Ba kịch bản Washington trả đũa Iran về vụ giết hại lính Mỹ ở Jordan
Cái khó của Tổng thống Biden là nếu Mỹ không hành động dứt khoát, sẽ có nguy cơ gửi đi thông điệp về sự yếu kém, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tấn công hơn còn nếu hành động mạnh thì có thể sẽ phải hứng chịu phản ứng mạnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ có phản ứng vào thời điểm “do chúng tôi lựa chọn” khi ông phải đối diện với một hành động rất khó cân bằng trong cách phản ứng trước cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến ba lính Mỹ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở Jordan.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) John Kirby cũng cho biết “chúng tôi không mong muốn một cuộc chiến tranh với Iran”, tuy nhiên, Mỹ đã đổ lỗi cho Tehran về hành động mà các đồng minh của họ thực hiện trong cuộc tấn công hôm 28/1 vào tiền đồn quân sưự của Mỹ có tên Tháp 22 ở Đông Bắc Jordan.
Cái khó của Tổng thống Biden là nếu Mỹ không hành động dứt khoát, sẽ có nguy cơ gửi đi thông điệp về sự yếu kém, có thể dẫn đến nhiều cuộc tấn công hơn. Nhưng hành động quá mạnh mẽ lại có thể gây ra sự leo thang từ Iran và các đồng minh trong bối cảnh căng thẳng khu vực đã dâng cao do cuộc chiến của Israel với Hamas ở Gaza và lực lượng Houthi tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Andrew Borene, Giám đốc điều hành của công ty tình báo mối đe dọa toàn cầu có tên Flashpoint, nói với Newsweek rằng cảnh báo của Tổng thống Biden là việc sử dụng quyền hạn để phá vỡ và làm suy giảm” khả năng của Iran và các nhóm đồng minh của nước này.
Ông nói thêm rằng sự trả đũa sẽ toàn diện hơn các cuộc tấn công một lần mà Mỹ đã thực hiện nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến Iran cho đến nay, bởi vì “những gì đã làm đều không hiệu quả”. Ông nói: “Mục tiêu phải thay đổi vì mức độ bạo lực, gián đoạn thương mại toàn cầu cũng như các cuộc tấn công nhằm vào vận tải thương mại và dân thường phải chấm dứt”.
Theo tờ Newsweek, giới chuyên gia đánh giá có ba kịch bản trả đũa có thể xảy ra:
1. Nhắm mục tiêu vào các cơ sở của IRGC ở Iraq và Syria
Có nhiều căn cứ, kho vũ khí và trung tâm huấn luyện trên khắp Iraq và Syria thuộc về lực lượng dân quân được cho là do Iran hậu thuẫn, được Đặc nhiệm Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) huấn luyện, trang bị và tài trợ.
Cho đến nay, các cuộc tấn công bằng tên lửa dẫn đường chính xác vào các căn cứ như vậy đã không ngăn cản được lực lượng phiến quân, vốn đã tiến hành hơn 170 cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ trong khu vực kể từ khi xung đột ở Gaza bùng phát ngày 7/10/2023.
Video đang HOT
Cơ sở Tháp 22 của quân đội Mỹ ở Jordan nơi bị UAV tự sát tấn công hôm 28/1. Ảnh vệ tinh: Pianet
Theo tờ Politico, các quan chức Mỹ đã nói đến các lựa chọn bao gồm tấn công nhân lực Iran ở Syria, Iraq hoặc tài sản hải quân Iran trên Vịnh Ba Tư.
Dennis Fritz, giám đốc Mạng Truyền thông Eisenhower (EMN), nhận định: “Tôi nghĩ lựa chọn hàng đầu của chính quyền Biden sẽ là nhắm vào các cơ sở của IRGC ở Syria và Iraq”.
Nhưng Fritz, sĩ quan đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, cho rằng một động thái như vậy có thể khiến Iran đáp trả trực tiếp “bằng các cuộc tấn công vào tàu và căn cứ Mỹ ở Trung Đông” và điều này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến rộng hơn.
2. Tấn công mạng
Chuyên gia Andrew Borene cho biết, các nhóm liên kết với Trục Kháng chiến do Iran hậu thuẫn đã thực hiện các cuộc tấn công mạng kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) chống lại các chính phủ, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng và các tổ chức truyền thông. Điều đó có nghĩa là hành động trả đũa của Mỹ có thể có yếu tố mạng.
Theo ông, trong số các biện pháp nhẹ nhàng mà Mỹ có thể xem xét là trừng phạt tài chính mạnh mẽ hơn nhắm vào các thành viên của chính quyền Iran và gia đình họ, nhưng cũng có thể bao gồm các cuộc tấn công mạng. Ông Borene nói: “Bạn không cần phải phóng đầu đạn vào Iran để phá vỡ năng lực quân sự của họ”.
“Thay đổi này cũng sẽ là một sự chuyển hướng sang một chiến dịch làm suy giảm, phá vỡ và cuối cùng có thể phá hủy mạng lưới này”, vị chuyên gia nói thêm.
3. Tấn công trực tiếp vào Iran
Các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen cũng như triển khai các tài sản hải quân của Mỹ tới những vị trí răn đe cho đến nay vẫn không ngăn cản được bạo lực của nhóm phiến quân vốn được cho là do Tehran hậu thuẫn. Điều đó thúc đẩy những lời kêu gọi trả đũa trực tiếp hơn đối với chính Iran.
Tàu M/V Genco Picardy mang cờ hiệu Quần đảo Marshall bị thiết bị bay không người lái tấn công trên Vịnh Aden, ngày 18/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho biết trong một bài đăng trên X: “Điều duy nhất mà Iran hiểu là vũ lực. Chừng nào họ chưa phải trả giá bằng cơ sở hạ tầng và nhân sự của mình, các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Mỹ sẽ tiếp tục”.
Chuyên gia Borene nói rằng cuộc tấn công ở Jordan hôm 28/1 “mở ra một loạt các hoạt động mà cho đến nay có lẽ không được công chúng Mỹ chấp nhận”.
“Hoạt động tấn công các mục tiêu sẽ làm suy yếu và vô hiệu hóa khả năng của Iran trong việc cung cấp thêm tài nguyên cho các nhóm khủng bố thực hiện các cuộc tấn công kiểu này”, ông bình luận.
Nhưng cả Washington và Tehran đều đã khẳng định họ không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh toàn diện. Hơn nữa, Tehran có thể đáp trả bằng cách cố gắng đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi vận chuyển 20% lượng dầu và khí đốt của thế giới qua đó, giáng một đòn mạnh vào kinh tế thế giới.
Phó giám đốc EMN, Matthew Hoh, nhận định: “Tấn công hạn chế vào các mục tiêu ở Iran sẽ gây ra sự trả đũa tương xứng của Tehran. Vì thế, các cuộc tấn công vào cơ sở của Lực lượng Vệ binh Iran hoặc các căn cứ không quân và hải quân sẽ chứng kiến các cuộc tấn công đáp trả vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria”.
Ông Hoh nói: “Phản ứng của Iran trước vụ Mỹ ám sát Tướng Qassem Soleimani vào tháng 1/2020 là một ví dụ điển hình. Hy vọng rằng đó là nơi mọi chuyện sẽ kết thúc”.
Ông cũng cảnh báo: “Tuy nhiên, có nguy cơ nó không kết thúc và một chu kỳ ăn miếng trả miếng ngày càng leo thang đang diễn ra – bị thúc đẩy bởi áp lực chính trị nội bộ của Mỹ và Iran”.
Biến động tại Trung Đông đóng băng tuyến đường thương mại tham vọng của Mỹ
Kế hoạch sâu rộng của Mỹ nhằm hướng thương mại Âu-Á qua Trung Đông đang đứng trước nguy cơ bị đình trệ trước cả khi được triển khai.
Tuyến đường thương mại tham vọng
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa), Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman tại phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 9/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Xung đột Israel-Hamas đã ngăn chặn tiến độ Hành lang Kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu (IMEC). Đó là dự án được Mỹ và các đồng minh đưa ra vào năm 2023 nhằm xây dựng các tuyến đường sắt mới trên bán đảo Arab.
Khi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi làm gián đoạn hoạt động vận tải ở Biển Đỏ và tình trạng hỗn loạn lan rộng khắp khu vực, IMEC rơi vào cảnh đóng băng. Trang Bloomberg cho rằng đó là một bước thụt lùi đối với chiến lược của Mỹ, vì kế hoạch này phục vụ nhiều mục đích: đối trọng với "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, xây dựng ảnh hưởng ở Global South (nhóm các quốc gia đang phát triển tại châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á) và đẩy nhanh tiến trình nối lại quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.
Bà Romana Vlahutin, cựu đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) và hiện là thành viên của Quỹ Marshall Đức, đánh giá: "Đây là dự án khiến Iran, Trung Quốc, Nga thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng. Đó cũng là bằng chứng hàng đầu về tầm quan trọng chiến lược của dự án".
Khi được hỏi liệu xung đột khu vực có khiến dự án dừng lại hay không, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết trong một cuộc họp ngày 23/1 rằng những nỗ lực đặt nền móng cho dự án vẫn đang diễn ra.
Ông Kirby nói: "Mặc dù chủ yếu xoay quanh hệ thống đường sắt, nhưng sẽ có cả trung tâm hậu cần và bền vững trên tuyến đường, đồng thời mang đến cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng và việc làm. Đó là quá trình kéo dài nhiều năm".
IMEC được củng cố tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào tháng 9/2023, qua cái bắt tay ba bên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman.
Trọng tâm của IMEC là tuyến đường sắt mới sẽ kết nối với mạng lưới vận tải đường biển và đường bộ hiện có. Ông Biden gọi đây là "khoản đầu tư khu vực có thể thay đổi cuộc chơi".
Các nhà phân tích cũng coi dự án này là một bước tiến tới hiệp ước giữa Israel và Saudi Arabia. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ vào tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết cách tiếp cận của Washington là hướng tới một thỏa thuận liên quan đến bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab chủ chốt cũng như giải pháp chính trị cho người Palestine. Ông nhấn mạnh đó là mục tiêu của Mỹ trước ngày 7/10/2023.
Dự án chỉ nằm trên giấy?
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Yemen tuần tra trên Biển Đỏ ngày 4/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Diễn biến tại Trung Đông khiến IMEC đột ngột dừng lại. Tuyến đường thương mại dài khoảng 4.800 km này đi qua các quốc gia vốn đang trong tình trạng cảnh giác cao độ đề phòng bị cuốn vào cuộc chiến.
Người dân Arab đang rất bất bình về con số người dân thường thiệt mạng ở Gaza. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ của những quốc gia tham gia IMEC như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) phải hành động cẩn trọng. Trong khi đó, Saudi Arabia đang không chấp nhận thỏa thuận với Israel trừ khi có một con đường rõ ràng để thành lập nhà nước Palestine.
Tuy nhiên, Bloomberg nhận định IMEC có thể đã sụp đổ ngay cả khi không có xung đột ở Trung Đông. Ông Craig Singleton, thành viên cấp cao tại "Foundation for Defense of Democracies" (Tổ chức Bảo vệ Dân chủ) đánh giá mặc dù IMEC có vẻ nhiều hứa hẹn trên giấy tờ, nhưng những yếu tố phức tạp trong khu vực luôn đặt ra thách thức trong việc triển khai.
Mỹ khẳng định duy trì hệ thống phòng thủ 'thích hợp' trên Bán đảo Triều Tiên Theo hãng tin Yonhap, ngày 24/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Mỹ đang duy trì hệ thống phòng thủ "thích hợp" trên Bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng khi Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm vũ khí. Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin truyền hình...