Bà Kamala Harris có thể thay đổi chính sách đối với xung đột ở Dải Gaza?
Quan điểm thẳng thắn của bà Kamala Harris về cuộc xung đột ở Dải Gaza ám chỉ sự thay đổi có thể xảy ra so với chính sách của ông Joe Biden đối với Israel, khi bà giành được đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Manassas, Virginia, Mỹ, ngày 23/1/2024. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Phó Tổng thống Mỹ sẽ vắng mặt một cách đáng chú ý trong bài phát biểu của nhà lãnh đạo Israel trước Quốc hội Mỹ ngày 24/7. Các nhà phân tích cho rằng đây là tín hiệu rõ ràng về mối quan ngại của bà đối với thương vong của dân thường trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Bà Harris chưa từng phản đối các chính sách của ông Biden về vấn đề Israel. Tuy nhiên, bà luôn là quan chức chính quyền Mỹ lớn tiếng kêu gọi ngừng bắn trong cuộc xung đột.
Ông Colin Clarke, Giám đốc nghiên cứu tại Soufan Group, nhận định rằng với việc ông Biden bất ngờ rời khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Harris sẽ có cơ hội “làm lại từ đầu” về một vấn đề mà trước đó có nguy cơ làm mất lòng một bộ phận cử tri Dân chủ trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.
“Cuộc xung đột ở Gaza là vấn đề mà ông Biden và bà Harris có sự khác biệt nhất. Tôi nghĩ sẽ có những người trong phe của bà thúc đẩy bà nêu rõ sự khác biệt đó”, ông nói.
Chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân
Người dân sơ tán khỏi khu phố Shuja’iya, phía Đông thành phố Gaza ngày 27/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Biden đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas kể từ khi phong trào này bất ngờ tấn công miền Nam Israel vào ngày 7/10/2023. Ông chủ Nhà Trắng cũng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Tel Aviv mặc dù có những bất đồng với Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Theo thống kê của AFP dựa trên số liệu của Israel, cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel đã khiến 1.197 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường. Hamas cũng bắt giữ 251 con tin, trong đó 116 người vẫn bị giam giữ ở Gaza.
Trong khi đó, dẫn số liệu từ Cơ quan Y tế Gaza, hãng tin AFP cho biết chiến dịch quân sự trả đũa của Israel ở Gaza đã khiến ít nhất 39.090 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.
Trong khi bà Harris không phản đối chính sách của ông Biden về vấn đề này, tuyên bố của bà về cuộc xung đột có phần tế nhị hơn ông chủ Nhà Trắng.
Hồi tháng 3, bà đã đưa ra những tuyên bố được coi là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của bất kỳ viên chức chính quyền Mỹ nào khi bà kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt “nỗi thống khổ tột độ” của người dân và chỉ trích Israel vì không cung cấp đủ viện trợ cho Gaza.
Sau đó, bà đã đưa ra một loạt phát biểu được coi là “vượt giới hạn” của Nhà Trắng về số thương vong và tình hình nhân đạo tồi tệ ở Gaza.
Video đang HOT
Cam kết không lay chuyển với Israel
Vấn đề này giờ đây sẽ càng được chú ý khi ông Netanyahu đến thăm Washington vào tuần này.
Phản ánh thực tế mới của một tổng thống sắp mãn nhiệm và người thay thế ông làm ứng cử viên của đảng Dân chủ, ông Biden và bà Harris sẽ có các cuộc họp riêng với Thủ tướng Israel.
Chiến dịch của bà Harris cho biết chuyến đi vận động tranh cử đã lên lịch trước đó đến một hội nữ sinh da màu ở Indianapolis khiến bà không thể đảm nhiệm vai trò thông thường của một Phó tổng thống là chủ trì Quốc hội trong chuyến thăm của ông Netanyahu.
Nhóm tranh cử của bà đã nhanh chóng hành động để dập tắt những lời chỉ trích.
“Chuyến vận động tranh cử của bà Harris đến Indianapolis vào ngày 24/7 không nên được hiểu là sự thay đổi lập trường của bà đối với Israel”, một cố vấn nói và lưu ý rằng bà Harris đã đưa ra cam kết không lay chuyển đối với an ninh của Israel.
Chuyên gia Clarke cho rằng quyết định của bà Harris không hẳn là “lạnh nhạt”, nhưng rõ ràng, ông cho rằng “nếu bà Harris muốn dự sự kiến đó, bà có thể. Đó là một tín hiệu cho thấy mọi thứ sẽ khác”.
Tác động của cuộc bầu cử Mỹ đối với xung đột ở Gaza
Ông Joe Biden (phải) và bà Kamala Harris liên danh trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 ở Wilmington, Delaware, ngày 12/8/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Cuộc chiến ở Gaza vẫn là một yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Chính sách của ông Biden đã khiến nhiều cử tri đảng Dân chủ tức giận và đe dọa hy vọng giành chiến thắng của đảng ông tại tiểu bang Michigan, nơi có đông đảo người Mỹ gốc Arab sinh sống.
Song Harris và gia đình bà đã đi ngược lại sự chia rẽ chính trị về vấn đề này. Chồng bà – ông Doug Emhoff – người Do Thái đầu tiên là phu quân của Phó tổng thống Mỹ – đã xuất hiện trước công chúng nhiều lần để lên án tình trạng bài Do Thái gia tăng kể từ ngày 7/10/2023.
Ông Peter Loge, trưởng khoa Truyền thông và Quan hệ công chúng tại Đại học George Washington, cho rằng quan điểm về cuộc xung đột ở Gaza của bà Harris có thể có một chút khác biệt với ông Biden.
Ông cũng nói thêm rằng điều này cũng sẽ giúp bà trở nên khác biệt với ông Donald Trump – người hoàn toàn ủng hộ Israel.
“Bà Harris có cơ hội để có một lập trường tinh tế hơn một chút, thừa nhận những lo ngại đó trong khi vẫn ủng hộ Israel – để tạo ra một chút khoảng cách để khiến nhóm những người phản đối ủng hộ Israel cảm thấy hài lòng”, ông Loge nhận định.
Sáng ngày 23/7, Phó Tổng thống Harris tuyên bố bà đã nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Trong phát biểu, bà Harris bày tỏ tự hào vì đã nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết để giành tấm vé đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới.
Một cuộc khảo sát không chính thức do hãng tin AP thực hiện cho thấy bà Harris đã được 2.214 đại biểu ủng hộ, nhiều hơn mức 1.976 cần thiết để được đề cử khi đại hội của đảng Dân chủ diễn ra trong tháng 8.
Kênh liên lạc 'đặc biệt' giúp làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Iran
Một số nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas tiến hành nhằm vào miền Nam Israel và dẫn đến cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Iran và Mỹ sử dụng "kênh Saudi Arabia" để trao đổi thông điệp và làm dịu căng thẳng ở Gaza. Ảnh: AFP/SPA
Chín tháng kể từ khi Riyadh và Tehran khôi phục quan hệ sau nhiều năm thù địch, Saudi Arabia đã đảm nhận vai trò mới là trung gian giữa Iran và Mỹ, ba nguồn tin ở Iran mới đây cho biết.
Các quan chức cấp cao ở Riyadh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp các thông điệp giữa hai nước trên và giảm bớt căng thẳng về cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Quá trình này bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, khi Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Riyadh về cuộc chiến ở Gaza với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab.
Một quan chức Iran cho biết Ngoại trưởng Amirabdollahian đã mang theo một thông điệp đến hội nghị để chuyển tới Mỹ thông qua các quan chức Saudi Arabia. Nguồn tin này xác nhận phía Saudi Arabia sau đó đã chuyển thông điệp đó tới các quan chức cấp cao ở Mỹ.
Một nguồn tin khác trong Bộ Ngoại giao Iran tiết lộ rằng Saudi Arabia đã được sử dụng làm cầu nối giữa hai bên cùng với Oman, Qatar và Thụy Sĩ, những quốc gia đôi khi đại diện cho Mỹ về mặt ngoại giao tại Tehran.
Bốn nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas thực hiện vào Israel và dẫn đến cuộc chiến ở Gaza.
Iran là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất của Hamas và các nhóm khác như Hezbollah ở Liban và Houthi ở Yemen, vốn đã tấn công Israel cũng như các mục tiêu có liên quan đến Israel và Mỹ khi Tel Aviv thực hiện chiến dịch tấn công leo thang vào Gaza.
Theo nguồn tin của Bộ Ngoại giao Iran, các thông tin liên lạc giữa Iran và Mỹ chủ yếu tập trung vào việc kiềm chế căng thẳng và tránh leo thang lớn hơn trong khu vực.
Nguồn tin trên cho biết Tehran đã cảnh báo Mỹ về những hậu quả tiềm tàng nếu cuộc chiến của Israel ở Gaza, vốn đã khiến hơn 24.000 người thiệt mạng , dẫn đến căng thẳng khu vực lên mức không thể kiểm soát.
Những điều này sẽ bao gồm việc Israel bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn và gia tăng áp lực an ninh đối với quân đội Mỹ.
Tàu khu trục USS Cole của Mỹ bị hư hại nghiêm trọng sau một vụ tấn công liều chết trên Vịnh Aden. Ảnh: AFP/TTXVN
Đưa ra những nhượng bộ
Nguồn tin đầu tiên cho biết Saudi Arabia đã được sử dụng như một cầu nối khi căng thẳng gia tăng sau vụ Israel ám sát các chỉ huy cấp cao của những quốc gia và nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn trong khu vực.
Sau khi Israel ám sát Tướng Razi Mousavi thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào ngày 25/12 vừa qua, một phái đoàn Saudi Arabia đã đến thăm Tehran với thông điệp từ Washington nói rằng Mỹ muốn kiềm chế xung đột ở Gaza.
Cụ thể, Mỹ đã đề xuất những nhượng bộ tiềm tàng liên quan đến Israel, chẳng hạn như Washington sẽ không ủng hộ các quan chức Israel cực hữu, vốn thống trị trong chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Điều này sẽ phụ thuộc vào việc Iran không tìm cách làm chệch hướng nỗ lực thiết lập mối quan hệ đầy đủ giữa Israel và Saudi Arabia, một quá trình bị gián đoạn do chiến tranh ở Gaza bùng nổ.
Vào ngày 8/1, Đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari xác nhận rằng Tehran đã nhận được thông điệp từ "một trong những quốc gia vùng Vịnh Ba Tư". Theo Đại sứ Akbari, nước này (ám chỉ đến Saudi Arabia) cử phái đoàn tới Iran với thông điệp từ Mỹ, đưa ra kế hoạch giải quyết xung đột cho toàn khu vực, thay vì chỉ giải quyết cuộc chiến ở Gaza.
Một nguồn tin khác của Iran cũng tiết lộ Mỹ đã sử dụng các kênh của Saudi Araboa để thông báo cho Tehran rằng họ sắp tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhóm đang tiến hành các cuộc tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ để làm gián đoạn nguồn cung cấp và thương mại của Israel.
Thông điệp kêu gọi Iran kiềm chế các nhóm ủy nhiệm trong cuộc tấn công của Mỹ, lưu ý rằng các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi ban đầu sẽ "không quá mạnh", nhưng nếu Tehran phản ứng mạnh mẽ thì Mỹ sẽ đáp trả quyết liệt.
Sau đó, lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện đợt không kích đầu tiên vào Houthi ở Yemen ngày 12/1. Ngày hôm đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Tôi đã gửi thông điệp tới Iran. Họ biết là không nên làm gì cả. Chúng tôi sẽ đảm bảo sẽ đáp trả Houthi nếu họ tiếp tục hành vi thái quá này, cùng với các đồng minh của chúng tôi".
Một cựu quan chức ngoại giao Iran nhận định đường dây liên lạc đang diễn ra giữa Washington và Tehran phản ảnh mong muốn của cả hai bên trong việc giảm căng thẳng và tránh một cuộc chiến tranh Trung Đông lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc trao đổi không chính thức giữa Iran và Mỹ về việc kiểm soát mọi thứ đang bị thử thách bởi các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của các nhóm vũ trang trong khu vực nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.
Đề xuất bất ngờ của Hamas về cách quản lý Dải Gaza và khu Bờ Tây sau chiến tranh Phong trào Hồi giáo Hamas đã đề xuất thành lập chính quyền độc lập gồm các nhân vật phi đảng phái tham gia điều hành Dải Gaza và khu Bờ Tây thời hậu chiến tranh với Israel. Bộ binh Israel được triển khai chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza, ngày 30/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trang tin TRT World ngày 12/7 dẫn lời thành...