Ba Lan chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga
Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ chấm dứt nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga mà không chờ hợp đồng hiện tại hết hạn vào cuối năm 2022.
Theo thỏa thuận có hiệu lực đến cuối năm 2022, Ba Lan có thể nhận tới 10 triệu mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga. Ba Lan quyết định không gia hạn thỏa thuận này.
Ba Lan nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga. Ảnh minh họa: Getty Images
Bên cạnh Bulgaria và Phần Lan, Ba Lan cũng từ chối chấp nhận yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp do Nga đưa ra hồi cuối tháng 3.
Video đang HOT
“Sau 30 năm, có thể nói rằng mối quan hệ trong ngành công nghiệp khí đốt giữa Ba Lan và Nga đã không còn”, Piotr Naimsky, đặc mệnh toàn quyền chính phủ Ba Lan về cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược, cho biết.
Vào tháng 3, Nga yêu cầu các quốc gia không thân thiện thanh toán khí đốt bằng đồng rúp nhằm đáp trả các nước đã áp đặt lệnh trừng phạt Moscow về hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine.
Một số công ty năng lượng châu Âu đã tuân thủ yêu cầu thanh toán mới của Nga. Đầu tháng 5, Brussels đã ban hành hướng dẫn cập nhật về cách các doanh nghiệp EU có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp mà không vi phạm các lệnh trừng phạt áp đặt đối với nước này.
Trước đó, vào cuối tháng 4, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối “tối hậu thư” của Tổng thống Vladimir Putin là thanh toán bằng đồng rúp thay vì euro hoặc USD. Theo Gazprom, nguồn cung khí đốt sẽ không được nối lại cho đến khi Ba Lan tuân thủ các điều khoản mới. Việc chuyển khí đốt đến Bulgaria cũng bị tạm dừng với lý do tương tự.
Ba Lan nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga để sưởi ấm và cung cấp điện cho vô số hộ gia đình, nhà máy.
Ba Lan tiêu thụ khoảng 20 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó được cung cấp qua các đường ống từ Nga. Ba Lan tự sản xuất khoảng 3 tỷ mét khối và nhập khẩu hơn 6 tỷ mét khối LNG mỗi năm thông qua cảng ở biển Baltic. Phần lớn lượng LNG đến từ Mỹ và Na Uy.
Một nửa khách hàng mua khí đốt của Nga đồng ý thanh toán bằng đồng rúp
Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva.
"Theo thông tin của tôi, khoảng một nửa khách hàng đã mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng uỷ quyền của chúng tôi, bằng ngoại tệ và đồng rúp, để đảm bảo thanh toán khí đốt theo yêu cầu mới của Nga", hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Novak đưa tin. Ông Novak cũng lưu ý Nga đã kéo dài thời hạn thanh toán khí đốt theo cơ chế mới cho một số khách hàng từ tháng 4 đến tháng 5.
Ông cho biết trong những ngày tới, Nga sẽ thông báo danh sách những công ty đồng ý thanh toán bằng đồng rúp và những khách hàng từ chối. Vị quan chức này cũng tiết lộ thêm rằng tất cả các công ty lớn đã mở tài khoản thanh toán hoặc sẵn sàng thanh toán khi đến hạn.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva và lời kêu gọi giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước này. Điện Kremlin đáp trả bằng cách yêu cầu "các nước không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
Vào cuối tháng 4, Gazprom đã ngừng giao khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan sau khi hai nước từ chối tuân thủ quy định thanh toán mới.
Trong động thái mới đây nhất, Eni, một trong 7 công ty dầu khí hàng đầu thế giới ở Italy, đã đồng ý trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Tờ Corriere của Italy đưa tin Công ty dầu khí Eni thông báo đã bắt đầu các thủ tục để mở tài khoản thanh toán kép với Gazprombank để tuân thủ cơ chế trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp của Nga.
Nhân tố mới giúp châu Âu độc lập với khí đốt Nga Cơ hội mới đang mở ra đối với Israel khi EU tìm cách ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias (giữa), Ngoại trưởng Israel Yair Lapid (trái) và Ngoại trưởng Síp Ioannis Kasoulidis bắt tay nhau tại một cuộc họp báo sau cuộc họp ba bên ở Athens, Hy Lạp, ngày 5/4/. Ảnh: EPA Trang tin Euractiv.com...