Ba Lan dừng điều tra vụ rơi máy bay chở tổng thống năm 2010
Bộ Quốc phòng Ba Lan đã kết thúc cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay khiến Tổng thống Lech Kaczynski cùng nhiều quan chức Ba Lan thiệt mạng 13 năm trước.
Ngày 15/12, RT dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, nước này sẽ dừng điều tra vụ tai nạn máy bay năm 2010 khiến Tổng thống Lech Kaczynski cùng hàng chục nhà lập pháp và quan chức Ba Lan thiệt mạng.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Ba Lan, cuộc điều tra đang làm lãng phí ngân sách và không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Nga có liên quan đến vụ việc.
Lực lượng cứu hộ Nga tại hiện trường máy bay Tupolev Tu-154 của chính phủ Ba Lan rơi ở gần sân bay Smolensk, miền tây Nga ngày 10/4/2010. (Ảnh: RIA)
Tổng thống Kaczynski và vợ nằm trong số 96 người thiệt mạng trên chiếc Tu-154M của không quân Ba Lan bị rơi bên ngoài Smolensk, miền Tây nước Nga vào ngày 10/4/2015 khi đang cố gắng hạ cánh trong điều kiện sương mù dày đặc.
Các cuộc điều tra chính thức của chính quyền Ba Lan và Nga không tìm thấy bằng chứng nào về hành vi phá hoại đối với chiếc Tu-154M. Hai bên đều kết luận rằng phi công đã tiếp cận sân bay quá thấp, khiến họ lao vào cây trước khi đến đường băng.
Video đang HOT
“Đây là dấu chấm hết cho những lời dối trá trên danh nghĩa chính phủ, dừng chi hàng trăm triệu zloty cho các hoạt động không liên quan đến việc tìm nguyên nhân thảm kịch, nhưng lại tác động nhiều đến chính trị”, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk bình luận về quyết định dừng cuộc điều tra.
Chính phủ Ba Lan sẽ bổ nhiệm một nhóm chuyên gia để “kiểm tra mọi khía cạnh” hoạt động ủy ban điều tra sau khi nó được giải thể.
Quyết định mới được đưa ra vài ngày sau khi Ba Lan có thủ tướng mới là ông Donald Tusk, chính là người đã lãnh đạo nước này vào thời điểm vụ rơi máy bay xảy ra. Lãnh đạo ủy ban điều tra Antoni Macierewicz đã chỉ trích ông Tusk vì không tìm cách thu hồi mảnh vỡ máy bay về nước. Ông Jaroslaw nói, ông Tusk “có trách nhiệm đạo đức” với cái chết của Tổng thống Kaczynski.
Ủy ban điều tra vụ tai nạn của Tổng thống Kaczynski từng đưa ra một số cáo buộc kỳ quặc trong suốt cuộc điều tra kéo dài 7 năm. Năm 2020, ủy ban này tuyên bố rằng kiểm soát không lưu của Nga đã hướng máy bay Tổng thống Ba Lan lao vào cây, trong khi một báo cáo năm 2018 của ủy ban cho rằng các đặc vụ Nga đã cài chất nổ trên máy bay. Các cáo buộc trên đều không đưa ra được bằng chứng.
Tại sao Chính phủ Ba Lan lại đặt cược vào luật mới liên quan đến Nga?
Luật mới liên quan đến Nga đặt ra rủi ro với Chính phủ Ba Lan, phản ánh sự lo lắng của đảng PiS cầm quyền trước cuộc bầu cử sắp tới.
Lãnh đạo phe đối lập Ba Lan Donald Tusk tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ ngày 4/6/2023. Ảnh: Reuters
Jarosław Kaczyński, Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền của Ba Lan, dường như đang khẳng định lập trường "được ăn cả ngã về không" của mình rằng một chiến thắng của phe đối lập trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ là "dấu chấm hết" cho Ba Lan.
Đó là nhận định của Nathan Alan-Lee, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Nghiên cứu về Đông Âu và Slavonic của Đại học London (UCL - Anh), đồng thời là một nhà báo tự do đưa tin về Ba Lan, Trung và Đông Âu, với tờ Politico ngày 9/6.
Và để đồng tình với quan điểm cứng rắn trên, theo ông Nathan, Quốc hội Ba Lan đã thông qua luật mới vào ngày 26/5, thành lập một ủy ban điều tra "những người phục vụ lợi ích của Nga".
Theo luật mới này, nếu ủy ban trên phát hiện các cá nhân vi phạm, họ có thể đưa ra các hình phạt, bao gồm cả việc cấm tham gia các cơ quan công quyền trong một thập kỷ. Do đó, việc Tổng thống Andrzej Duda nhanh chóng phê chuẩn chỉ vài ngày sau đó đã làm dấy lên lo ngại rằng đảng PiS cầm quyền có thể sử dụng luật này để chống lại các nhà lãnh đạo phe đối lập chủ chốt trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 10 tới.
Thực tế cho thấy ủy ban mới này là một "canh bạc" đối với PiS sau khi gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phe đối lập cũng như từ các đồng minh của Ba Lan từ EU và Mỹ. Và với việc Tổng thống Duda phải hứng chịu chỉ trích chỉ vài ngày sau khi ký luật, động thái mạo hiểm này bộc lộ sự lo lắng của PiS trước cuộc bầu cử sắp tới.
Hậu quả từ việc phê chuẩn luật đã đến từ mọi phía, làm giảm thiện cảm với PiS vào thời điểm Ba Lan đang trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng trong EU và NATO. Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng bày tỏ "quan ngại " của họ rằng luật mới "có thể bị lạm dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử tự do và công bằng của Ba Lan".
Trong khi đó, EU thể hiện "sự lo lắng" và chỉ ra rằng "phản ứng ngay lập tức" sẽ được thực hiện nếu ủy ban mới này nhằm vào các đối thủ chính trị, trước khi tuyên bố trong tuần này rằng họ sẽ bắt đầu các thủ tục tố tụng vi phạm đối với Ba Lan. Sự căng thẳng này chỉ làm tăng thêm tranh chấp về "pháp quyền" đang diễn ra, trong đó chứng kiến việc EU đóng băng hơn 35 tỷ euro quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19, khiến khả năng hòa dịu giữa Brussels và Warsaw ngày càng khó xảy ra.
Vậy điều gì làm cho động thái chính trị này trở thành một vấn đề nóng bỏng như vậy? Câu trả lời cho vấn đề trên nằm trong bối cảnh các cuộc bầu cử gây tranh cãi ở Ba Lan, vì ủy ban mới được nhiều người coi là mối đe dọa trực tiếp đối với Donald Tusk - lãnh đạo đảng Liên minh Công dân (KO) đối lập chính và là đối thủ cạnh tranh cũ của ông Kaczyński.
Vào tháng 11/2022, khi những tin đồn về một ủy ban mới đã bắt đầu lan truyền, Janusz Kowalski, một thứ trưởng và là nghị sĩ của liên minh cầm quyền, đã tuyên bố mạnh mẽ: "Chúng tôi sẽ đưa Donald Tusk thân Nga ra trước toà và sau đó chúng tôi sẽ đưa ông ta vào tù".
Mối liên hệ giữa ông Tusk và Điện Kremlin đã trở thành vấn đề chính trong chiến dịch của PiS trong nhiều năm nay, mặc dù nó phần lớn vẫn nằm ngoài phạm vi hành động pháp lý. Sự cạnh tranh cũng mang khía cạnh cá nhân đối với ông Kaczyński kể từ năm 2010, khi anh trai của ông, cựu Tổng thống Lech Kaczyński, qua đời trong "thảm họa hàng không Smolensk" ở Nga trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Tusk và các cuộc điều tra về vụ việc liên quan đến vụ tai nạn vẫn đang tiếp diễn.
Về phần mình, ông Tusk đã thẳng thắn chỉ trích PiS trước cuộc bầu cử vào tháng 10 rằng "Ba Lan sẽ không còn sợ hãi, không còn sự khinh thường, không còn ông Kaczyński".
Tuy nhiên, trong khi điều này giải thích lý do cho luật mới và mối đe dọa của nó đối với ông Tusk, người ta vẫn phải đặt câu hỏi, tại sao lại là lúc này? Và tại sao ông Kaczyński sẵn sàng mạo hiểm với một động thái gây tranh cãi như vậy?
Câu trả lời đơn giản nhất là PiS - như chính Chủ tịch PiS Kaczyński đề cập - "không thể để thua trong cuộc bầu cử này". Và khi theo dõi nhanh các cuộc thăm dò, bước đi mạo hiểm là có ý nghĩa. Sự ủng hộ dành cho PiS hiện ở mức 35% - thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng để duy trì đa số cầm quyền - trong khi phe đối lập, do KO và liên minh Con đường Thứ ba mới thành lập, đang nhận được khoảng 41% sự ủng hộ.
Do đó, ông Nathan kết luận đảng PiS do ông Kaczyński lãnh đạo dường như đang bị cuốn vào một cuộc "đấu tranh sinh tồn", điều này có thể giải thích cho cách tiếp cận "được ăn cả, ngã về không" của họ. Tuy nhiên, trước sự phản ứng rộng rãi, cũng như những nhượng bộ được đề xuất của chính Tổng thống Duda, luật mới dường như đã phản tác dụng - bất kể ý định ban đầu của nó là gì. Không còn nghi ngờ gì nữa, những tuần sắp tới sẽ rất quan trọng đối với PiS cầm quyền.
Một cuộc bầu cử quan trọng với châu Âu Hôm nay, ngày 15/10, cử tri Ba Lan đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được đánh giá là rất quan trọng có thể định hình tương lai của Liên minh châu Âu (EU). Theo kết quả thăm dò được công bố trước cuộc bầu cử, tỉ lệ ủng hộ dành cho đảng cầm quyền Luật pháp và Công lý (PiS) theo chủ...