Ba Lan cạn kiệt vũ khí chuyển giao cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak- Kamysz tuyên bố Warsaw không còn vũ khí hoặc thiết bị quân sự nào có thể chuyển giao cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz (phía trước) trong cuộc họp báo tại Warsaw ngày 29/12/2023. Ảnh: PAP/TTXVN
“Chúng tôi đã chuyển rất nhiều thiết bị – nhiều nhất có thể cho Ukraine. Đối với tôi, giới hạn trong quá trình chuyển giao vũ khí luôn là an ninh của đất nước Ba Lan”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Kosiniak-Kamysz cho biết.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích chính quyền Ba Lan vì từ chối chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine. Theo vị tổng thống này, trước đó ông đã thảo luận về khả năng triển khai một phái bộ NATO để tăng cường Không quân Ba Lan với cựu Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Giới lãnh đạo Ba Lan cho biết Warsaw đã cung cấp cho Ukraine nhiều viện trợ quân sự hơn so với Tổng Sản phầm Quốc nội (GDP) của nước này so với bất kỳ quốc gia nào khác. Nói về máy bay chiến đấu MiG-29, ông Kosiniak-Kamysz cho biết Warsaw chỉ có thể chuyển giao số máy bay còn lại cho Ukraine sau khi Không quân Ba Lan được bổ sung máy bay mới, như chiến đấu cơ F-35 đặt hàng từ Mỹ. Theo ông, những máy bay này sẽ không thể đến Ba Lan trước năm 2026.
Về phần mình, Nga nói rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ cản trở nỗ lực giải quyết xung đột và đẩy NATO thành bên trực tiếp tham gia cuộc xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo bất kỳ lô hàng nào chở vũ khí chuyển giao cho Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của Moskva. Ông Lavrov nhấn mạnh NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột – không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo binh sĩ Ukraine tại Anh, Đức, Italy và các quốc gia khác.
Thâm hụt ngân sách năm 2024 của Mỹ lên mức cao thứ 3 trong lịch sử
Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 công bố báo cáo ghi nhận mức thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lên đến 1.833 tỷ USD trong năm tài chính 2024, tăng so với mức thâm hụt của năm 2023 (1.695 tỷ USD) do chi tiêu nhiều hơn, trong đó có việc trả lãi cho nợ công.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, tổng mức thâm hụt đã tăng thêm 138 tỷ USD trong năm tài chính 2024 - được tính từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024. Đáng chú ý, nợ công vẫn là mối quan tâm chính của cử tri Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử "Xứ cờ hoa", chỉ sau 2 năm 2021 và 2020. Báo cáo cho biết trả lãi cho nợ công đã tăng gần 30%, phần lớn là do lãi suất cao hơn.
Trong khi đó, sự gia tăng nguồn thu ngân sách trong năm tài chính vừa qua chủ yếu là do thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp được tăng thêm, cùng với các lĩnh vực khác.
Chia sẻ với báo giới khi công bố số liệu ngân sách mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đã duy trì đà hồi phục trong năm 2024. Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định mức thâm hụt ngân sách trong năm tài chính 2024 thấp hơn 76 tỷ USD so với ước tính được công bố hồi tháng 3.
Tính theo phần trăm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức thâm hụt ngân sách của Mỹ là 6,4%, cao hơn so với con số 6,2% của năm tài chính 2023.
Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Ngân hàng Goldman Sachs vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 và 2025 dựa trên các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng gần đây của nước này. Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư này,...