có mà chỉ căn cứ đề xuất nhà thầu để điều chỉnh giá là “vô căn cứ”. Bộ này kiến nghị TISCO “phạt hợp đồng, huỷ đấu thầu”.
Hãng luật quốc tế được TISCO thuê để tư vấn sự việc này cũng đưa ra nhận định tương tự, khẳng định “TISCO có cơ sở khá vững chắc trong vụ việc chống lại MCC. Quy định của hợp đồng có lợi cho TISCO”.
Ngày 29/9/2007, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chính thức khởi công. Ảnh: Tisco.com.vn
Nhưng TISCO tiếp tục đề nghị cho phép điều chỉnh chi phí xây lắp, ký hợp đồng thầu phụ theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Tháng 11/2008, ông Mừng ký văn bản đề nghị VNS xin Thủ tướng cho phép điều chỉnh giá và hợp đồng.
Video đang HOT
Tháng 1/2009, Chủ tịch VNS quyết định thành lập Đoàn đàm phán gồm 2 thành viên VNS và 5 người của TISCO, nhiệm vụ đàm phán với MCC về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng.
Cuộc đàm phán 3 ngày từ 4/2 đến 6/2/2009 đánh dấu lần thứ hai, VNS và TISCO nhượng bộ nhà thầu. Theo đó, TISCO đồng ý điều chỉnh giá một lần với 14 loại vật liệu được bù giá. Ngày 23/4/2009, MCC tiếp tục đề xuất, phần xây lắp sẽ do TISCO thực hiện và chịu rủi ro. Nếu giá thực tế vượt quá hợp đồng, TISCO chi trả.
Lần thứ hai trong vòng 6 tháng, TISCO nhờ đến tư vấn pháp lý của hãng luật quốc tế và cũng là lần thứ hai, hãng luật này khẳng định “MCC chấp nhận rủi ro biến động giá khi ký hợp đồng trọn gói, nên không thể đơn phương điều chỉnh và tăng giá. Nếu họ làm vậy sẽ vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại cho TISCO”.
Khi đánh giá các sai phạm trongv vụ án này, VKSND Tối cao nhận định VNS và TISCO biết rõ sai phạm của MCC; hợp đồng dự án là trọn gói, không thể điều chỉnh giá song vẫn chấp nhận các đòi hỏi vô căn cứ của MCC, tìm nhà thầu phụ để thực hiện phần xây lắp. Đây cũng là tiền đề cho các lãnh đạo ngành thép sa chân vào sai phạm bị cáo buộc tiếp theo: Lựa chọn nhà thầu không có năng lực khiến dự án thất bại.
Bị cáo Trần Trọng Mừng. Ảnh: TTXVN
Ngày 16/6/2009, tại văn bản ký trước khi về hưu, Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng đề nghị chọn Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), doanh nghiệp do Bộ Công Thương sở hữu 82,75% vốn điều lệ, làm nhà thầu phụ và được phép điều chỉnh chi phí phần xây lắp.
Ngày 31/8/2009, người kế nhiệm ông, bị cáo Trần Văn Khâm ký Phụ lục điều chỉnh lần thứ tư của hợp đồng, giới thiệu VINAINCON với MCC, hẹn ngày ký hợp đồng ba bên và chấp nhận “nếu chi phí vượt thì phần tăng thêm sẽ do Chủ đầu tư (TISCO) chịu trách nhiệm thanh toán”. Ông Khâm đồng thời gửi tờ trình xin VNS điều chỉnh tăng vốn phần xây lắp hơn 15,6 triệu USD.
Một tháng sau, ông Khâm cùng Tổng giám đốc VINAINCON và đại diện MCC chính thức ký hợp đồng thầu phụ ba bên. Lần thứ ba lãnh đạo TISCO chấp nhận đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, với điều khoản ghi trong hợp đồng: “Nếu VINAINCON vi phạm, phải đảm bảo cho MCC miễn chịu trách nhiệm về bất cứ bồi thường tổn thất nào do vi phạm này gây ra” .
Cáo trạng kết luận, những hành vi nêu trên của TISCO và VNS đã phá vỡ nguyên tắc hợp đồng trọn gói ký kết ban đầu với MCC, dẫn đến phải điều chỉnh cơ cấu và làm tăng tổng mức đầu tư. Việc này cũng gây bất lợi cho TISCO khi không ràng buộc được trách nhiệm MCC, tạo điều kiện cho nhà thầu này có lý do chối bỏ trách nhiệm.
Việc ký hợp đồng thầu phụ với VINAINCON không cứu vãn được tiến độ dự án. Vài tháng sau, doanh nghiệp này trả lại phần việc chưa khởi công, thi công cho TISCO do không đủ năng lực. TISCO sau đó tiếp tục ký 13 hợp đồng thầu phụ với 13 nhà thầu khác, song hết hạn hợp đồng, tức 31/5/2011, vẫn chưa hoàn thành.
Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 ngừng thực hiện. Sau 14 năm ký hợp đồng thi công với MCC, dự án chưa thể vận hành. TISCO chịu thiệt hại hơn 830 tỷ đồng, là các khoản trả lãi ngân hàng từ khi dừng dự án, đến khi khởi tố vụ án, cáo trạng nêu.
Trả lời xét hỏi trong 2 ngày diễn ra phiên tòa vừa qua, cựu Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng phủ định vai trò chủ mưu, nhiều lần khẳng định, khi nhận thấy sai phạm của nhà thầu Trung Quốc đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và công ty mẹ là VNS; kiến nghị xem xét chấm dứt hợp đồng và kiện MCC ra toà án quốc tế.
Phủ nhận điều này, bị cáo Tinh khẳng định chưa từng nhận văn bản nào của TISCO với nội dung như lời khai của bị cáo.
Hiện trạng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 sau 14 năm thi công. Ảnh: Hoài Thu
Đại diện Bộ Công Thương, với tư cách cơ quan quản lý ngành, nói “rất đau lòng” khi 19 bị cáo đứng trước vành móng ngựa hôm nay đều là cựu cán bộ thuộc bộ. Vị này khẳng định Bộ Công Thương ký tất cả các văn bản đều đúng pháp luật.
“Vậy toà lưu ý, nếu Bộ Công Thương ký các văn bản đúng pháp luật cả, thì có lẽ hôm nay sẽ rất ít bị cáo đứng đây”, thẩm phám Trương Việt Toàn nói.
Dù vướng mắc nhiều vấn đề với MCC, hai tuần trước khi vụ án được đem ra xét xử, TISCO đã nối lại đàm phán lại với nhà thầu này để hoàn thiện dự án, do hợp đồng còn hiệu lực. Trình bày tại toà, đại diện của TISCO chưa tiết lộ kết quả đàm phán.
Hôm nay, phiên xét xử tiếp tục, dự kiến kéo dài hết 21/4.
Những tình tiết đáng chú ý trong ngày thứ 2 xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên
Đại diện TISCO cho biết số tiền 830 ty đồng chưa phải thiệt hại cuối cùng đối với doanh nghiệp này, còn cựu chủ tịch Tổng công ty Thép VN phủ nhận tẩu tán tài sản.
Ngày làm việc thứ 2 (13/4), TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi đối với 19 bị cáo cùng những người tham gia tố tụng khác trong vụ án gây thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Trong phần xét hỏi này, HĐXX cùng VKS và các luật sư đặt câu hỏi làm rõ thêm nhiều vấn đề trong vụ án, có những chi tiết đáng chú ý được nhiều người quan tâm.
830 ty đong chua phai thiet hai cuoi cung
Người đại diện của TISCO cho biết, việc các bị cáo chấp thuận tăng giá hợp đồng EPC và chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực khiến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh lãi vay các ngân hàng VDB và Viettinbank, gây thiệt hại 830 tỷ đồng cho TISCO. Tuy nhiên, đây là tiền lãi trả cho ngân hàng nhưng dự án đang triển khai nên chưa biết thiệt hại cuối cùng.
Về số tiền thiệt hại 830 tỷ đồng của TISCO, vị đại diện doanh nghiệp này cho biết, trước đây TISCO không có đơn yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại và đến hôm nay cũng không có đơn, việc xét xử hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng.
Người đại diện của TISCO trả lời câu hỏi của luật sư.
Hợp đồng EPC số 01# mà TISCO ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) có giá trị 160 triệu USD. Tính đến 31/12/2018, TISCO đầu tư vào đây hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó vốn vay VDB là 1.400 tỷ đồng, vay Vietinbank 1.600 tỷ đồng.
Luật sư Trương Anh Tú đặt câu hỏi: "Tổng số tiền có trong tay là 4.400 tỷ đồng, mới tiêu hết 2.111 tỷ đồng, vậy số tiền 2.300 tỷ đồng còn lại đang ở đâu?"
Vị đại diện TISCO trả lời: "Toàn bộ dự án chia làm 3 phần E, P, C và TISCO đã thanh toán trên 90% của tất cả các hợp đồng. Hiện TISCO và MCC vẫn đang đàm phán thực hiện các phần còn lại mà MCC chưa thực hiện" .
Bên cạnh đó, đại diện TISCO cho biết thêm, doanh nghiệp này đang yêu cầu MCC tiếp tục triển khai xây dựng dự án này theo đúng hợp đồng EPC đã ký.
"Căn cứ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, TISCO tiếp tục yêu cầu MCC triển khai thực hiện hợp đồng EPC vì MCC còn nhiều vướng mắc, vi phạm theo kết luận. Từ ngày 29/3/2021, chúng tôi đã khởi động lại đàm phán để MCC tiếp tục thực hiện dự án chứ chưa chấm dứt hợp đồng" , đại diện TISCO nói.
Cựu Chủ tịch VNS phủ nhận tẩu tán tài sản
Đáng chú ý, trong phần trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa, bị cáo Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thép Việt Nam - VNS) cho rằng, việc chuyển giao căn nhà duy nhất của vợ chồng bị cáo cho con không phải là tẩu tán tài sản. "Vợ chồng tôi có 1 căn hộ, đến lúc vợ ốm nên chuyển cho con gái để sau này mất đi có người hương khói" , bị cáo này trình bày.
Đồng thời, vị cựu Chủ tịch VNS cho rằng, cơ quan điều tra cáo buộc bị cáo là người chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội là hơi nặng. Với vai trò Chủ tịch HĐQT VNS, bị cáo Tinh thừa nhận có trách nhiệm nhưng sai sót là do thiếu cặn kẽ, "quá tin tưởng vào anh em".
Về việc giới thiệu Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C ở hợp đồng EPC số 01#, bị cáo Mai Văn Tinh cho hay, bản thân làm theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Bị cáo Mai Văn Tinh. (Ảnh: TTXVN)
Theo cựu Chủ tịch HĐQT VNS, VINAINCON thời điểm đó là tốt nhất, đơn vị này trước đó là nguyên thể của 3 công ty. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng có văn bản giới thiệu VINAINCON. Thẩm quyền chọn nhà thầu phụ thuộc quyền của tổng thầu MCC.
Nhà thầu do Bộ Công Thương giới thiệu bộc lộ yếu kém
Trả lời câu hỏi của luật sư Đinh Anh Tuấn (người bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Mừng), bị cáo Đồng Quang Dương (cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, TISCO) trình bày quan điểm của mình về nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ.
Theo bị cáo Đồng Quang Dương, dưới góc độ thư ký của dự án, bị cáo nhận thấy năng lực của VINAINCON thời điểm được giới thiệu cho MCC là đảm bảo yêu cầu để thực hiện phần C của dự án.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công thực tế, VINAINCON bộc lộ một số yếu kém như lực lượng thi công không đủ. "Tổng thầu yêu cầu có những hạng mục phải cần khoảng 1.500 đến 1.700 người, nhưng thực tế nhà thầu VINAINCON chỉ có 300 người. Tôi cho đó là nguyên nhân dẫn đến chậm trễ tiến độ với nhà thầu VINAINCON", bị cáo Dương dẫn chứng.
Đối với các nhà thầu khác, cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, TISCO cho rằng, bản thân lúc đó đã ra khỏi dự án nên không nắm được.
Theo cáo trạng, dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO được triển khai năm 2007 và do Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) chỉ đạo, kiểm soát; đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
TISCO ký với MCC hợp đồng EPC trị giá hơn 160 triệu USD, trong đó phần E (thiết kế) trị giá hơn 3 triệu USD, phần P (cung cấp thiết bị) giá gần 115 triệu USD và phần C (xây lắp) trị giá hơn 42 triệu USD.
Nội dung hợp đồng EPC thể hiện, MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có trong vòng 30 tháng. Tuy nhiên, MCC sau đó không thi công và đòi tăng giá.
Các bị cáo tại TISCO và VNS chấp thuận yêu cầu này đồng thời giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C.
Ngoài ra, phần C bị chuyển từ hợp đồng trọn gói (không đổi giá trị) sang hợp đồng theo đơn giá (giá hợp đồng thay đổi theo thời gian). Đến năm 2011, VINAINCON dừng thi công do không đủ năng lực nên dự án của TISCO bị tạm dừng đến nay.
Cơ quan truy tố cho rằng, việc các bị cáo chấp thuận tăng giá hợp đồng EPC và chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực khiến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh lãi vay gây thiệt hại 830 tỷ đồng.
Đề nghị truy tố 4 bị can sai phạm tại 7 trường học Sai phạm của các bị can dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 17,7 tỷ đồng, tính theo giá trị chênh lệch về khối lượng theo hợp đồng thi công xây dựng và khối lượng theo hồ sơ khảo sát thực tế. Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra,...