Ba Lan dọa kiện Ủy ban châu Âu nếu bị cắt tiền từ Quỹ phục hồi
Ba Lan cảnh báo sẽ kiện Ủy ban châu Âu nếu nước này tiếp tục bị “chặn tiền một cách bất hợp pháp”.
Ông Marcin Przydacz. Ảnh: ukrinform.net
Trang tin EURACTIV.pl (Ba Lan) ngày 27/9 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Przydacz thông báo nước này sẽ kiện Ủy ban châu Âu lên Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU) để “buộc” giải ngân 36 tỷ euro cho nước này, nếu Brussels tiếp tục phong tỏa các khoản tiền từ Quỹ phục hồi (RRF) sau đại dịch COVID-19 dành cho Ba Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh RMF FM, ông Przydacz cho biết Ba Lan sẽ thực hiện các khoản đầu tư và cải cách trong kế hoạch phục hồi của mình bất kể Ủy ban châu Âu có giải ngân đợt đầu tiên từ nguồn vốn trên hay không.
Tuy nhiên, sau đó Chính phủ Ba Lan sẽ gửi cho Ủy ban các hóa đơn cho các khoản đầu tư đó và nếu cơ quan điều hành EU vẫn từ chối cấp các khoản thanh toán, Warszawa sẽ đưa vụ việc ra trước Tòa án Công lý của EU.
“Các luật sư của chúng tôi đang làm việc liên quan đến vấn đề này. Nếu họ (Ủy ban châu Âu) cho rằng khiếu nại lên Tòa án là chính đáng, chúng tôi sẽ gửi đơn khiếu nại đó”, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nêu rõ.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu Ba Lan có cân nhắc rút khỏi RRF và từ bỏ số tiền được viện trợ hay không, ông Przydacz trả lời rằng Chính phủ Ba Lan hiện đang tập trung vào việc nhận các khoản thanh toán nhưng tất cả các lựa chọn “vẫn còn trên bàn”, bao gồm cả việc từ bỏ các quỹ phục hồi của EU.
Mặc dù vậy, ông Przydacz hiện vẫn hy vọng nhận được số tiền thông qua “đối thoại mang tính xây dựng”. Ông Przydacz nhấn mạnh: “Ba Lan đã thực hiện tất cả các cam kết có thể mà Ủy ban châu Âu đã đưa ra để giải ngân các khoản tiền. Chúng tôi hy vọng rằng trong các cuộc thảo luận chính trị sẽ có thể tìm ra giải pháp. Nhưng nếu không thể, chúng tôi sẽ đệ đơn lên CJEU để buộc Ủy ban châu Âu tuân thủ luật pháp”.
Ông Przydacz cũng chỉ ra rằng số tiền sẽ không bị chặn sau cuộc bầu cử vào năm tới ở Ba Lan, bởi vì Ủy ban châu Âu hiện đang sử dụng vấn đề này để ảnh hưởng đến kết quả. “Nếu đảng Luật pháp và Công lý (PiS) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan năm tới và cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ’sẽ mất hứng thú can thiệp vào chính trị Ba Lan’”, ông Przydacz nói.
Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kế hoạch phục hồi của Ba Lan vào tháng 5 vừa qua. Đây là điều kiện tiên quyết để tất cả các nước EU nhận được quỹ RRF. Nhưng Ủy ban châu Âu tiếp tục từ chối giải ngân đợt đầu tiên do lo ngại liên quan đến độc lập tư pháp ở nước này.
Chính phủ Ba Lan tuyên bố họ đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, vào tháng 7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố rằng Ba Lan vẫn chưa đáp ứng tất cả các yêu cầu, một quan điểm mà bà đã nhắc lại vào tuần trước.
Phát biểu tại Đại học Princeton của Mỹ vào tuần trước, bà Leyen cho biết: “Ủy ban châu Âu là cơ quan bảo vệ các Hiệp ước của [EU] và sở hữu các công cụ của mình để bảo vệ chúng. Vấn đề là EU tin rằng không còn độc lập tư pháp ở Ba Lan nữa”.
Kết quả là, PiS tuyên bố rằng, vì EU đã “phá vỡ thỏa thuận”, nước này “không có lý do gì để thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với EU”, đồng thời cáo buộc Brussels đang sử dụng vấn đề này như một phần của “kế hoạch nhằm thống trị châu Âu”.
Hàng loạt nhà máy ở châu Âu dừng sản xuất phân bón vì giá khí đốt tăng vọt
Giá khí đốt tăng vọt đã khiến hàng loạt cơ sở sản xuất phân bón của châu Âu tạm dừng hoạt động.
Trong vài ngày qua, các công ty sản xuất phân bón lớn ở Na Uy, Đức, Ba Lan, Litva, Pháp, Anh và Hungary đã đồng loạt thông báo cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa nhà máy.
Theo ước tính của các nhà phân tích, thị trường sẽ mất hơn 10% sản lượng amoniac và điều này sẽ gây tác động hơn nữa đến giá phân bón toàn cầu, vốn đã cao do ảnh hưởng từ gián đoạn chuỗi cung ứng và xung đột ở Ukraine.
Báo Kommersant dẫn lời các chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài. Giảm mạnh sử dụng phân bón có thể dẫn đến khủng hoảng lương thực ở Liên minh châu Âu (EU). Do vậy, EU sẽ sớm thông qua chỉ thị cho phép các nhà nhập khẩu mua phân bón của Nga. Hậu cần hiện là thử thách lớn nhất liên quan đến vấn đề xuất khẩu của Nga.
Ông Dmitry Akishin tại công ty tư vấn Vygon Consulting chỉ ra rằng khí đốt chiếm đến 80-90% trong chi phí sản xuất amoniac.
Chuyên gia này ước tính tổng công suất của các cơ sở sản xuất tạm dừng hoạt động là khoảng 15 triệu tấn amoniac.
Còn đối với các nước có khí đốt rẻ, trong đó có Nga, các cơ sở sản xuất amoniac thường hoạt động 80-90% công suất vì tính cạnh tranh cao. Chuyên gia Akishin tin rằng đây là lý do thị trường khó bù đắp được khối lượng tổn thất. Ông đồng thời nêu ra những triển vọng tốt đẹp cho các điểm sản xuất mới đang được xây dựng ở Nga.
Bà Nina Adamova tại Trung tâm Dự báo Kinh tế của Gazprombank tin rằng không nhà sản xuất nào có thể bù đắp nguồn cung từ châu Âu cho thị trường toàn cầu trong vòng sáu tháng tới.
Ngày 26/8, giá khí đốt tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan đã tăng lên mức 322 euro/MWh. Giá mặt hàng này đã tăng đột biến trong những ngày gần đây do nguồn cung khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sang thị trường này bị gián đoạn.
Quốc gia EU đề nghị dỡ bỏ đường ống khí đốt Nord Stream 2 Tổng thống Ba Lan nói rằng hành động này sẽ là sự đáp trả thích đáng cho cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay. Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) tại Lubmin, Đức ngày 8/3/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN Kênh truyền hình RT đưa tin Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 23/8 đã kêu...