Ba lần chọn đất lập đô của Quang Trung
Sau khi có chiếu chỉ của Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất.
Vua Quang Trung rất coi trọng việc chọn đất cát tường để lập kinh đô mới nên đã nhiều lần tha thiết nhờ đến cụ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ giỏi về dịch lý phong thủy đương thời tìm kiếm thế đất tốt tại Nghệ An.
Ba lần chọn đất lập đô
Lần đầu vào tháng 4 năm Mậu Thân 1788, khi Nguyễn Huệ kéo kỵ binh thần tốc ra Bắc để trừng phạt Vũ Văn Nhậm, đã dừng quân để nhờ La Sơn phu tử “giúp coi địa lý để định lập đô ở đất quê quán mình là xứ Nghệ An”.
Nhưng một tháng sau, khi xong việc, Nguyễn Huệ từ Thăng Long quay về vẫn chưa thấy La Sơn phu tử xem đất cho, nên Nguyễn Huệ đã tự tay viết một bức thư bằng mực son tàu, trách: “Trước đây đã nhờ Phu tử về Nghệ An để coi đất đóng đô, sao tới nay ta quay về thấy việc đó chưa làm?
Vì thế ta phải thẳng về Phú Xuân để binh sĩ dưỡng sức và viết chiếu này ban xuống để Phu tử hãy cùng với quan trấn thủ Thận bàn bạc, xem xét đất đai để đóng đô tại Phù Thạch (trên bờ sông Lam, dưới chân núi Nghĩa Liệt). Hành cung hãy dựng dựa lưng vào sát núi. Cuộc đất được chọn tùy nơi Phu tử dùng con mắt tinh tường mà sớm định. Hãy mau mau chọn gấp, giao cho trấn thủ Thận xây dựng cung điện thật nhanh sao cho trong vòng 3 tháng phải xong”. Nhận thư, La Sơn phu tử viện dẫn địa thế ở Phù Thạch vừa hẹp, vừa không hợp phong thủy.
Tượng vua Quang Trung tại núi Bân, TP. Huế.
Nguyễn Huệ lại có chiếu gởi trả lời đại ý tiếp nhận những ý kiến của La Sơn phu tử, không lấy Phù Thạch làm đất đóng đô nữa, nhưng vẫn giữ ý định dứt khoát chọn đặt kinh đô tại Nghệ An và nhờ La Sơn phu tử chọn đất khác:
“Nay kinh thành Phú Xuân địa thế cách trở, lại ở xa Bắc Hà nên rất khó xử lý công việc. Chính vì thế, các đình thần có quyết nghị rằng đóng đô ở Nghệ An thì sẽ khống chế được thế lực trong Nam ngoài Bắc, vả lại người trong bốn phương có việc gì cần kíp kêu kiện cũng tiện việc đi lại (…) nhiều lần ta đã nhờ tiên sinh xem đất tìm những chỗ núi non kết phát ở đất Nghệ An mà tiên sinh đã từng chú tâm xem xét địa thế. Nhưng lâu nay vẫn chưa thấy trả lời (…) ta đã từng mở xem địa đồ hình thế vùng Nghệ An thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, đất đai rộng rãi, thông thoáng, khí sắc tươi nhuần, xem ra có thể chọn làm nơi xây kinh đô mới (…) tiên sinh gắng suy nghĩ giúp cho việc ấy”.
Đó là chiếu ngày 3/9 năm Mậu Thân 1788, tỏ rõ mong muốn được La Sơn phu tử coi đất lập đô, nhưng La Sơn phu tử vẫn tìm cách trì hoãn. Đó là lần thứ hai La Sơn phu tử ngầm ý từ chối cuộc đất mà Nguyễn Huệ đề nghị xây kinh đô.
Điện thờ vua Quang Trung ở núi Quyết, Nghệ An.
Video đang HOT
Nhưng đến lần thứ ba, thì La Sơn phu tử đồng ý với địa điểm mới là Phượng Hoàng: “Ngày nay, khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo, còn thấy dấu tích một thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và hào đương còn rõ, nhất là trong bức ảnh chụp từ cao. Cửa tiền ở phía Nam. Núi Mèo (núi Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt Đông Bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành.
Ở giữa thành, còn dấu thành trong và nền nhà. Nhấtlà có nền cao ba bậc ở phần Bắc, mà ngày sau đời Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung, ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An. Tuy gọi là Trung Đô, nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, thành Nam chỉ dài chừng 300 mét, bức thành Tây dài 450 mét, và cái nền cao thì ngang dọc cũng chỉ có chừng 20 mét mà thôi. Ấy vì Quang Trung mất sớm, chưa kịp đổi hành cung ra cung điện. Về sau kinh đô của Quang Toản vẫn ở Phú Xuân”.
Những trích dẫn trên đây nằm trong cuốn sách giá trị: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp của GS. Hoàng Xuân Hãn với lời tóm lược về ba lần chọn chỗ đóng đô: Lần đầu ở núi Lam Thành Sơn, lần thứ hai ở Yên Trường (cách Lam Thành Sơn chừng mười cây số ở phía Bắc), lần thứ ba ở Dũng Quyết (cách Yên Trường chừng hai cây số ở phía Đông Nam và cách Lam Thành Sơn chừng tám cây số).
Phong thủy Phượng Hoàng Trung Đô
Cuối năm 2011 hội thảo về Phượng Hoàng trung đô mở tại thành phố Vinh (Nghệ An), nhà khảo cổ học và nghiên cứu phong thủy lão thành Đỗ Đình Truật được mời từ TP. HCM ra Vinh để tham dự và ông đã viết một tham luận đề cập đến phong thủy của Phượng Hoàng trung đô trích dưới đây:
“Thị trấn Thanh Nghệ xưa kia chỉ là một cuộc đất từ sông Mã chạy xuống Nam đến hết sông Lam, là cuộc đất rất thịnh dễ sinh ra những vị anh hùng cho đất nước. Căn cứ vào tấu thư của Cao Biền đời Đường và “ Hoàng Phúc cố chuyện” của thời Minh thì hai nhân vật này tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng chung một ý đồ đi yểm trời đất sông núi Việt Nam. May thay Lê Lợi đã bắt được tướng Hoàng Phúc, thấy trong hành trang của Hoàng Phúc có cả bản đồ của đất Nghệ Tĩnh và tài liệu về việc Hoàng Phúc đã dựng 5 ngọn cờ ở đất Hà Tĩnh cách núi Quyết độ 10km để yểm trừ vùng đất thiêng này – gọi là “cờ 5 yểm”.
Nhà nghiên cứu phong thủy quá cố Đỗ Đình Truật.
Và Hoàng Phúc dự kiến đến khoảng thiên niên kỷ III thì vùng này sẽ là trung tâm chống Bắc Triều. Nguyễn Thiếp giỏi về dịch học và khoa phong thủy đã dày công đọc hết những tài liệu đó và đi thăm dò thực hư. Quả nhiên là Tổ Sơn của vùng này xuất phát từ (khe Bò Đái) nằm trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh sơn và được mạch khí chạy lòng vòng xuống núi Quyết rồi quay lại về Tổ Sơn; làm cho núi Quyết trở thành âm phù dương trợ, quần phong tụ khí, nên vô cùng đắc địa. Do đó mới có tên là núi Phượng Hoàng, vì ta đứng bên dòng sông Lam quay mặt ra bể thì ta thấy bên tả Thanh Long: là con Rồng Xanh (sông Lam), bên hữu là Bạch Hổ (có dãy núi của Hà Tĩnh) cũng đưa khí về núi Quyết. Còn ở mặt trước phía Đông núi Quyết là Chu Tước – vật báo hiệu Minh Đường rất phát triển và phía sau là Huyền Vũ (sao của người giữ nhà, giữ cửa, giữ nước) làm hậu phương.
Sau khi có chiếu chỉ của vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất. Điểm này ông hoàn toàn nhất trí với tướng Hoàng Phúc (nhà Minh bạo tàn). Vì vậy ông và Trần Quang Diệu quyết tâm để lăng mộ của chủ tướng mình ở đây là hợp lý và việc xây cất trở thành việc làm vô cùng bí mật. Đứng bên ngoài mà nhìn là việc xây thành đắp lũy, bên trong thì ngấm ngầm làm việc trọng đại ấy. Tôi cũng đi rà soát lại lần nữa với hai đồng nghiệp là nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đức và nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tâm thì thấy Nguyễn Thiếp miêu tả cảnh quan phong thủy của cuộc đất Phượng Hoàng như thế là rất đúng, nên đều nhất trí là di mộ của vua Quang Trung có khả năng để ở đây”.
Qua phân tích và nhận định của GS. Hoàng Xuân Hãn, cụ Đỗ Đình Truật và các tài liệu lịch sử khác như: Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Lê nhất thống chí cho chúng ta biết Phượng Hoàng trung đô đã được bắt tay xây dựng ở khoảng giữa núi Mèo và núi Quyết với lầu gác ba tầng có bố trí đồn binh bảo vệ vòng quanh đó. Xa xa về phía núi có kho lúa dự trữ. Dấu tích của thành và các đường hào đến thế kỷ 20 vẫn còn khá rõ.
Các nhà nghiên cứu kết luận địa thế của thành rất dễ giữ, vì phía trước có con Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, vốn là hào và thành thiên nhiên kề cận để che chắn bảo bọc. Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm nên việc xây dựng cung điện nguy nga để định đô ở Nghệ An chưa kịp hoàn thành. Vậy là, cuộc đất tuy đại lợi về mặt phong thủy nhưng giống như con phượng hoàng đang bất ngờ lâm bệnh nên không đủ sức khỏe để cất cánh bay cao khỏi số mệnh nghiệt ngã của mình.
Theo_Kiến Thức
13 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ đã về nước an toàn
Khoảng 15h45 phút, chiếc tàu mang số hiệu QB 93256 TS chở 13 ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ đã vào cửa Ròon, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) an toàn.
Vừa xuống tàu, đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND, UBMTTQVN huyện Quảng Trạch, Đồn Biên phòng Roòn (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) đã có cuộc gặp và trao đổi nhanh với 13 ngư dân tại Trạm kiểm soát Biên phòng Roòn.
13 ngư dân gồm có 7 ngư dân Quảng Bình và 6 ngư dân Quảng Ngãi. Tất cả các thuyền viên đều khỏe mạnh. Còn tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 94912 TS và toàn bộ ngư cụ của 2 tàu cá nói trên hiện đang bị phía Trung Quốc tịch thu.
Tàu cá QB 93256 TS
Cùng 13 ngư dân vào bờ an toàn
Thuyền viên Nguyễn Anh Hùng trên chuyến tàu mang số hiệu QB 93256 TS thuật lại sự việc, vào ngày 23/6, tàu cá đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam thuộc 18,10 vỹ độ Bắc, 107,45 kinh độ Đông thì bỗng nhiên bị hư máy và trôi dạt lênh đênh trên biển.
Đến 10h sáng ngày 25/6, các ngư dân sửa được máy và chuẩn bị chạy vào vùng biển Việt Nam thì xuất hiện 2 tàu hải giám của Trung Quốc với nhiều cảnh sát biển bám sát. Tàu Trung Quốc yêu cầu ngư dân Việt Nam thu xếp ngư lưới cụ. Họ tông vào xuồng lái làm mạn tàu ngư dân Việt Nam bị thủng rồi lai dắt tàu cá của ta vào Đồn Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc.
Thuyền viên Nguyễn Anh Hùng thuật lại sự việc
Anh Hùng kể: "Tối hôm đó, họ lấy lời khai, chúng tôi cũng khai thật những ngày qua, do máy hư nên thuyền chúng tôi trôi dạt vào vùng biển Trung Quốc, và trong khoảng thời gian đó, chúng tôi không hề đánh bắt thủy, hải sản trên vùng biển của họ mà chỉ đốt sáng đèn để phòng tàu bạn đâm vào.
Sáng 26/6, họ lại tiếp tục gọi lên để tra khảo thì chúng tôi cũng khai lại như trước đó. Sau đó họ nói phải khai sự thật mới được thả về còn không thì bị giam lại.
Đến 10 ngày sau có một người đại diện bên Đại sứ quán Việt Nam xuống thăm và hỏi vì sao lại bị bắt, chúng tôi cũng thẳng thắn trả lời do tàu bị hư và trôi dạt vào vùng biển Trung Quốc.
Chị Nguyễn Thị Hiền (vợ ngư dân Lê Chí Thanh) vui mừng khi thấy chồng về an toàn
Trước ngày được thả ra về, họ kêu chúng tôi lên và ký vào các tờ đơn bằng tiếng Việt Nam và tịch thu một số nông cụ và thủy sản đánh bắt được. Định vị thuyền chúng tôi bị hư hại. Ngoài ra, tàu chúng tôi còn bị hư hỏng rất nhiều do bị đâm va từ trước.
Quá trình bị bắt, 10 ngày đầu chúng tôi chỉ toàn ăn hải sản gồm mực và cá khô của mình, sau đó 12 ngày thì có người Trung Quốc mang thịt, rau và gạo đến cho chúng tôi. Còn nước uống và tắm giặt thì chúng tôi phải tự túc. Khoảng thời gian chúng tôi bị bắt không bị họ đánh đập, tuy nhiên bị giám sát rất nghiêm ngặt, đi đâu cũng bị cấm, chỉ có ăn rồi nằm trên tàu và đợi thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc".
Tại cuộc gặp nhanh, ông Hồ An Phong, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cùng đoàn đã động viên, chia sẻ những khó khăn trước mắt đối với 13 ngư dân gặp nạn, mỗi ngư dân 1 triệu đồng .
Đại diện lãnh đạo huyện Quảng Trạch trao quà cho 6 ngư dân Quảng Ngãi và 7 ngư dân Quảng Bình
Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch cũng nhấn mạnh, chúng ta không được bỏ ngư trường, phải quyết tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển ViệtNam. Tuy nhiên, những lần ra khơi tới đây chúng ta phải rút kinh nghiệm, phải cẩn trọng hơn khi sản xuất trên biển.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Thành đại diện cho các thuyền viên gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành đã quan tâm các ngư dân trong những ngày bị Trung Quốc bắt giữ và xin hứa sẽ tiếp tục ra khơi bám biển, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Việt Nam.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngày 23/6, tàu cá QB 93256 TS cùng 7 ngư dân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị hư máy bị trôi dạt và đến ngày 25/6 thì bị phía Trung Quốc bắt giữ. Trong khi đó, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ từ ngày 3/7.
Đặng Tài - Hoàng Phúc
Theo dantri
Xác minh thông tin thịt ôi, cá chết bán tại chợ đầu mối Thời gian gần đây xuất hiện thông tin phản ánh tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội có tình trạng lưu thông thịt ôi, cá chết, gây hoang mang cho người tiêu dùng. ảnh minh họa Ngày 15-5, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cho biết, Cục đã nhận được...