Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine

Theo dõi VGT trên

Đã hơn 100 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Các chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương đã vạch ra ba kịch bản kết thúc cuộc chiến này trong bài viết trên trang Marketwatch.

Kịch bản 1: Ukraine dần bị kìm hãm

Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine - Hình 1
Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí do phương Tây viện trợ. Ảnh: Getty Images

Nga có thể củng cố cây cầu trên bộ của mình với Bán đảo Crimea và không kiểm soát hoàn toàn phần còn lại của bờ Biển Đen của Ukraine. Nga có thể phong tỏa thành phố cảng Odessa, tiếp tục ném bom cơ sở hạ tầng ở những nơi khác trên khắp Ukraine và sáp nhập các phần của miền nam và đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng.

Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:

Tổng thống Putin kêu gọi ngừng bắn vào đầu năm 2023 nhưng chưa sẵn sàng cho một thỏa thuận hòa bình. Ông vẫn hy vọng sẽ giành được nhiều thứ hơn cũng như sự nhượng bộ từ NATO, chẳng hạn như việc công nhận Crimea là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nga nếu người dân đồng ý trong một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể vẫn được duy trì và điều kiện kinh tế của Nga ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu có thể cũng rơi vào suy thoái, làm gia tăng bất bình chính trị về lạm phát và tình trạng thiếu hàng hóa.

Có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu quy mô lớn dẫn đến bạo loạn và bất ổn gia tăng từ Sri Lanka đến Ai Cập (nơi đã cảm nhận được tác động của chiến tranh). Trong khi đó, mô hình thương mại có thể xấu đi đáng kể sau khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia và Malaysia tăng cường chủ nghĩa bảo hộ lương thực. Phản ứng chậm chạp từ Nhóm G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Bất ổn có thể gia tăng ở châu Phi và châu Á, trong khi các chính trị gia cánh tả gia tăng ở Mỹ Latinh.

Đến năm 2023, các đồng minh NATO có thể tiếp tục gửi nhiều viện trợ quân sự nguy hiểm hơn khi Ukraine cố gắng chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng. Chất lượng và số lượng của khoản viện trợ này làm gia tăng xung đột giữa NATO và Nga.

Vào cuối năm 2023, sự đồng thuận của phương Tây có thể trở nên rạn nứt. Lo ngại về chi phí kinh tế, nỗi thống khổ của người Ukraine, gánh nặng người tị nạn và lo ngại leo thang căng thẳng, Đức và Pháp dẫn đầu một nỗ lực đa quốc gia nhằm thúc ép Ukraine tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Nga.

Video đang HOT

Kịch bản 2: Nga không đạt được lợi ích nào

Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine - Hình 2
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo kịch bản này, nhờ các chiến thuật ngày càng thành thạo của Ukraine cộng với một cuộc phản công thành công ở khu vực phía đông Donbass, Nga có thể bị đẩy lùi về khu vực trước thời điểm tháng 24/2 (kiểm soát Crimea và các phần của phe đòi độc lập ở Donetsk và Luhansk) vào đầu năm 2023. Nhưng Ukraine sẽ khó giành được thêm nhiều bước tiến. Bất chấp các lô vũ khí tối tân của phương Tây gửi tới, các lực lượng Ukraine có thể chỉ đạt được tiến bộ tối thiểu.

Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:

Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu áp lực để đạt được một thỏa thuận với Ukraine.

Bắt đầu từ đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ấn Độ có thể thúc đẩy ngừng bắn khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, Ukraine có thể phản đối, còn Nga vẫn hy vọng đưa quân trở lại.

Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng có thể bắt đầu âm thầm thúc đẩy một khuôn khổ ngoại giao chính thức: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để kêu gọi các cuộc đàm phán tại Geneva giữa Ukraine và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cộng với Đức để tìm ra giải pháp. Riêng ông Tập Cận Bình và ông Macron cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Đảng Cộng hòa ở Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11/2022, khiến ngày càng nhiều nhà lập pháp Cộng hòa hối thúc chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và tập trung sự chú ý vào Bắc Kinh.

Kịch bản 3: Ukraine giành lại gần như tất cả mọi thứ

Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine - Hình 3
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 23/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhờ viện trợ vũ khí của phương Tây, Ukraine có thể có lợi thế mạnh. Trong khi đó, Nga không có khả năng thay thế khí tài quân sự ở mức độ cần thiết (do các lệnh trừng phạt của phương Tây). Nga có thể hoàn toàn bị đẩy ra khỏi Ukraine, ngoại trừ Crimea.

Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:

Ngày càng có nguy cơ Nga trả đũa hạt nhân để ngăn chặn viện trợ quân sự của phương Tây. Khi Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công để chiếm lại bán đảo Crimea, Tổng thống Putin có thể triển khai các tên lửa đầu đạn hạt nhân Iskander-M (SS-26) ở đó và đe dọa sẽ sử dụng chúng nếu lực lượng của Ukraine tiến lên. Chiến tranh Thế giới thứ ba có thể xảy ra nếu những nỗ lực hòa giải khẩn cấp của Pháp và Trung Quốc thất bại.

Mỹ và Liên minh châu Âu khác biệt về vấn đề dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt chống Nga. Châu Âu có thể mặc cả bằng cách giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí và các mặt hàng khác theo thỏa thuận mà một phần doanh thu của Nga sẽ được gửi để tái thiết Ukraine.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chững lại, chỉ đạt 1% vào năm 2023

Hiện nay, những gì diễn ra tiếp theo trên chiến trường sẽ quyết định liệu cuộc xung đột hiện nay cuối cùng sẽ có lợi cho Nga hay Ukraine. Với rất nhiều biến số đang diễn ra, rất khó để dự báo các kịch bản. Nhưng trong mọi trường hợp, thiệt hại kinh tế sẽ rất sâu sắc không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với phần còn lại của thế giới.

Theo ông Mathew Burrows và ông Robert A. Manning tại Hội đồng Đại Tây Dương, thay vì chờ đợi kết quả của cuộc chiến, các nhà hoạch định chính sách phải khẩn trương tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển và mối đe dọa suy thoái ở phương Tây.

Trong khi đó, nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột không phải là không có. Sử dụng các biện pháp ngoại giao để tránh bước leo thang như vậy là rất quan trọng nếu xung đột được kiềm chế và không bao trùm toàn thế giới.

Khái niệm chiến lược mới của NATO: Nga là mối đe dọa chính, Trung Quốc lần đầu xuất hiện

Khái niệm chiến lược mới của NATO sẽ mô tả Nga là mối đe dọa chính đối với khối này, còn Trung Quốc sẽ xuất hiện lần đầu tiên trong bản tài liệu.

Khái niệm chiến lược mới của NATO: Nga là mối đe dọa chính, Trung Quốc lần đầu xuất hiện - Hình 1
Ảnh minh họa: Getty Images

Theo đài RT, thông tin trên do Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO Julianne Smith đưa ra ngày 1/6.

Phát biểu tại một sự kiện, bà Smith nói rằng ngay cả trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đánh giá rằng ngôn ngữ mô tả về Nga từ năm 2010 đã rất lỗi thời và cần được thay đổi đáng kể.

Khái niệm chiến lược hiện tại của NATO được công bố vào năm 2010, bốn năm trước khi Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Theo tài liệu dài 35 trang này, hợp tác NATO-Nga có tầm quan trọng chiến lược vì góp phần tạo ra không gian hòa bình, ổn định và an ninh chung. NATO cũng tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự với Nga và do đó nhằm mục đích tăng cường tham vấn chính trị và hợp tác thực tế với Nga.

Bà Smith nói: "Chúng tôi phần lớn đồng ý rằng Nga là thách thức lớn, mối đe dọa chính mà liên minh NATO đang phải đối mặt trong thời điểm này, và do đó, chúng tôi sẽ nhấn mạnh về Nga ngay từ đầu".

Bà cũng tiết lộ rằng các thành viên NATO đồng ý rằng lần đầu tiên phải đưa Trung Quốc vào một phần của khái niệm chiến lược. Vào tháng 6/2021, lãnh đạo các quốc gia và chính phủ NATO đã đưa vào Thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Brussels một đoạn viết: "Ảnh hưởng ngày càng tăng và các chính sách đối ngoại của Trung có thể đặt ra những thách thức mà chúng ta cần cùng nhau giải quyết với tư cách là một liên minh".

Khái niệm chiến lược mới dự kiến ​​sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 29-30/6 tại Madrid. Bà Smith cho biết tài liệu này sẽ tồn tại trong 10 năm.

Bên cạnh khái niệm chiến lược, các nhà lãnh đạo NATO có thể sẽ đưa ra tuyên bố riêng về hoạt động của Nga ở Ukraine và những tác động đối với an ninh toàn cầu.

Trong những năm qua, Nga đã cảnh báo về quá trình mở rộng về phía đông của NATO, coi đây là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia. Khả năng Ukraine gia nhập liên minh NATO trong tương lai bị Nga coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công quân sự hiện nay.

Sau cuộc chiến ở Ukraine, ngày 18/5, hai nước Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nghênh nguyện vọng của hai nước trở thành thành viên của NATO. Ông cũng bày tỏ tin tưởng việc Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh quân sự sẽ giúp tăng cường an ninh chung của khu vực.

Các nhà ngoại giao cho biết tất cả 30 quốc hội của các nước trong liên minh có thể mất tới một năm để thông qua quyết định kết nạp hai quốc gia Bắc Âu trên.

Trước đây, Phần Lan và Thụy Điển duy trì quan điểm trung lập về quân sự. Động thái gia nhập NATO của hai nước này sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với cấu trúc an ninh của châu Âu trong nhiều thập kỷ, phản ánh sự thay đổi quan trọng về lập trường tại khu vực Bắc Âu kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2 vừa qua.

Nga đã đưa quân vào Ukraine sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk. Nga đã công nhận độc lập của các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là Donetsk và Lugansk.

Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Ukraine khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025

Tin đang nóng

Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
Nữ chính phim cổ trang 19+ từng áp lực, xấu hổ khi nhận là diễn viênNữ chính phim cổ trang 19+ từng áp lực, xấu hổ khi nhận là diễn viên
05:53:59 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"
07:03:52 23/02/2025
Đến nhà cô bạn thân chơi, trở về tôi muốn ly hôn chồng ngay khi thấy một vật ở nhà bạnĐến nhà cô bạn thân chơi, trở về tôi muốn ly hôn chồng ngay khi thấy một vật ở nhà bạn
08:28:13 23/02/2025
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song SongĐiểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song
06:14:25 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025

Tin mới nhất

Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch

Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch

08:24:24 23/02/2025
Trước đó, Đức Giáo hoàng đã được đưa vào bệnh viện Gemelli, ở Thủ đô Rome của Italy vào ngày 14/2 vừa qua, sau khi gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp trong nhiều ngày trước đó.
Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

07:38:55 23/02/2025
Tuy nhiên, một số chuyên gia thính học đang bày tỏ lo ngại rằng việc lạm dụng công nghệ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ

06:22:24 23/02/2025
Ngoài ra, ông Villeroy de Galhau cũng để ngỏ khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống 2% vào mùa hè năm nay nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh thị trường tài chính đang chịu nhiều biến động.
Tổng thống Nga tiết lộ khả năng mới của tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Tổng thống Nga tiết lộ khả năng mới của tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

06:20:40 23/02/2025
Ông Putin nhấn mạnh rằng các nhà khoa học Liên bang Nga đã từng ấp ủ ý tưởng phát triển các hệ thống như vậy từ cuối những năm 1980, nhưng công nghệ vật liệu khi đó chưa đủ tiên tiến để biến chúng thành hiện thực.
Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine

Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine

06:14:24 23/02/2025
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Tướng Kyrylo Budanov, cũng cho rằng một thỏa thuận ngừng bắn giữa Liên bang Nga và Ukraine có thể đạt được trong năm nay.
Triều Tiên - Trung Quốc nối lại các tour du lịch sau 5 năm gián đoạn

Triều Tiên - Trung Quốc nối lại các tour du lịch sau 5 năm gián đoạn

06:10:15 23/02/2025
Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới vào đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19. Trước cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này, công dân Trung Quốc chiếm đông nhất trong số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Triều Tiên.
Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

05:54:22 23/02/2025
Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là động thái tốt, song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

22:14:27 22/02/2025
Hai con tin Tal Shoham (40 tuổi) và Avera Mengistu (39 tuổi) đã được thả trước đó tại Rafah, miền Nam Gaza. Con tin thứ sáu, Hisham Al-Sayed (36 tuổi), dự kiến sẽ được thả tại thành phố Gaza.
Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

22:07:03 22/02/2025
Sau khi thành công kết nối Mỹ và Nga, Saudi Arabia tiếp tục đặt mục tiêu trở thành trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran.
Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

22:05:43 22/02/2025
Luật sư Lauren Bateman - thuộc nhóm pháp lý Public Citizen, không đề cập trực tiếp đến khả năng kháng cáo nhưng cho biết các bước pháp lý tiếp theo đang được xem xét nhằm tìm kiếm giải pháp lâu dài để ngăn chặn kế hoạch của chính quyền.
Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

22:00:21 22/02/2025
Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là động thái tốt , song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.
Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

21:23:29 22/02/2025
Ông Yermak cho biết thêm Chính phủ Ukraine đang trong quá trình mời các công ty LNG của Mỹ đến nước này để thảo luận về cách đáp ứng nhu cầu LNG từ Mỹ ngay lập tức .

Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô đâm xe máy kéo dài 10km ở Vĩnh Phúc

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô đâm xe máy kéo dài 10km ở Vĩnh Phúc

Pháp luật

09:26:43 23/02/2025
Cơ quan Công an cũng tiến hành xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của Thành tại Bệnh viện Lạc việt, kết quả: 48,7 mmol/l. Test nhanh ma túy đối với Thành kết quả âm tính.
Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làm đẹp

09:23:16 23/02/2025
Tia UV không chỉ tác động đến bề mặt da mà còn thâm nhập vào sâu bên trong, làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Điều này khiến da dễ bị tổn thương, khó phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao châu á

09:20:14 23/02/2025
Nỗi đau mất vợ khiến chồng của Từ Hy Viên dừng mọi hoạt động; trong khi Sunmi lao đao giữa cáo buộc lừa đảo tiền ảo.
Mật ngữ Tarot: Chọn 1 lá bài để biết tháng 2 Âm lịch tới bạn có gặp được quý nhân phù trợ không?

Mật ngữ Tarot: Chọn 1 lá bài để biết tháng 2 Âm lịch tới bạn có gặp được quý nhân phù trợ không?

Trắc nghiệm

09:16:18 23/02/2025
Tháng 2 Âm lịch này liệu bạn có nhận được sự trợ giúp của người xung quanh không?Chọn 1 lá bài để biết trong tháng 2 Âm lịch bạn có kiếm được nhiều tiền không?
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út

Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út

Góc tâm tình

09:10:07 23/02/2025
Mặc dù con gái lớn có công chăm sóc nhưng tôi vẫn không an tâm giao tài sản cho nó. Vợ chồng tôi đều là giáo viên đã về hưu.
Chiếc áo khoác sang trọng, đa năng đáng sắm nhất mùa nắng là đây

Chiếc áo khoác sang trọng, đa năng đáng sắm nhất mùa nắng là đây

Thời trang

09:09:22 23/02/2025
Áo khoác crop (áo khoác lửng/áo khoác ngắn) chính là chiếc áo khoác mùa hè đáng giá nhất mùa nắng. Lý do vì khi mặc lên, nàng được che nắng, được tạo kiểu thời trang và vẫn được tận hưởng sự thoáng mát dễ chịu dù tiết trời nắng nóng.
Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp

Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp

Sao việt

08:19:46 23/02/2025
Trường Giang khiến fan bất ngờ với diện mạo trẻ trung sau giảm cân; Vân Dung mang đến tiếng cười với màn bắt trend hài hước.
SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới

SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới

Tv show

08:17:28 23/02/2025
Chương trình Tân binh toàn năng tiếp tục công bố nghệ sĩ thứ ba đảm nhận vai trò Nhà sản xuất toàn năng. Và đúng như dự đoán đó là SOOBIN.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Ông Nhân tủi nhục khi bị mắng là "lão già mất nết"

Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Ông Nhân tủi nhục khi bị mắng là "lão già mất nết"

Phim việt

08:15:24 23/02/2025
Trong lúc Nguyên đang điên tiết vì bị chú Thuỵ đòi lại xe ô tô thì lại bị người đàn ông vô gia cư lao người vào đầu xe mình... Cơn giận dữ của Nguyên không kìm lại được.
Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

Du lịch

08:08:55 23/02/2025
Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Cù Lao Chàm