Ba Lan gây áp lực với Đức về bồi thường chiến tranh
Sau lần gần đây nhất Đức từ chối bồi thường chiến tranh cho Ba Lan, các quan chức Ba Lan đang kêu gọi Mỹ và Liên hợp quốc hỗ trợ.
Thủ đô Warsaw của Ba Lan vào cuối Thế chiến II, sau khi bị quân đội Đức phá hủy. Ảnh: AKG/DW
“Phản ứng của Đức gây ngạc nhiên đối với chúng tôi. Thậm chí các cuộc đàm phán hay hòa giải đều không diễn ra. Chúng tôi không chấp nhận quan điểm của Đức. Chúng tôi bác bỏ lập trường đó là hoàn toàn phi lý và sai trái. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động ở Đức và trên trường quốc tế để hối thúc người Đức và cộng đồng quốc tế thay đổi lập trường”, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk tuyên bố khi đề cập đến việc từ chối trả tiền bồi thường sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cho Ba Lan.
Để tăng áp lực lên Berlin, Warsaw đã mời Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay tới Ba Lan. Thứ trưởng Mularczyk gần đây đã công bố sẽ thực hiện chuyến đi đến Washington, nơi ông hy vọng sẽ tìm được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Một cuộc khảo sát do Viện Ipsos thực hiện vào ngay đầu tháng 1/2023 cho thấy 75% dân số Đức phản đối các yêu cầu của Ba Lan. Nhưng kết quả này không ngăn được ông Mularczyk công bố một chiến dịch vận động ở Đức. “Chúng tôi hy vọng rằng theo thời gian, chúng tôi có thể thuyết phục người Đức rằng vấn đề này phải được giải quyết”, Mularczyk nói, lưu ý đặc biệt tin tưởng vào các thế hệ trẻ ở Đức.
Thứ trưởng Ngoại giao Arkadiusz Mularczyk là thành viên của đảng Luật pháp và Công lý ( PiS ) cầm quyền Ba Lan, đảng lớn nhất ở nước này. Ông Mularczyk đã ưu tiên yêu cầu bồi thường từ nhiều năm trước.
Kể từ năm 2017, ông đứng đầu một ủy ban trong quốc hội để ước tính những tổn thất mà Ba Lan phải gánh chịu trong Thế chiến II. Vào ngày 1/9/2022, kỷ niệm 73 năm ngày Đức xâm lược Ba Lan, ông Mularczyk đã công bố báo cáo mới nhất của ủy ban, trong đó khẳng định nước này cần được đền bù khoảng 1,32 tỷ euro.
Theo báo Deutsche Welle (Đức), lời từ chối mới nhất của Đức đã mở ra cơ hội cho Ba Lan tăng cường phản ứng với nước láng giềng của mình. Chỉ trích Đức dường như là một trong những mục tiêu chính của phe cánh hữu Ba Lan trước cuộc bầu cử Quốc hội vào mùa thu năm nay.
Bất kỳ đảng nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào mùa thu năm 2023 của Ba Lan sẽ phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong chiến tranh. Trong cuộc khảo sát Ipsos đã đề cập trước đây, 66% dân số Ba Lan ủng hộ Đức bồi thường thiệt hại. Trong một quyết định của quốc hội mà phe đối lập ủng hộ, Sejm ( Hạ viện của Ba Lan) đã xác định rằng nước này chưa bao giờ nhận được tiền bồi thường cho những tổn thất trong Thế chiến II và rằng họ không bao giờ từ bỏ yêu sách đối với điều đó.
Phát hiện rò rỉ tại đường ống quan trọng dẫn dầu Nga sang châu Âu
Nhà điều hành Ba Lan PERN cho biết họ đã phát hiện ra một vết rò rỉ trên đoạn đường ống Druzhba dẫn dầu từ Nga sang Đức.
Một trạm tiếp nhận dầu thuộc hệ thống đường ống Druzhba tại Đông Âu. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, trong một thông báo ngày 12/10, công ty PERN cho hay sự cố rò rỉ được hệ thống tự động phát hiện vào tối 11/10 tại vị trí đường ống cách thị trấn Plock miền trung Ba Lan khoảng 70 km. Nhà điều hành PERN đã tạm khóa đường ống bị hư hại, trong khi đường ống còn lại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
"Tại thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra vụ việc", PERN cho biết và nói thêm nhân viên của công ty và lực lượng cứu hỏa đã được triển khai tới nơi đường ống bị vỡ để đánh giá tình hình và đảm bảo an ninh cho khu vực.
Đường ống Druzhba là một trong những mạng lưới vận chuyển dầu lớn nhất thế giới, trải dài khoảng 4.000 km đưa dầu từ Nga đến Ukraine, Belarus, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc, Áo và Đức.
Trước đó, vào cuối tháng 9, hai tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 đã bị rò rỉ. Nhiều bên cho rằng đây là kết quả của hành vi phá hoại.
Các nước EU chưa thể nhất trí lệnh trừng phạt dầu mỏ chống Nga 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chia rẽ về những biện pháp trừng phạt dầu mỏ nhằm vào Nga. Các bể chứa dầu thuộc công ty Lukoil của Nga tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng Bloomberg ngày 26/9 đưa tin các quốc gia EU đang gặp khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận về áp trần giá...