Ba khoảnh khắc dấu yêu
Một đời dấu yêu, chẳng qua chỉ vỏn vẹn ba khoảnh khắc.
ảnh minh họa
Khoảnh khắc đầu tiên xảy ra trên giảng đường năm thứ hai đại học. Cô trò chuyện với anh ngồi bên cạnh rất tâm đầu ý hợp. Anh biết cô là người Vũ Hán, lúc sắp tan lớp, anh hỏi: “Thế sau này tôi đi Vũ Hán chơi, tìm bạn, có được không?”. Cô bảo: “Tất nhiên rồi!”. Tiện tay cô xé một trang sổ vẽ vội đường đi đưa cho anh.
Khoảnh khắc thứ hai là lúc trên sân ga. Hát hò, khóc lóc, vẫy tay chào, tiễn từng người bạn học, cuối cùng đứng lại trên sân ga còn có hai người, lúc nửa đêm phương bắc, trời tháng Sáu cũng lành lạnh, vào lúc trăng sao cũng tối đen, anh đột ngột nói: “Em biết không, anh đã yêu em rất lâu rồi!”.
Cô kinh ngạc ngẩng đầu, nhìn gương mặt anh, hốt nhiên hiểu ra tất cả, vì sao mỗi ngày gặp anh, nắng cũng rạng rỡ hơn. Cô gần như thảng thốt đáp lại: “Em cũng vậy!”. Nhưng tiếng còi tàu từ xa tới đã nuốt hết tất cả âm thanh.
Sau này, cô gửi hết lá thư này tới lá thư khác cho anh, nhưng bặt vô âm tín, cô không rõ vì sao, nhầm địa chỉ, hay là… nhầm trái tim? Từ đó cô nghĩ hẳn không bao giờ gặp gỡ, nhung nhớ, nhưng có lần trong đêm thâu mộng thấy anh đi về phía cô, dường như muốn thổ lộ cùng nhau hàng trăm nghìn lời nói, nhưng lại chỉ đau đớn, im lặng, quay đi… Cô bàng hoàng tỉnh dậy, ngồi trên giường tới tận bình minh.
Video đang HOT
Khoảnh khắc thứ ba, là sáu năm sau. Cô vừa cưới, cùng chồng đi Thượng Hải hưởng tuần trăng mật. Người chồng đôn hậu yêu thương không rõ vì sao vợ nhất định lại đòi ghé vào một thành phố nhỏ như An Khánh để tìm một người bạn học cũ.
Nhưng địa chỉ anh ghi cho cô thành bãi cỏ hoang từ bao giờ, cả một dãy phố đã biến mất. Đứng đầu phố đầy đất cát, họ chẳng biết hỏi qua bao người, mới có một thanh niên kinh ngạc: “Anh trai tôi đây mà!”.
Sáu năm mới gặp, mà như mới chia tay. Anh điềm đạm hỏi: “Em đến ư?”. Cô đáp: “Vâng em đã đến!”.
Vẫn chỉ trò chuyện vài lời. Công việc của anh thất thường, anh cười cười: “Hồi đó, suýt chút nữa anh đi Vũ Hán, công việc rồi quan hệ đã thu xếp xong rồi, bố anh lại mất… Thế là nhà chỉ còn mẹ già và em trai… Chả đi nổi!”.
Có phải là đêm cô mơ thấy anh đi tới?
Ngồi một lúc, hoàng hôn buông xuống, thấy chồng nhìn đồng hồ, cô đứng dậy cáo từ, nói một câu lịch sự: “Đến Vũ Hán, tới nhà em chơi nhé, anh biết địa chỉ mà.7″. Anh đáp điềm đạm: “Anh biết!”, rồi mở ngăn kéo, trong đó có một tờ giấy.
Tám năm trước, cô tiện tay xé trang sổ, mực đã bay màu, có dấu mũi tên còn đậm, chỉ vào nhà cô…
Dấu yêu, chỉ còn ba khoảnh khắc đó, trong đời…
Theo Iblog
Lời nói dối của cha
Cha mẹ nó lớn tuổi mới cưới nhau. Hồi đó, gia đình nghèo khó. Mẹ mất sớm, cha tần tảo nuôi 3 anh em nó nên người. Nhà gần sông, nhưng cha đau yếu, ít khi có được con cá mà ăn, mà có được bữa cá đã là thịnh soạn lắm với anh em nó rồi. Nó còn nhớ, mỗi lúc ăn cá, cha thường bảo: "Để tao ăn đầu và xương"
Nó nhanh nhẩu: "Tại sao hả cha?"
Cha nó nói vẻ mặt nghiêm nghị, kiểu răn dạy: "Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau-cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn. Có vậy mà cũng không hiểu hả?"
Tâm hồn trẻ con, nó và hai đứa em đinh ninh là cha nói thật. Mỗi lúc đến bữa ăn, nó còn nhanh nhẩu sẻ ra từng phần. Bỏ đầu và xương qua cho cha nó. Ba anh em tranh nhau phần thịt. Có những lúc nó cũng phân vân, những khi như thế, cha nó lại bảo: "Hồi nhỏ, ông bà nội cho tao ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi."
Thấm thoắt thoi đưa, anh em nó lớn lên, và cha nó già đi. Sau này, khi nó đủ hiểu biết những lời cha nó nói trước đây là nói dối. Thì cũng là lúc đời sống của gia đình nó khấm khá hơn. Anh em nó có thể thay cha đi đò, đi sông, mò cua, thả cá. Vì thế mà cha nó cũng thỉnh thoảng ăn thịt, hay ăn thường xuyên nó cũng chẳng nhớ. Vì tuổi trẻ bồng bột, không dám- không ngẫm ngĩ nhiều về yêu thương, hay vì cha nó cố tìm cách cho "lời nói dối" được anh em nó chấp nhận hơn, nó cũng chẳng còn nhớ.
Để đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.
Hôm nay là ngày giỗ lần thứ 10 của cha nó. Nhìn di ảnh ba gầy còm, nhưng nở một nụ cười tươi sáng. Nhìn con cá chiên to đùng, lấp lánh mỡ mà vợ đặt lên bàn thờ, nó chợt bất giác rơi lệ. Một cơn đau từ đâu hiện về nhói lòng vô tận.
Nó phải quay mặt đi để lau hàng lệ, để giấu vợ con. Nhưng nó không thể xóa đi được hình dáng cha già còm cõi, xiêu vẹo bước đi bên sông, "cha đi thả cá mùa nước nổi". Rồi sau đó là những trận thương hàn triền miên hành hạ ông. Nó không thể xóa đi được cái ý nghĩ "nếu cha ăn nhiều thịt hơn, thì đã không già yếu như thế". Vừa khấn vái, nó lại bất giác kêu lên những tiếng "cha" từ trong cổ họng.
Đến lúc ra bàn ăn. Nhìn vợ đang xẻ thịt con cá, để bỏ đi phần đầu và xương. Nó giữ tay vợ lại:"Em, để anh ăn đầu, đừng bỏ đi".
Vợ hiểu. Vợ nó bỏ đầu cá qua cho chồng. Chỉ có cô con gái nhỏ là thắc mắc "Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy".
Nó xoa đầu con gái, nuốt cục nấc đang chầu chực nơi cổ họng vào trong, bảo "Dạo này ba hay đau đầu, nên ăn đầu sẽ hết đau con gái à, cái này gọi là ăn đầu bổ đầu đấy con yêu".
Nó vừa ăn vừa cố cho những giọt nước mắt không tràn xuống bát cơm...
Theo Guu
Hạnh phúc sao thật như một giấc chiêm bao? Rồi nên có những ngày ta thấy mặn nơi đầu môi, cảm nhận được nhưng giọt nược mắt đã rơi cho những lần bản thân quá yếu đuối. Thấy được cả những hy vọng đang mòn dần mòn dần bởi những thứ thật vời vợi. Thấy mình nhìn bóng mình hay hắt tựa trời xa? Thế giới này chẳng phải là điều bất...