Ba Lan: NATO khiến Nga không dám động binh
Theo phát ngôn viên của Tổng thống Ba Lan, Marek Magierowski, Nga không thể tạo ra mối đe dọa với Warsaw bởi đã có NATO bảo vệ họ.
Niềm tin của Ba Lan
Tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức NATO diễn ra vào 2 ngày 8 đến 9/7 ở thủ đô Ba Lan, khi được hỏi Ba Lan có nhận thấy mối đe dọa nào từ Nga trong tương lai gần hay không, ông Magierowski khẳng định:
“Tôi nghĩ là không. Về cơ bản, ở Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây, nhờ những nỗ lực của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và các nước khác, NATO đã tăng cường năng lực quân sự ở sườn đông.
Đây là tín hiệu rất rõ ràng, trực tiếp đối với Nga và có nghĩa là, nếu xảy ra bất kỳ một sự can thiệp nào, dưới hình thức gì, hoặc một cuộc tấn công quân sự hay tấn công mạng, thì phía gây chiến sẽ không thể trả giá đủ”, ông Magierowski tự tin tuyên bố.
Được biết, hồi tháng 6/2016, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ba Lan Antoni Macherevich tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Defense News (Mỹ) rằng, ông này cũng rất tin tưởng vào khả năng của quân đội NATO trong việc bảo vệ đất nước mình.
Ông Bộ trưởng cho biết, Ba Lan dự định bố trí trong nội địa đất nước mình chỉ một tiểu đoàn của Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và ông cho rằng, chỉ với lực lượng như vậy cũng đủ để “kiềm chế sự hiếu chiến của Nga” và bảo vệ an toàn cho nước này.
Video đang HOT
NATO tập trận áp sát Nga hồi năm 2015.
Bộ trưởng Macherevich cũng thừa nhận rằng, bản thân mình hiểu là trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Moscow, Nga sẽ có ưu thế về quân số vượt trội khi tung quân xâm nhập vào lãnh thổ Ba Lan, mà các đơn vị đồng minh hiện diện ở đây sẽ không thể đương đầu nổi.
Tuy nhiên, theo lời ông này mục đích chính của tiểu đoàn NATO đồn trú ở đây không phải là căng sức ra chiến đấu để giành chiến thắng trước đối phương mà là tập trung phòng thủ tuyệt đối để làm trì hoãn, chậm đà tấn công.
Vị Bộ trưởng này phân tích, xét dưới góc độ quân sự, trong trường hợp xảy ra cuộc xâm lược, Liên minh dễ mất địa bàn tấn công dưới áp lực của quân Nga và sẽ buộc phải tái chiếm lại sau đó. Nhưng điều này là rất khó khăn. Bởi vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải đứng vững trong khoảng thời gian đầu.
Do đó, sự hiện diện của một tiểu đoàn NATO ở Ba Lan là điều rất quan trọng, giúp quân đội nước này có thể cầm chân quân Nga trong một khoảng thời gian đủ lâu để quân đội Liên minh kịp huy động lực lượng và bắt đầu tiến công đáp trả.
Phụ họa với ông Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski cũng phát biểu rằng, không thể giải quyết các vấn đề quốc tế với sự hợp tác với Nga, mà phải dùng các biện pháp cứng rắn, bởi Moscow đã tạo ra ở Đông Âu tình huống rất nguy hiểm.
Ông Waszczykowski cho rằng, quân đội Nga đã trở thành công cụ chính của chính sách đối ngoại của Nga, còn tỉnh Kaliningrad là khu vực bị quân sự hóa lớn nhất trong toàn bộ châu Âu.
Do đó, các nước NATO nên trở về với các phương pháp truyền thống đảm bảo an ninh lãnh thổ các nước thành viên là sự hiện diện quân sự mạnh mẽ.
Mỹ lạnh lùng
Trái ngược với niềm tin của Ba Lan vào NATO, Mỹ đã đưa ra dự đoán hoàn toàn trái ngược – dự đoán có thể khiến Warsaw lạnh sống lưng.
Trong bản báo cáo có tựa đề “Vũ trang để chống trả” vừa được đưa ra, Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), một tổ chức tư vấn chiến lược có trụ sở ở Washington (Mỹ), nhận định rằng hiện nay Moskva không có ý định thách thức trực tiếp khối NATO, nhưng điều này vẫn có thể thay đổi trong một đêm.
Đặc biệt, sự thay đổi đó sẽ được thực hiện với tốc độ vũ bão theo kế hoạch đã chuẩn bị trước và chỉ trong một đêm, Nga có thể đánh chiếm Ba Lan.
Do bố trí quân sự của NATO ở Đông Âu hiện nay chưa đủ để ứng phó với sự tấn công của Nga, cho nên, các chuyên gia thuộc Hội đồng Đại Tây Dương kiến nghị NATO cần chuẩn bị để có thể trả đũa hữu hiệu nhất khi Nga ra tay.
Theo bản báo cáo này, sự chuẩn bị bao gồm việc phá hủy các mục tiêu như hệ thống tàu điện ngầm, truyền tải điện ở Moskva, thành phố Saint Peterburg, đài truyền hình Nước nga ngày nay…
Đồng thời, Ba Lan cũng có thể đưa lực lượng đặc nhiệm tới thành phố Kaliningrads của Nga để phá hủy các mục tiêu chiến lược trọng yếu ở đây như tên lửa đạn đạo…
Dù bản báo cáo không dự đoán thời gian cụ thể Nga tấn công Ba Lan, nhưng cho rằng hành động này sẽ xảy ra khi NATO và châu Âu bị phân tâm bởi cuộc khủng hoảng khác hoặc trong tình huống Nga nhận thức sai lầm về hành động của NATO.
Theo Đất Việt
Italy và Ba Lan bay giám sát trên lãnh thổ Nga
Các chuyên gia Ba Lan và Italy sẽ tổ chức bay giám sát chung trên lãnh thổ Nga, Belarus trong tuần này.
Phi cơ An-30B của Ukraine. Ảnh: planespotters.net.
"Từ ngày 1 đến 5/8, theo Hiệp ước Bầu trời Mở, phái đoàn hỗn hợp Italy - Ba Lan sẽ bay giảm sát Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus trên một phi cơ An-30B của Ukraine", Sputnik hôm nay dẫn lời Sergei Zabello, quyền giám đốc Trung tâm Giảm thiểu Nguy cơ Hạt nhân, Bộ Quốc phòng Nga, nói.
Theo ông Zabello, phi cơ An-30B sẽ bay theo lộ trình đã thống nhất trước. Các chuyên gia Nga và Belarus cũng có mặt trên khoang để đảm bảo phi cơ và thiết bị khảo sát sử dụng phù hợp với hiệp ước.
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký tháng 3/1992 và trở thành một trong những biện pháp quan trọng giúp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Thế Chiến II. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 với 34 quốc gia tham gia, trong đó có Nga và hầu hết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Như Tâm
Theo VNE
Điện Kremlin bình luận bài báo viết về khả năng Nga xâm lược Ba Lan chỉ trong một ngày Điện Kremlin đánh giá bài viết về khả năng Nga xâm lược Ba Lan như sự giả mạo phân tích của những kẻ khùng, Sputniknews dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết. Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga. Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin các chuyên gia trung...