Ba Lan đề nghị ‘tặng’ Mỹ Mig-29 để chuyển cho Ukraine, Lầu Năm Góc nói gì?
Lầu Năm Góc hôm 8.3 bác bỏ đề nghị của Ba Lan đưa ra về việc chuyển chiến đấu cơ Mig-29 cho Mỹ để giao cho Ukraine sử dụng.
Diễn biến này cho thấy có sự không đồng thuận giữa các đồng minh NATO trong khi cố gắng hỗ trợ Ukraine nhưng lại muốn tránh đối đầu trực tiếp với Nga.
Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 8.3 đề nghị chuyển toàn bộ số máy bay Mig-29 của mình – ngay lập tức và miễn phí – đến căn cứ không quân Mỹ Ramstein ở Đức, để Mỹ có thể tùy nghi chuyển cho Ukraine.
MiG-29 của Không quân Ba Lan trình diễn tại Triển lãm Hàng không Radom. Ảnh REUTERS
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby nói làm như vậy có thể dẫn đến khả năng có máy bay xuất phát từ căn cứ Mỹ hay NATO bay vào không phận có không quân Nga hoạt động tại Ukraine.
Ông Kirby nói Mỹ sẽ tiếp tục tham vấn với Ba Lan và các đồng minh NATO về vấn đề này, nhưng ông cho rằng đề xuất của Ba Lan là không khả thi và thiếu cơ sở.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland thừa nhận tuyên bố của Warsaw khiến Mỹ bất ngờ.
Ukraine đã khẩn thiết kêu gọi phương Tây cung cấp chiến đấu cơ. Mỹ vài ngày trước nói đang xem xét khả năng theo đó Ba Lan sẽ cung cấp Mig-29 cho Ukraine, và được bù lại bằng một số máy bay F-16 do Mỹ cung cấp. Mig-29 là loại chiến đấu cơ thời Liên Xô cũng mà phi công Ukraine quen dùng. Trong khối NATO còn có Bulgaria và Slovakia sử dụng Mig-29.
Nga đã cảnh báo rằng sẽ xem việc hỗ trợ không quân Ukraine là tham gia trực tiếp vào xung đột, có thể bị trả đũa.
Nhằm đảm bảo NATO và EU không can dự trực tiếp vào xung đột ở Ukraine, Mỹ và Ba Lan đã xem xét nhiều lựa chọn.
Một trong số đó là việc Ba Lan “tặng” máy bay Mig cho Mỹ, như vừa đề cập. Theo kịch bản này, sau khi được chuyển đến Đức, số máy bay này sẽ được sơn lại và chuyển đến một nước không thuộc NATO và EU. Phi công Ukraine sẽ đến đây tự lái máy bay về nước.
Thực hư thông tin Ukraine sẽ nhận 70 chiến đấu cơ từ các nước châu Âu
Đầu ngày 8.3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói Anh sẽ sát cánh với Ba Lan đương đầu những hậu quả có thể có nếu Ba Lan giao máy bay cho Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói mọi quyết định liên quan việc cung cấp vũ khí tấn công sẽ phải được toàn thể thành viên NATO nhất trí, chứ Ba Lan sẽ không đơn phương thực hiện.
NÓNG Ukraine: Nhiều lính Nga đầu hàng, tự phá hủy phương tiện quân sự, theo Lầu Năm góc
Tinh thần chiến đấu rệu rã, thiếu nhiên liệu và lương thực, một số binh lính Nga tham chiến ở Ukraine đã đồng loạt đầu hàng hoặc phá hoại các phương tiện quân sự của chính họ để tránh giao tranh, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết.
Một hình ảnh vệ tinh cho thấy các phương tiện quân sự bị phá hủy trong một khu dân cư và nhà cửa bị phá hủy trên phố Vokzalna ở Bucha, Ukraine. Ảnh ABC News.
Theo New York Times, vị quan chức Lầu Năm góc nói rằng, một số đơn vị quân đội Nga đã buông vũ khí đầu hàng sau khi đối đầu với hàng phòng thủ cứng rắn bất ngờ của Ukraine, quan chức này cho biết.
Một số lượng đáng kể binh sĩ Nga là lính nghĩa vụ trẻ tuổi, những người được huấn luyện kém và không chuẩn bị tốt để tham gia vào cuộc tấn công tổng lực. Và một số nhóm lính Nga đã cố tình đục lỗ trên các bình xăng trên phương tiện của họ, có lẽ là để tránh giao tranh, vị quan chức này nói thêm.
Quan chức Lầu Năm Góc từ chối cho biết làm thế nào họ thu được những thông tin như vậy. Tuy nhiên, New York Times cho rằng, điều này có lẽ đến từ các thông tin tình báo bao gồm lời khai từ các binh sĩ Nga bị bắt và các điểm chặn liên lạc hoặc những thất bại chiến trường ngày càng tăng.
Quan chức Lầu Năm góc này đã chia sẻ thông tin với New York Times với điều kiện giấu tên khi thảo luận về diễn biến cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi đó, phía Nga đã bác bỏ thông tin rằng họ đưa lính nghĩa vụ sang Ukraine tham chiến, mà khẳng định đó hoàn toàn là lực lượng chính quy đã được đào tạo đầy đủ.
New York Time dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết thêm, những yếu tố được đề cập ở trên có thể giúp giải thích lý do tại sao các lực lượng Nga, bao gồm một đoàn xe tăng và xe bọc thép dài 60km gần thủ đô Kiev gần như "dậm chân tại chỗ trong những ngày gần đây.
Bên cạnh việc phải đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu, lương thực và phụ tùng thay thế, các chỉ huy Nga dẫn đầu đoàn xe bọc thép tiến về phía Kiev cũng có thể đang "tập hợp lại và suy nghĩ lại" các kế hoạch chiến đấu của họ. Đồng thời thực hiện các điều chỉnh ngay lập tức để lấy đà cho cuộc tấn công chiếm lấy Kiev trong vài ngày tới.
Quan chức Lầu Năm Góc cũng nói rằng 80% trong số hơn 150.000 quân Nga tập kết ở biên giới Ukraine hiện đã tham gia cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, giới phân tích Mỹ bị bất ngờ bởi "hành vi không thích rủi ro" của các lực lượng Nga, quan chức Lầu Năm Góc cho biết.
Nga đã tiến hành một cuộc đổ bộ để giành quyền kiểm soát Mariupol, một thành phố cảng quan trọng trên Biển Azov, nhưng ban đầu lực lượng đổ bộ lại đáp xuống cách thành phố khoảng 60km. Điều đó cho phép người Nga có thêm thời gian và không gian để tiến hành một cuộc tấn công, nhưng cũng cho phép các lực lượng Ukraine có thêm thời gian chuẩn bị.
Ngoài ra, một bất ngờ khác đối với giới quan sát là, Lực lượng không quân được ca ngợi là mạnh mẽ của Nga vẫn chưa giành được ưu thế trên không ở Ukraine. Các chiến đấu cơ của Nga được cho là đã bị máy bay chiến đấu và một loạt các hệ thống phòng không mạnh mẽ của Ukraine từ tên lửa phòng không Stinger vác vai đến tên lửa đất đối không đánh chặn.
Các quan chức châu Âu cho biết, Nga dự kiến sẽ tìm cách áp đặt ưu thế tuyệt đối trên không trong cuộc chiến ở Ukraine, ít nhất là xung quanh Kiev. Nhưng việc các hệ thống phòng không Ukraine đáp trả mạnh mẽ đã khiến máy bay lẫn các đoàn xe Nga gặp nguy hiểm.
Lầu Năm Góc cáo buộc Nga đã phóng hơn 160 tên lửa vào Ukraine Một quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc Nga đã phóng hơn 160 tên lửa vào Ukraine, sau khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine. Mảnh xác của tên lửa rơi xuống đường phố thủ đô Kiev, Ukraine hôm 24/2 (Ảnh: Reuters). The Hill dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc hôm 24/2 đưa tin, Mỹ...