Ba khả năng có thể xảy ra trong vụ 4 người chết tại Thanh Hóa
Liên quan đến cái chết của 4 người trong một gia đình ở 218 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa, có thể đặt ra nhiều trường hợp như: tự tử, bức tử, giết người. Trong vụ án này không loại trừ cả ba khả năng trên.
Đó là những ý kiến chia sẻ của luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Giám đốc Công ty luật hợp danh Hoàng Gia, thuộc đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa – với phóng viên.
Ông có theo dõi và nghiên cứu về những thông tin, tình tiết liên quan đến vụ 4 người trong một gia đình chết tại số nhà 218 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa xôn xao dư luận những ngày qua?
Luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng gia, thuộc đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa.
Luật sư Trịnh Ngọc Ninh: Thực tế qua phương tiện thông tin đại chúng và thực trạng hiện trường vụ án, tôi cũng có biết, bây giờ đang trong quá trình điều tra. Mọi nhận định, kể cả phía cơ quan điều tra phát ngôn hay phía luật sư, phía người dân đều là giả thiết mang tính cá nhân. Còn thực tế để tìm ra được nguyên nhân thực của vụ án thì phải chờ kết luận điều tra.
Theo báo cáo kết quả điều tra ban đầu vụ 4 người chết tại số nhà 218 Trần Phú của Công an tỉnh Thanh Hóa thì đây là một vụ đầu độc vợ con rồi tự sát. Ông đánh giá như thế nào về kết quả điều tra ban đầu này?
Tôi khẳng định đây chỉ là nhận định mang tính cá nhân ban đầu chứ chưa phải là kết luận điều tra. Nhận định ban đầu có thể là đúng, có thể là không đúng, nhưng hoàn toàn nó không có tính pháp lý. Ở góc độ pháp lý thì không có vụ việc dùng nhận định ban đầu làm căn cứ để xác định, mà chỉ đơn giản là thông tin đến công luận và những người liên quan về tiến trình ban đầu.
Trong vụ án này có một bức thư tuyệt mệnh được cho là của anh Ngô Lê Hà để lại, có nhắc đến tên của một nhân vật có mối quan hệ trong làm ăn. Theo ông thì những nội dung trong bức thư có được coi là bằng chứng hay chứng cứ để buộc tội người có quan hệ làm ăn đẩy gia đình nạn nhân đến thảm cảnh này?
Bức thư tuyệt mệnh và băng ghi âm bằng điện thoại cơ quan điều tra thu giữ tại hiện trường
Nếu như khẳng định bức thư đó là căn cứ để buộc tội thì chắc chắn rằng không có bất cứ một cơ quan pháp luật nào dám khẳng định, việc đó phải được điều tra một cách toàn diện. Việc quan hệ làm ăn với đối tác có nợ nần ví dụ như trong trường hợp cụ thể này, đó là một chuyện hết sức bình thường. Còn việc có dấu hiệu tội phạm, bức tử để đẩy người khác đến cái chết hoặc làm nhục người khác để người ta phải tìm đến cái chết, hoặc giết người đó thì mới cấu thành tội mà pháp luật mới trừng trị được.
Video đang HOT
Còn nếu như trong trường hợp chỉ thông qua một bức thư nhắc đến tên một ai đó thì đó không phải là cơ sở để buộc tội. Bức thư và tất cả những gì thu giữ được ở hiện trường là một trong những nguồn chứng cứ để đánh giá, xem xét có dấu hiệu của tội phạm hay không. Ở đây chỉ được coi là có dấu hiệu của tội phạm, làm căn cứ cho cơ quan điều tra vụ án.
Liên quan đến nhân vật được anh Hà nhắc đến trong bức thư tuyệt mệnh có quan hệ làm ăn và có đưa tiền dùng để “chạy” dự án, cơ quan điều tra đã làm việc với nhân vật này. Vậy ông đánh giá thế nào về trường hợp này?
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra có quyền tiến hành các biện pháp xác minh. Trong trường hợp này, nếu chưa khởi tố vụ án vẫn có quyền mời những người liên quan lên để làm việc, xác minh ban đầu. Đây được coi là quy trình tiền tố tụng, xác minh về tin báo, về tố giác tội phạm.
Ở đây có sự kiện đó là chết người xảy ra được quần chúng báo, công an xuống để làm việc. Đó là việc xác minh tin báo tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, là chuyện hết sức bình thường. Đây được gọi là quy trình xác minh tin báo tố giác tội phạm ở giai đoạn tiền tố tụng.
Nếu khởi tố vụ án thì đây được gọi là thực hiện điều tra. Tôi đánh giá vụ án này được sự quan tâm của dư luận, đồng thời cơ quan công an tỉnh là đơn vị giải quyết thì các quy trình liên quan đến gửi giấy báo cho những người liên quan là thủ tục.
Vụ án gây xôn xao dư luận tại Thanh Hóa
Trong trường hợp vụ án chết người không được khởi tố thì những tình tiết có liên quan như việc vay nợ, “chạy” dự án cơ quan điều tra có thể tách ra để tiến hành điều tra?
Trong trường hợp liên quan đến các vấn đề vay nợ, kể cả khởi tố vụ án tìm ra được hung thủ giết người mà nếu như không liên quan đến việc vay nợ đối với hung thủ giết người thì đó là quan hệ dân sự. Bởi vì quan hệ vay nợ làm ăn là quan hệ dân sự và nếu như người tham gia giao kết đã chết rồi thì người thừa kế của họ theo quy định của pháp luật sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ đó để tiếp tục thực hiện. Trong trường hợp không thể hòa giải được thì đưa vụ kiện ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến cái chết có thể đặt ra mấy trường hợp như: Một là tự tử, tức là không ai giết mình, không ai đe dọa giết mình cả, mình tự tìm đến cái chết thì không có tội phạm. Thứ hai là trường hợp bức tử, thì người bức tử phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng phải chứng minh được người đó bắt người này phải chết bằng lời nói, bằng hành động, bằng các sức ép về cả vật chất lẫn tinh thần. Trường hợp thứ ba có thể xảy ra đó là giết người, giết người là một người dùng các phương tiện, công cụ phạm tội để thực hiện việc tước đoạt sinh mạng của người khác. Trong vụ án này không loại trừ cả ba khả năng trên. Tôi đánh giá trong trường hợp này có thể tự tử, có thể bức tử và cũng có thể là giết người. Cái đó phải được cơ quan điều tra kết luận thì mới có thể khẳng định là nó rơi vào trường hợp nào.
Xoay quanh nhân vật được nhắc đến trong thư tuyệt mệnh, anh Hà có nói người này chính là “kẻ lừa đảo”, nếu có những chứng cứ để lại chứng minh việc nhân vật này lừa đảo tiền của anh Hà thì người này có bị truy tố?
Dư luận đang rất quan tâm đến những tình tiết liên quan đến vụ án
Quan hệ làm ăn, quan hệ vay nợ là quan hệ dân sự, còn lừa đảo là quan hệ hình sự, là hành vi của một người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu có đầy đủ bằng chứng để chứng minh điều đó thì đương nhiên cơ quan công an phải khởi tố và xử lý hình sự đối với người có hành vi lừa đảo.
Trong vụ án này, theo tôi không thể đánh giá vội vàng đây là vụ án giết người, vụ án bức tử hay là trường hợp tự sát. Một lúc 4 người chết một cách đột ngột như thế đương nhiên là phải điều tra hết sức kỹ càng. Chắc chắn là cơ quan điều tra họ cũng có định hướng, kể cả việc thông tin báo chí cũng có thể là một định hướng để sớm tìm ra bản chất của vụ án.
Trong trường hợp này, báo chí phải làm sao để đưa ra các luồng nhận định và định hướng dư luận phải biết kiên trì chờ đợi kết quả điều tra. Tôi đánh giá, cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa có đủ phương tiện, điều kiện, trình độ để làm sáng tỏ vụ án này.
Xin cảm ơn ông!
Duy Tuyên (thực hiện)
Theo Dantri
Thanh Hóa: Triệu tập nhân vật bí ẩn trong tâm thư
Sáng 4/11, cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập ông V.T.D (44 tuổi, trú tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), người được nhắc tên trong thư tuyệt mệnh dài 7 trang của ông Ngô Lê Hà để lại trong vụ 4 người chết tại Thanh Hóa.
Hiện trường vụ án
Trước đó, như VnMedia đã đưa tin, ngày 1/11, gia đình và người thân ông Ngô Lê Hà (chủ cửa hàng điện máy Hà Nhung, ở số 218, Trần Phú, TP Thanh Hóa), không thấy mở cửa bán hàng như thường lệ và không liên lạc được.
Đến 21h30 phút người thân và hàng xóm phá cửa tầng 2 vào nhà, thì phát hiện ông Hà đã chết trong tư thế treo cổ ở tầng 1, vợ ông Hà và 2 con trai mỗi người chết ở 1 phòng khác nhau tại gác lửng, tầng 2 và tầng 3.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an TP. Thanh Hóa tiến hành các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ để điều tra, làm rõ.
Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định, 4 người chết gồm: Chồng: Ngô Lê Hà (SN 1970), chết ở tầng 1; Vợ: Trần Thị Nhung (SN 1973), chết ở phòng ngủ tầng 2; Con trai: Ngô Duy Tân (SN 1992), chết ở phòng ngủ tầng 3; Con trai: Ngô Quang Ninh (SN 2003), chết ở phòng ngủ tầng lửng.
Tại hiện trường, Cơ quan CSĐT thu giữ được nhiều vỏ thuốc tân dược, thư tuyệt mệnh, file ghi tuyệt mệnh và nhiều giấy tờ thể hiện việc vay nợ của anh Hà trong hoạt động kinh doanh.
Tài liệu điều tra sơ bộ ban đầu nhận định: Ông Hà do nợ nần trong hoạt động kinh doanh với số tiền lớn nên túng quẫn, đã đầu độc vợ và 2 con trai chết bằng thuốc tân dược (thời gian chết từ 3-4h sáng, ngày 1/1/2015), sau đó khoảng 4h15' ngày 1/11/2015, anh Hà đã treo cổ tự tử tại tầng 1.
Đặc biệt, trong thư tuyệt mệnh dài 7 trang được cho là ông Hà viết để lại, nội dung ngoài việc nợ nần, túng quẫn còn nhắc nhiều đến người tên là V.T.D.
Giữa ông Hà và ông D. có quan hệ tiền bạc với nhau, ông Hà tỏ ra ân hận vì đã thiếu tỉnh táo trong quan hệ, làm ăn dẫn tới nợ nần chồng chất, làm khổ gia đình, anh em, dòng họ. Có 6 trang liên lục nhắc đến tên ông V.T.D, mà ông Hà gọi là "kẻ lừa đảo" đã đẩy ra đình ông lâm vào bi kịch.
Ông Hà quen ông V.T.D vào năm 2011, sau đó ông D. đã chủ động tìm gặp ông Hà khoe có nhiều mối quan hệ ở các bộ, ngành TƯ và tỉnh Thanh Hóa nên có thể giúp ông Hà "chạy" các dự án. Thấy ông Hà quan hệ với D., bà Trần Thị Nhung (vợ ông Hà) đã nhiều lần cảnh báo ông không được quan hệ làm ăn với V.T.D., nhưng ông đã không nghe.
Hiện nội dung buổi làm việc giữa Công an với ông D. chưa được tiết lộ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Vụ 4 người chết ở Thanh Hóa: Lật tìm mối quan hệ giữa nạn nhân và 'kẻ lừa đảo' Ông Hà quen ông V.T.D vào năm 2011, sau đó ông D đã chủ động tìm gặp ông Hà 'khoe' có nhiều mối quan hệ ở các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Thanh Hóa nên có thể giúp ông Hà 'chạy' các dự án. Bà Trần Thị Nhung (vợ ông Hà) đã nhiều lần cảnh báo ông không được quan hệ làm ăn...