Ba Lan đột kích văn phòng phản gián NATO lúc nửa đêm
Các quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan và cảnh sát quân sự nước này đã đột kích Trung tâm phản gián NATO lúc nửa đêm ngày 18/12, trong một động thái mới nhất của chính phủ mới tại Ba Lan nhằm kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Biểu tượng và cơ của khối NATO. Ảnh: Wbj.
Tờ Financial Times cho biết, các quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan đã đột kích vào Trung tâm phản gián thuộc NATO tại trung tâm thủ đô Warsaw lúc 1h30 sáng nhằm thay thế các quan chức mà không được chính quyền mới tại Ba Lan ủng hộ và bổ nhiệm lãnh đạo mới.
Theo trang mạng WBJ, Bộ trưởng Quốc phòng Antoni Macierewicz được các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng cùng lực lượng cảnh sát quân sự hộ tống đột kích vào Trung tâm phản gián lúc khoảng 1h sáng 18/12 nhằm thay thế lãnh đạo văn phòng này.
Lãnh đạo Trung tâm phản gián bị loại bỏ lần này là ông Krzysztof Dusza, người này đã không tuân thủ mệnh lệnh từ cấp trên đưa ra hồi tuần trước, Bartomiej Misiewicz, một quan chức Bộ Quốc phòng Ba Lan, phát biểu với báo giới.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Bartosz Kownacki phát biểu với đài RMF rằng: “Điều này nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các cơ quan này gần đây đã không hoạt động đúng chức năng. Rất khó có thể xác định được họ là những quan chức hoạt động có đúng chức trách hay không”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Kownacki cũng cho biết thêm: “Bộ Quốc phòng Ba Lan có thẩm quyền huy động tất cả các đơn vị dưới thẩm quyền trong đó có cảnh sát quân sự”.
Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Ba Lan chỉ định ông Robert Bala làm quyền lãnh đạo của Trung tâm phản gián trên.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho hay đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử NATO một nước thành viên khối NATO lại đột kích một văn phòng thuộc khối này.
Một quan chức NATO có trụ sở tại Brussels cho hay: “Việc đột kích này là vấn đề của các nhà chức trách Ba Lan nhằm mục tiêu kiểm soát tình hình”.
Được phê duyệt hoạt động vào tháng 10 năm nay với mục đích tăng cường thu thập thông tin tình báo của NATO trước những mối đe dọa mới, đặc biệt từ Nga , Trung tâm phản gián do Ba Lan và Slovakia cùng tài trợ và điều hành.
Theo hãng tin Bloomberg, từ khi lên nắm quyền vào giữa tháng 11 năm nay, chính phủ bảo thủ mới của Ba Lan đã gây xôn xao khi cố thay thế các thẩm phán tòa hiến pháp, loại bỏ lãnh đạo một cơ quan chống tham nhũng và đưa ra các kế hoạch nhằm cải tổ truyền thông nước này.
TheoTiền phong
Paris: Người tị nạn biểu tình bất chấp lệnh cấm của Chính phủ
Ngày 22/11, cuộc biểu tình của người tị nạn tại Paris, Pháp đã diễn ra bất chấp vụ khủng bố đẫm máu hôm 13/11, và cả lệnh cấm của chính phủ Pháp đưa ra.
Cuộc biểu tình ủng hộ người tị nạn tại thủ đô nước Pháp nhanh chóng trở nên đầy bạo lực khi cảnh sát đã phải đến sử dụng vũ lực vào đoàn người biểu tình.
Cuộc diễu hành bắt đầu từ nhà ngục Bastille cho đến Place de la Repblique và kết thúc bằng dùi cui và bình xịt hơi cay.
Hình ảnh cuộc biểu tình - Ảnh: RT
Trước đó, cảnh sát địa phương đã cảnh báo trước cho tổ chức này rằng nếu cuộc biểu tình của họ không bị huỷ bỏ, toàn bộ người tham gia sẽ phải đối mặt với 6 tháng tù giam. Tuy nhiên, những lời cảnh báo đều không có tác dụng.
Cuộc biểu tình bắt đầu từ pháo đài Bastille, rồi sau đó xảy ra ẩu đả ngay khi một số người biểu tình bị cảnh sát chặn lại khi họ có ý định đến quảng trường Place de la Republique.
Đám đông lập tức xông tới phá vỡ rào cản của cảnh sát để có thể tiến tới quảng trường, tụ điểm thường xuyên của các buổi biểu tình ở Paris.
Hình ảnh biểu tình cắt từ video - Ảnh: RT
Được biết, lệnh cấm đã được ban hành ngay sau vụ khủng bố Paris ngày 13/11 khiến 130 người thiệt mạng, hơn 400 người bị thương, và sẽ hết hiệu lực vào ngày 30/11.
Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm, và ít nhất một nghi can, Saleh Abdeslam, vẫn đang chạy trốn. Một số phương tiện truyền thông suy đoán kẻ khủng bố đã trốn tới Bỉ và đang cố gắng đào tẩu sang Đức.
Ít nhất 87 nạn nhân thiệt mạng sau khi những kẻ khủng bố xả súng trong một buổi hoà nhạc tại nhà hát Bataclan, Paris. Tuy nhiên cảnh sát đã kịp thời đến và giải cứu họ, đồng thời tiêu diệt những tên khủng bố.
Hàng chục người khác không may mắn thiệt mạng trong các cuộc tấn công khác tại sân vận động quốc gia và một loạt nhà hàng, quán bar nổi tiếng.
NHẬT DUY (Theo RT)
Theo DSPL
Những thách thức chờ đợi chính phủ mới ở Myanmar Hiến pháp Myanmar đã được an bài và thắng cử áp đảo của phe đối lập khó có thể thay đổi chế độ ở quốc gia do quân đội cầm đầu này. Hiến pháp Myanmar đã được an bài và thắng cử áp đảo của phe đối lập khó có thể thay đổi chế độ ở quốc gia do quân đội cầm đầu...