Ba Lan đặt mua 3 tàu quét mìn và 1 tàu tuần tra mới
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa cho biết, bộ quốc phòng nước này đã ký một hợp đồng đóng 3 chiếc tàu quét mìn mới và hoàn thành một chiếc tàu tuần tra đã bị đình trệ từ lâu.
Thủ tướng Donald Tusk đã đích thân đến dự lễ ký kết 2 hợp đồng này. Ông cho rằng kế hoạch mua sắm này sẽ góp phần bảo vệ tương lai của hải quân Ba Lan. Theo thủ tướng, với các hợp đồng mới nhất này, sẽ kích cầu ngành công nghiệp đóng tàu của Ba Lan, vốn đã và đang phải đấu tranh với sự bất ổn trong những năm gần đây.
Thủ tướng (phải) và bộ trưởng quốc phòng Ba Lan thăm
căn cứ hải quân Gdynia tháng 9 vừa qua
Số tàu chiến này sẽ được phối hợp chế tạo bởi một liên danh của Ba Lan do nhà máy đóng tàu hải quân ở Gdynia và nhà máy đóng tàu Remontowa ở Gdansk đứng đầu.
Video đang HOT
Công việc đóng chiếc tàu tuần tra, mang tên Slazak, đã được bắt đầu từ năm 2001 nhưng tới này vẫn chưa hoàn thành sau một thập kỷ. Ban đầu, chiếc tàu được thiết kế là một tàu hộ tống, nhưng nay được chuyển thành tàu tuần tra. Hợp đồng mới này sẽ cho phép các nhà máy đóng tàu của Ba Lan hoàn thành dự án này.
Theo bộ trưởng quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak, các tàu này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Ba Lan không tiết lộ chi phí cho các hợp đồng này là bao nhiêu.
Hiện tại, hải quân Ba Lan có tổng số 86 tàu các loại, trong đó có 41 tàu chiến, 15 tàu yểm trợ chiến đấu và 30 tàu đảm bảo khác. Quân chủng với 8.100 quân này còn có 29 chiếc trực thăng và 12 máy bay.
Hải quân nước này dự tính, sau năm 2022, sẽ chỉ còn 22 trong tổng số 86 chiếc tàu này là vẫn có thể hoạt động.
Theo ANTD
Tàu chiến Tarantul Nga khác gì tàu Việt Nam?
Tàu hộ tống tên lửa Taratul Project 1241 của Nga mạnh hơn so với biến thể xuất khẩu cho Việt Nam ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
Tarantul là định danh tên lớp tàu của NATO dành cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241 do Liên Xô thiết kế, hiện vẫn còn được biên chế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Hiện nay, Hải quân Nga duy trì khá nhiều loại tàu tên lửa này (trong ảnh) trong biên chế, điểm khác của chúng so với tàu xuất khẩu cho nước ngoài (gồm cả Việt Nam) chủ yếu nằm ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
Tàu Tarantul Project 1241RE xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị bệ phóng KT-138 trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit cải tiến (tầm bắn 80km), một pháo hải quân AK-176, 2 pháo phòng không AK-630 và một bệ tên lửa đối không tầm thấp.
Trong khi biến thể dành cho Hải quân Nga là Project 12411 (NATO định danh là lớp Tarantul III) có cùng kích thước với tàu Việt Nam nhưng được thiết kế lại kiến trúc thượng tầng, trang bị thêm radar.
Ở trên nóc boong chính của tàu Project 12411 được trang bị radar Monolit được chụp bởi nắp hình bán cầu. Radar này làm nhiệm vụ rà quét, kiểm soát và phát hiện mục tiêu chủ động hoặc thụ động, xử lý tín hiệu thông tin và chuyển thông số chỉ thị mục tiêu cho ban chỉ huy, kíp trắc thủ trên tàu. Giải quyết các vấn đề về dẫn đường, định vị, điều hành các hoạt động tác chiến liên kết, phối hợp với các tàu khác trong phân đội.
Điểm khác lớn nhất của tàu Project 12411 so với Project 1241RE Việt Nam là trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M80 Moskit (hoặc gọi là P-270 hoặc theo định danh của NATO là SS-N-22). Hệ thống radar liên kết với tên lửa (làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu) có thể phát hiện mục tiêu ở tầm 120km ở chế độ chủ động và 500km ở chế độ bị động, khả năng theo dõi 15 mục tiêu.
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M80 Moskit có sức công phá, tốc độ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với đạn tên lửa P-15 (của tàu Project 1241RE) hay Kh-35 (của tàu Project 12418 Molniya) trong biên chế Việt Nam. 3M80 Moskit (trong ảnh) dài 9,3m, đường kính thân 0,8m, sải cánh 2,1m, nặng 4,15 tấn, đạt tầm phóng từ 10-120km, tốc độ hành trình vượt âm thanh tới 2.800km/h, lắp đầu nổ xuyên nặng 300kg, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, tên lửa bay chỉ cách mặt nước biển khoảng 20m. Trong hành trình bay, đạn tên lửa có thể tiếp nhận thông tin dẫn đường từ tàu chiến khác, trực thăng, máy bay tuần tra biển...
Hầu hết các tàu tên lửa Tarantul của cả Nga và Việt Nam đều dùng tổ hợp pháo AK-630 và tên lửa vác vai biến thể trên hạm làm nhiệm vụ phòng không. Tuy nhiên, có một tàu duy nhất của Nga mang tên Burya được trang bị hệ thống phòng không hiện đại hơn, Palash CIWS - biến thể của loại Kashtan.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp Palash CIWS trang bị cặp pháo 30mm 6 nòng AO-18KD (tốc độ bắn tổng 10.000 phát/phút, tầm bắn 500m tới 4.000m) kết hợp với 8 đạn tên lửa tầm ngắn Sosna-R (tầm bắn 1,5-8km), độ cao diệt mục tiêu tối đa 6km. Tổ hợp có thể diệt đồng thời 6 mục tiêu cùng lúc với tỷ lệ chính xác rất cao, hữu hiệu trong tác chiến chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình.
Tàu hộ tống tên lửa Burya (số hiệu 955) vượt qua eo biển Bospharus, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8/2013. Tổ hợp Palash CIWS được đặt ở vị trí trước đây dùng để lắp tổ hợp pháo AK-630.
Theo Báo Đất Việt
Hé lộ nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ tàu khu trục hiện đại lớp 052D sẽ nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này. Tờ Nhân Dân nhật báo mới đây đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy một chiếc tàu khu trục thuộc lớp 052D hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay vừa chạy thử...