Ba kịch bản nổ ra chiến tranh ở Triều Tiên
Những tính toán sai lầm từ căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên đều có thể đẩy khu vực vào một cuộc chiến hủy diệt quy mô lớn.
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson của Mỹ. Ảnh: US Navy
Việc Mỹ mới đây bất ngờ điều cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson đến gần bán đảo Triều Tiên nhằm đối phó với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang khiến dư luận quốc tế lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở khu vực này, theo Vox.
Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình Không phổ biến vũ khí Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho rằng tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay có thể dẫn tới ba tình huống tồi tệ nhất, đẩy khu vực và thế giới vào thảm họa chiến tranh.
Triều Tiên hiểu nhầm
Trong tình huống thứ nhất mà Lewis đặt ra, lãnh đạo Triều Tiên có thể hiểu lầm rằng Mỹ đang có những động thái ráo riết để phát động một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này, buộc Bình Nhưỡng phải ra tay trước để tự vệ.
Dù Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây khẳng định Mỹ vẫn theo đuổi chính sách phi hạt nhân hóa Triều Tiên chứ không phải thay đổi chế độ ở quốc gia này, việc Washington đột nhiên điều cả cụm tàu sân bay chiến đấu hùng hậu đến Hàn Quốc có thể khiến Bình Nhưỡng cảm thấy lời nói của ông Tillerson không đáng tin cậy, củng cố niềm tin rằng Mỹ đang hình thành thế trận tấn công.
Theo Lewis, học thuyết quân sự của Triều Tiên được xây dựng dựa trên niềm tin rằng họ sẽ phải đối mặt với một cuộc xâm lược quy mô lớn của “đế quốc Mỹ và tay sai Hàn Quốc”, nên Bình Nhưỡng sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ đất nước, kể cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Lewis cho rằng nếu Triều Tiên quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân từ ngày đầu tiên trong cuộc chiến tiềm tàng với Mỹ, Hàn Quốc và có thể là Nhật Bản sẽ bị hủy diệt nặng nề đến mức liên quân Mỹ – Hàn gần như không thể thực hiện các chiến dịch quân sự tương tự, hoặc cái giá mà họ phải trả cao đến mức một cuộc xâm lược thành công là điều không thể.
Những vụ thử hạt nhân liên tiếp trong thời gian qua của Triều Tiên cho thấy quốc gia này đã đạt đến năng lực hạt nhân đáng gờm, với những tên lửa tầm xa có thể bắn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, thậm chí là lục địa Mỹ.
Những vụ phóng thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên cũng được coi là hoạt động diễn tập cho phương án tấn công phủ đầu vào các sân bay hay mục tiêu quân sự có giá trị cao ở Hàn Quốc, Nhật Bản mà Mỹ nhiều khả năng sẽ sử dụng để phát động một cuộc xâm lược vào Triều Tiên.
Tuy nhiên, chiến lược này của Triều Tiên chỉ có thể thành công nếu họ là người tung ra đòn đánh hạt nhân trước, dựa trên đánh giá của lãnh đạo Triều Tiên về nguy cơ bị Mỹ xâm lược. Điều khiến Lewis lo ngại là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có lời nói, hành động khinh suất nào đó, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại coi đó là mối đe dọa thực sự và quyết định ra tay trước để ngăn chặn một cuộc tấn công vũ trang. Đến lúc đó, mọi thứ sẽ thực sự vượt tầm kiểm soát.
Hàn Quốc phản ứng mạnh với đòn khiêu khích của Triều Tiên
Triều Tiên thường bị tố có những hành động khiêu khích nhắm vào Hàn Quốc. Năm 2010, một chiếc tàu ngầm của họ bị cáo buộc đã phóng ngư lôi, đánh đắm tàu chiến Cheo-nan của hải quân Hàn Quốc. Pháo binh Triều Tiên sau đó còn pháo kích xuống một đảo tiền tiêu của Hàn Quốc. Năm ngoái, một binh sĩ Hàn Quốc trọng thương vì dính mìn do Triều Tiên gài ở khu phi quân sự.
Các binh sĩ lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Lewis cho rằng những hành động này liên tục thách thức giới hạn chịu đựng của các nhà lãnh đạo Hàn Quốc. Trong trường hợp Triều Tiên thực hiện một hành động khiêu khích quá đà vượt ngưỡng chịu đựng của dư luận và chính quyền Hàn Quốc, thảm họa sẽ thực sự xảy ra.
Lãnh đạo Hàn Quốc ngày càng thể hiện rõ quyết tâm làm hết sức mình để đáp trả các đòn khiêu khích của Triều Tiên, trong đó có nguy cơ mà họ lo sợ nhất là một cuộc tấn công hạt nhân. Seoul gần đây đã phát triển các loại tên lửa đạn đạo và hành trình tấn công chính xác, thành lập lực lượng đặc nhiệm chuyên trách ám sát lãnh đạo Triều Tiên.
Nhiều chính trị gia Hàn Quốc tin rằng nếu họ có thể loại bỏ được ông Kim Jong-un, Triều Tiên sẽ mất khả năng phát động cuộc tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc. Tuy nhiên nếu kế hoạch này của họ được thực thi nhưng thất bại, mọi tính toán sẽ sụp đổ và một cuộc chiến hủy diệt chắc chắn sẽ xảy ra.
Trump ‘đâm lao phải theo lao’
Trong kịch bản này, Lewis cho rằng Mỹ có thể cảm thấy bị mất mặt khi Triều Tiên có những hành động trái ngược với những gì ông Trump truyên bố rằng tình hình ở bán đảo này đã được kiểm soát. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục đưa ra những đòn khiêu khích liên tiếp, bất chấp việc Trump tuyên bố rằng Triều Tiên đã bị kiềm chế. Cuối cùng, các quan chức Nhà Trắng tin rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Pháo binh bờ biển Triều Tiên khai hỏa. Ảnh: KCNA
Trong trường hợp đó, Trump sẽ quyết định cô lập Triều Tiên giống như những gì Mỹ đã làm trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003: Huy động lực lượng quân sự tới khu vực, tập hợp vài đồng minh, yêu cầu Quốc hội trao quyền sử dụng vũ lực để sẵn sàng cho một cuộc xung đột lớn với Triều Tiên.
Lewis lo ngại rằng chính quyền Trump, giống như chính quyền tiền nhiệm Bush năm 2003, đều tin rằng cuộc chiến này sẽ rấ dễ dàng đạt được mục tiêu, trước khi trở nên lúng túng trước một cuộc khủng hoảng mà họ không thể kiểm soát được.
Trí Dũng
Theo VNE
Nga hết sức lo ngại Mỹ có thể tấn công Triều Tiên
Nga hy vọng cuộc thảo luận sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ tại Moscow sẽ đạt hiệu quả, nhưng cũng lo ngại Washington có thể quyết định đơn phương tấn công Triều Tiên.
Tàu sân bay USS Carl Vinson (phải). Ảnh: Inquirer
"Chúng tôi hết sức lo ngại về những gì Washington đang suy tính đối với Triều Tiên, sau khi gợi ý khả năng về kịch bản quân sự đơn phương", Reuters dẫn Bộ Ngoại giao Nga hôm nay phát thông cáo. "Quan trọng là phải hiểu làm thế nào điều đó đáp ứng nghĩa vụ tập thể về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, điều được ủng hộ trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Bộ Ngoại giao Nga phát thông cáo trước thềm chuyến thăm đầu tiên tới Moscow của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ông Tillerson dự kiến gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm nay, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nga đang sụt giảm xuống mức thấp ở thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này quan ngại về nhiều khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm vấn đề Libya, Yemen và Syria, nhưng Moscow đặc biệt quan ngại về Triều Tiên.
Triều Tiên nổi lên là một trong những vấn đề cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nước này đã 5 lần thử hạt nhân và đang làm việc để chế tạo các tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân vươn được đến Mỹ. Một nhóm tàu tấn công do một tàu sân bay hạt nhân Mỹ dẫn đầu đang hướng về phía tây Thái Bình Dương nhằm phô trương sức mạnh.
Về vấn đề Syria, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ hy vọng Mỹ sẽ nhất trí với một cuộc điều tra quốc tế về vụ tấn công bằng khí độc ở Syria. Tàu chiến Mỹ hôm 7/4 phóng tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân Syria để phản ứng với sự kiện, dù Syria bác bỏ cáo buộc đứng sau cuộc tấn công.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hàn Quốc hạ thấp khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên Hàn Quốc hạ thấp khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên bởi Seoul muốn giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng và Washington ủng hộ lập trường này. Chiến đấu cơ F-18 hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Reuters. "Không cần phải lo lắng quá nhiều", Yonhap dẫn lời Lee Duck-hang, người phát...