Ba Lan mạnh tay chi tiề.n mua vũ khí để duy trì quan hệ với chính quyền Trump
Với ngân sách quốc phòng kỷ lục 4,7% GDP, Ba Lan đang chi hàng chục tỷ USD mua vũ khí Mỹ nhằm củng cố quan hệ với chính quyền Trump và thể hiện cam kết với NATO.
Thiết bị quân sự được trưng bày tại Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 32 ở thành phố Kielce, Ba Lan, ngày 3/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Politico châu Âu ngày 5/2 đưa tin, trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng tại châu Âu, Ba Lan đang thực hiện chiến lược tăng cường chi tiêu quốc phòng với hai mục tiêu chính: duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và cảnh báo Nga. Điều này được thể hiện qua tuyên bố mới đây của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz.
Theo kế hoạch, Ba Lan sẽ chi tới 4,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng trong năm nay, một con số kỷ lục trong khối NATO. Đáng chú ý, trong tổng ngân sách này, Warsaw dự kiến dành từ 55 đến 60 tỷ USD để mua sắm vũ khí từ Mỹ, nhằm hiện đại hóa và tăng cường lực lượng vũ trang.
“Đây giống như một loại chính sách bảo hiểm”, Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz nhấn mạnh. Ông cho rằng Ba Lan có thể chứng minh với chính quyền Trump mới hai điều kiện quan trọng: mức chi tiêu quốc phòng cao nhất NATO và quan hệ kinh tế song phương với doanh nghiệp Mỹ ở mức cao nhất châu Âu.
Động thái này của Ba Lan diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang thúc đẩy các nước NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại là 2%. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ một số quốc gia Baltic như Estonia và Litva.
Mới đây nhất, Ba Lan đã ký kết thỏa thuận trị giá 745 triệu USD để mua hơn 200 tên lửa chống radar AGM-88G, nhằm trang bị cho phi đội máy bay chiến đấu F-35 Lightning II. Thương vụ này là một phần trong chiến lược tăng cường năng lực quân sự của quốc gia Đông Âu trên.
Video đang HOT
Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz cũng gửi thông điệp tới các đồng minh châu Âu: “Châu Âu nên đầu tư nhiều hơn vào an ninh để duy trì sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại châu Âu, chứ không phải để thay thế họ”. Ông cảnh báo rằng các quốc gia chưa đạt mục tiêu chi tiêu 2% GDP cần nhanh chóng bắt kịp, đặc biệt khi hiện mới chỉ có 24 trong số 32 thành viên NATO đạt được mục tiêu này.
Ngoài việc củng cố quan hệ với Mỹ, chiến lược chi tiêu quốc phòng của Ba Lan còn nhằm cảnh báo Nga. “Chúng ta phải đầu tư rất nhiều để Liên bang Nga nhận thấy rằng một cuộc tấ.n côn.g vào bất kỳ thành viên NATO nào hoặc Ba Lan đều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng”, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nhấn mạnh.
Về vấn đề Ukraine, mặc dù ủng hộ việc Ukraine hội nhập với châu Âu, Ba Lan vẫn thận trọng trong việc đưa ra lập trường về khả năng Ukraine gia nhập NATO. Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz nhắc lại rằng quá trình hội nhập của chính Ba Lan với phương Tây đã mất hơn một thập kỷ. Đồng thời, ông khẳng định Ba Lan không ủng hộ việc gửi binh sĩ của nước này đến Ukraine, một ý tưởng được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất trước đó.
“ Thế giới chưa bao giờ biến động và nguy hiểm như thế này trong cuộc đời chúng ta”, Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz kết luận, ngụ ý rằng các khoản đầu tư quốc phòng lớn của Ba Lan sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Vấn đề chi tiêu quốc phòng của các nước NATO dự kiến sẽ là một trong những chủ đề trọng tâm tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở The Hague (Hà Lan) vào tháng 6 năm nay. Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết mục tiêu mới về chi tiêu quốc phòng có thể sẽ được nâng lên “trên 3% GDP”, một con số tham vọng nhưng vẫn thấp hơn đề xuất 5% của ông Trump.
Quân đội Ukraine dính b.ê bố.i mua sắm vũ khí
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm vũ khí và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
Những quả đạn pháo hỏng buộc chính quyền Ukraine phải vội vã tìm nguồn cung đạn dược thay thế (Ảnh: AFP).
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến các vấn đề mua sắm bởi hoạt động này có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân đội chiến đấu ngoài mặt trận.
Cụ thể, Quốc hội nước này muốn ông Umerov phúc đáp các báo cáo cho rằng hàng nghìn quả đạn cối bị hỏng được một công ty địa phương sản xuất mà vẫn chuyển ra mặt trận.
Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp Ukraine cũng yêu cầu ông Umerov giải đáp tại sao một đơn đặt hàng đạn pháo trị giá 553 triệu euro không do cơ quan mua sắm quốc phòng chính thức thực hiện mà thay vào đó lại giao cho Cục Bảo vệ Biên giới Nhà nước làm việc với một bên trung gian của Ba Lan.
"Gọi đây là gì nếu không phải là hành động phá hoại và đi ngược chính sách cải cách?", Daria Kaleniuk, Giám đốc Điều hành Trung tâm Hành động Chống Tham nhũng chất vấn trong một bài viết trên Facebook.
Những năm vừa qua, Kiev đã có nhiều nỗ lực cải tổ và minh bạch hóa quy trình mua sắm để "gột rửa tai tiếng" là một quốc gia tham nhũng với nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho các đồng minh nước ngoài muốn đầu tư vào ngành công nghiệp vũ khí của nước này.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp cho biết những vấn đề mà Bộ trưởng Umerov phải đối diện hiện nay cũng có nghĩa không phải mọi thứ đều đã được giải quyết.
Vào mùa Thu vừa qua, trong bối cảnh các lực lượng quân sự Ukraine đang phải chịu cảnh thiếu hụt nghiêm trọng đạn pháo và mìn bộ binh, Bộ Quốc phòng nước này vẫn buộc phải rút lại 24.000 quả đạn cối do có những báo cáo liên quan đến hư hỏng.
Bộ Quốc phòng Ukraine biện hộ hợp đồng với công ty Ba Lan là nhằm mục đích đa dạng hóa nguồn cung còn số đạn pháo bị hư hỏng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng của cả nước.
"Đạn dược do Ukraine sản xuất đã nhanh chóng được chuyển ra mặt trận và phải di chuyển quãng đường dài gần 1.500 km", Politico dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
"Có thể có những trường hợp riêng lẻ khi một lô sản phẩm cụ thể bị lỗi trong quá trình sản xuất quy mô lớn như vậy", thông báo nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này.
Một tổ chức được gọi là Cơ quan Hậu cần Nhà nước (DOT), chịu trách nhiệm mua sắm thiết bị dịch vụ và vũ khí phi sát thương cho quân đội còn đơn vị kia là Cơ quan Mua sắm Quốc phòng (DPA), đảm trách mua vũ khí và đạn dược.
Tuy nhiên, tháng trước chính phủ Ukraine lại phê duyệt chuyển 553 triệu euro từ DPA sang cho Cục Bảo vệ Biên giới Nhà nước để mua đạn dược cho quân đội thông qua một công ty trung gian Ba Lan có tên là PHU Lechmar.
Nghị sĩ Ukraine Yaroslav Zheleznyak cáo buộc Lechmar trước đó đã không hoàn thành hợp đồng cung cấp đạn pháo. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ Biên giới Ukraine lại khẳng định họ đã làm việc với Lechmar 3 năm và rằng công ty được NATO chứng thực này đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Anadolu: Vẫn tồn tại 'kênh bán vũ khí bí mật' cho Israel Trong khi các quốc gia châu Âu chịu áp lực phải ngừng cung cấp vũ khí cho Israel thì sự phức tạp của chuỗi cung ứng quốc tế và các liên minh địa chính trị khiến việc này trở nên khó khăn hơn. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 11/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng thông tấn...