Ba Lan khai trương vội kênh đào chưa hoàn thành để tránh phụ thuộc Nga
Ba Lan sẽ khai trương kênh đào mới chưa hoàn thành, cho phép các tàu của nước này đến Biển Baltic mà không cần phải đi qua vùng biển do Nga kiểm soát.
Kênh đào Vistula Spit sẽ được khai trương dù chưa hoàn thành. Ảnh: Curioso
Theo trang Euractiv, Ba Lan sẽ khánh thành kênh đào Vistula Spit dù công trình này chưa hoàn tất, vào ngày 17/9, ngày mà Warsaw tuyên bố đã bị Liên Xô tấn công từ phía đông vào năm 1939, trong khi Nga bác bỏ cáo buộc. Warsaw sử dụng kênh đào này như một biểu tượng nhằm từ bỏ sự phụ thuộc vào Nga.
Chính phủ Ba Lan nhấn mạnh, với việc đưa vào hoạt động kênh đào mới, Warsaw sẽ phá vỡ sự thống trị của Nga trong khu vực. Các tàu của nước này sẽ tiếp cận tất cả các cảng của vùng đầm phá Vistula và cảng biển ở Elbląg, từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới cho Elbląg, Warmia và toàn bộ miền Đông Ba Lan.
Hiện tại, để đi tới Biển Baltic, các tàu Ba Lan phải đi qua vùng biển thuộc tỉnh Kaliningrad của Nga. Kaliningrad là vùng lãnh thổ nằm tách khỏi đại lục Nga, tiếp giáp với Biển Baltic và hai quốc gia thành viên NATO là Ba Lan và Litva.
“Nhờ kênh đào Vistula Spit, Ba Lan sẽ có được một con đường thủy nối đầm phá Vistula với Biển Baltic và độc lập với Nga. Kênh đào sẽ đảm bảo Ba Lan an toàn và có chủ quyền”, chính phủ Ba Lan cho biết trong một tuyên bố.
Các chuyên gia cảnh báo rằng việc khai trương một tuyến đường thủy chưa hoàn thành có thể gây rủi ro cho các tàu sử dụng nó. Tuy nhiên, phía ban tổ chức lễ khai trương từ lâu đã tìm kiếm một thuyền trưởng “đủ dũng cảm” để vượt qua kênh đào đầu tiên – theo cổng thông tin Wirtualna Polska đưa tin.
Video đang HOT
Cuối cùng, họ đã tìm thấy một tình nguyện viên. Con tàu Zodiak II sẽ là tàu tiên phong khai trương tuyến đường thủy mới. “Tôi hy vọng tàu sẽ không đi qua [kênh đào]“, Daniel Kotur, một thuyền trưởng với 20 năm kinh nghiệm, nói.
Tổng chiều dài của tuyến đường thủy mới từ Vịnh Gdańsk qua Đầm phá Vistula đến Elbląg là gần 23 km. Kênh đào và toàn bộ luồng sẽ sâu 5 m.
Trước đó, từ tháng 4 năm nay, Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ba Lan Marek Grobarczyk cũng đã thông báo kế hoạch khai trương kênh đào Vistual Spit vào ngày 17/9.
Nga đã phản đối kênh đào Vistual Spit với lập luận rằng nó sẽ cho phép các tàu chiến của NATO đi vào đầm phá Vistula mà không đi qua gần các cơ sở quân sự của Nga tại Baltic, và do đó, kênh đào này là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của vùng Kaliningrad và cả Liên bang Nga nói chung.
Vistula Spit và đầm phá Vistula là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Nature 2000. Vào tháng 9/ 2020, Ủy ban châu Âu (EC) từng đưa ra các thủ tục phản đối Ba Lan về việc nước này không tuân thủ các quy tắc đánh giá của EU liên quan đến tác động môi trường của dự án kênh Vistula Spit.
Litva cô lập 'ốc đảo châu Âu' của Nga
Litva đã áp đặt lệnh cấm vận chuyển hàng hoá đến và rời khỏi vùng "ốc đảo" Kalilingrad của Nga trong một động thái có thể làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Nga và NATO.
Vùng Kalilingrad của Nga nằm kẹp giữa hai thành viên NATO là Litva và Ba Lan.
Theo tờ Al Jazeera, Cơ quan chức năng Litva (Lithuania) đã cấm vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của họ tới vùng Kaliningrad của Nga, nơi đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Kaliningrad - nơi đóng quân của Hạm đội Baltic Nga và là địa điểm triển khai tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Moskva - nằm trên bờ biển Baltic giữa Litva và Ba Lan, cả hai đều là thành viên NATO. Vùng lãnh thổ này như một ốc đảo giữa lòng châu Âu của Nga, không có bất cứ đường biên giới trên bộ với lãnh thổ chính của Nga.
Lệnh cấm vận chuyển hàng hoá qua Litva đến Kalilingrad có thể làm gia tăng căng thẳng vốn đã ở mức cao giữa Nga và NATO sau khi Moskva đưa quân vào Ukraine hồi cuối tháng2.
Lệnh cấm trên đã có hiệu lực từ ngày 18/6 - theo thông báo của Cơ quan đường sắt Litva trong một lá thư gửi khách hàng. Bức thư cho biết lệnh cấm hàng hoá quá cảnh Litva tới Kalinlingrad đã được thực hiện.
Tin tức về lệnh cấm đã xuất hiện từ ngày 17/6 trong một tin video được đăng bởi Thống đốc Kaliningrad, Anton Alikhanov.
Ông Alikhanov cho biết lệnh cấm sẽ nhắm đến 40 - 50% các mặt hàng mà Kaliningrad nhập khẩu và xuất khẩu sang Nga thông qua Litva theo danh sách trừng phạt của EU, trong đó đáng chú ý là than đá, kim loại, vật liệu xây dựng và công nghệ tiên tiến.
"Chúng tôi coi đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất quyền được tự do quá cảnh ra vào vùng Kaliningrad", ông Alikhanov nói trong một bài đăng video trực tuyến và bổ sung rằng các nhà chức trách Nga sẽ gây sức ép dỡ bỏ các biện pháp này.
Hãng tin TASS dẫn lời ông Alikhanov nói: "Những bước đi này là bất hợp pháp và có thể kéo theo những tác động sâu rộng đối với Litva và Liên minh châu Âu. Đặc biệt, tôi muốn trích dẫn một vài đoạn trong Tuyên bố chung về việc mở rộng EU, có tham chiếu đến các hiệp định quốc tế, các văn bản mà cả cộng đồng châu Âu và Liên bang Nga tham gia". Ông thống đốc Kalilingrad chỉ ra rằng các bên ký kết thỏa thuận năm 2004 về việc Litva gia nhập EU đã khẳng định rằng họ "sẽ áp dụng trên thực tế nguyên tắc tự do vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả năng lượng, giữa Vùng Kaliningrad và phần còn lại của lãnh thổ Nga."
"Đặc biệt, chúng tôi xác nhận rằng sẽ có quyền tự do quá cảnh và hàng hóa quá cảnh đó sẽ không bị trì hoãn hoặc hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn thuế hải quan và thuế quá cảnh hoặc các khoản phí khác liên quan", ông Alikhanov trích Tuyên bố chung.
Người đứng đầu Vùng Kalilingrad nói rằng nếu không thể có các biện pháp dỡ bỏ nhanh chóng lệnh cấm trên, Kalilingrad sẽ bắt đầu thảo luận về việc tăng cường tàu chở hàng hóa đến Nga.
Ông Alikhanov cho biết hai tàu đã tham gia vận chuyển hàng hóa giữa Kaliningrad và Saint Petersburg, kêu gọi người dân không hoảng loạn tích trữ hàng hoá, và 7 tàu nữa sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. "Các chuyến tàu của chúng tôi sẽ xử lý tất cả hàng hóa", ông Thống đốc nói hôm 18/6.
Hồi tháng 2, Litva đã đóng cửa không phận của mình đối với các chuyến bay từ Nga đến Kaliningrad, buộc các hãng vận tải thương mại phải thực hiện một tuyến đường dài hơn qua Biển Baltic.
Bộ Ngoại giao Litva đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về lệnh cấm mới, mặc dù Thứ trưởng Ngoại giao Litva Mantas Adomenas nói với một đài truyền hình nhà nước rằng Bộ này đang chờ thủ tục "làm rõ từ Ủy ban Châu Âu về việc áp dụng các lệnh trừng phạt của Châu Âu đối với vận chuyển hàng hóa tới Kaliningrad" .
Nga doạ 'cắt ôxy' các nước Baltic trả đũa phong toả Kalilingrad Thủ tướng Nga Medvedev tuyên bố sẽ "cắt ôxy" đối với các nước Baltic tham gia những hành động thù địch với Moskva. Nga đe dọa 'cắt oxy' đối với các thành viên EU phong toả Kaliningrad. Ảnh: Getty Images Phản ứng của Moskva đối với lệnh cấm vận chuyển hàng hoá tới Kaliningrad của Litva có thể đủ cứng rắn để "cắt...