Ba Huân bắt tay FPT thực hiện chuyển đổi tầm nhìn doanh nghiệp nông nghiệp số
Ngày 23/9, Tập đoàn FPT và Công ty Cổ phần Ba Huân chính thức ký kết hợp tác chuyển đổi số toàn diện, thực hiện tầm nhìn doanh nghiệp nông nghiệp số.
Theo thoả thuận hợp tác, FPT sẽ tư vấn cho Ba Huân – doanh nghiệp hàng đầu về chăn nuôi tại Việt Nam lựa chọn các giải pháp số phù hợp cho tất cả các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, cung ứng. Bên cạnh đó, FPT cũng tư vấn Ba Huân xây dựng sản phẩm, số hóa sản phẩm; Quản trị sản xuất tự động; Quản trị nguồn lực; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu…
Bước đầu, hai bên sẽ thực thi dự án Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP S/4HANA. FPT đồng hành cùng Ba Huân số hoá hệ thống phục vụ chuỗi chăn nuôi, sản xuất 3F (Feed – Farm – Food) bằng ứng dụng SAP S/4 HANA và các giải pháp Made by FPT.
Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân khẳng định, hợp tác giữa hai bên mang tính bước ngoặt của Ba Huân trong hành trình “chuyển mình” từ một doanh nghiệp nông nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp nông nghiệp số. Việc hợp tác sẽ giúp Ba Huân chuyển đổi số toàn diện, tinh gọn bộ máy vận hành, giúp ban lãnh đạo sâu sát hơn trong khâu quản trị của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số trên nền tảng SAP S/4HANA tạo điều kiện để Ba Huân sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới với tầm nhìn trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu quốc gia, từ đó, tiên phong thúc đẩy ngành nông nghiệp – chăn nuôi sẵn sàng đầu tư hệ thống công nghệ cao.
Hệ thống này cũng giúp Ba Huân quản lý khâu chăn nuôi từ trang trại giống, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi trồng và thu hoạch trứng đến nhà máy sản xuất thức ăn chế biến và quản lý việc phân phối sản phẩm. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn, FPT sẽ xây dựng cổng thông tin tương tác với các đại lý bán hàng. Hệ thống của FPT giúp Ba Huân nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh toàn chuỗi, giảm chi phí vận hành xuống mức thấp nhất, kéo theo giảm giá thành sản phẩm.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh, Ba Huân đã đi lên và thành công từ một sản phẩm rất nhỏ bé là quả trứng nhưng tầm nhìn và mô hình phát triển của Ba Huân đã cho thấy bằng sự trân trọng và bước đi chiến lược, các sản phẩm nông nghiệp Việt xứng đáng có vị thế lớn trên thị trường. Chuyển đổi số chắc chắn sẽ là động lực giúp Ba Huân có thêm sức mạnh để đi nhanh hơn, tạo nên nhiều cơ hội phát triển hơn cho người nông dân và những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Công nghệ hóa mô hình kinh doanh truyền thống là xu hướng của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây. Ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại hoá hệ thống quản trị là điều cốt lõi của quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt, ứng dụng giải pháp công nghệ sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho doanh nghiệp khi tạo ra những bước nhảy vọt về vận hành và kinh doanh.
2022 được xác định là một năm rất nhiều đổi mới của Ba Huân. Nhiệm vụ trọng điểm trong thời gian sắp tới của công ty bên cạnh phát triển mở rộng kinh doanh sẽ là chuyển đổi số. Thay đổi tư duy, áp dụng giải pháp công nghệ vào vận hành, Ba Huân kỳ vọng sẽ tạo ra “trứng vàng” trong vận hành, cải tiến quy trình, xây dựng môi trường làm việc số hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo đà tăng trưởng năng suất.
Cái bắt tay của MIFI với các "ông lớn" trong chuyển đổi số
Từ đầu năm 2022 đến nay, chạy theo "dòng chảy" chuyển đổi số quốc gia, hóa đơn điện tử an toàn MIFI đã thực hiện hàng loạt cái bắt tay với những "ông lớn" để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu chuyển đổi số theo chủ trương của Chính Phủ
Theo Tổng cục thống kê, năm 2021 gần 120 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh (tăng 17.8% so với năm 2020). Tại TP.HCM, con số này là 31.660 doanh nghiệp ngừng hoạt động (chiếm 26.4% trên tổng số cả nước).
Vào ngày 03/06/2020, Chính Phủ cũng đã công bố chủ trương "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", theo đó, chuyển đổi số tại Việt Nam đã có những chuyển mình đáng kể.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả lao động mà còn quản trị hiệu quả các hoạt động nội bộ. Từ đó rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng doanh thu khi áp dụng mô hình kinh doanh mới.
Rào cản cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Bên cạnh những nỗ lực chuyển đổi số không ngừng của doanh nghiệp và Chính Phủ, vẫn còn đâu đó không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn "cải tạo" mô hình kinh doanh. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp chưa chuyển đổi số như: Tài chính, thiếu nhân sự phân tích dữ liệu, quản trị rủi ro, đặc biệt là bảo mật dữ liệu và khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ mới áp dụng công nghệ một phần trong quy trình nhưng lại lầm tưởng rằng đã hoàn tất chuyển đổi số. Đó chính là khái niệm "bẫy chuyển đổi số" mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải.
Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Trọng Văn - CEO của Hóa đơn điện tử an toàn MIFI nhận định: "Khi thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp không chỉ cần giải pháp mà còn cần sự hỗ trợ, tư vấn để chuyển đổi số cho đúng, triệt để và tiết kiệm. Đây cũng là sứ mệnh mà MIFI chúng tôi đang hướng tới để mang lại giá trị cho cộng đồng."
Những "cú bắt tay" lịch sử của MIFI với các 'ông lớn" đầu ngành
Để thực hiện đúng theo những sứ mệnh đã đặt ra, từ đầu năm 2022, MIFI đã tổ chức hàng loạt các sự kiện hợp tác với các công ty đầu ngành, hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 5.000 doanh nghiệp trên cả nước.
"Phát súng" đầu tiên là sự hợp tác giữa 3 công ty Hóa đơn điện tử an toàn MIFI - CHILI - ODS. Trong khi MIFI mang đến giải pháp hóa đơn điện tử an toàn thì CHILI mang đến dịch vụ website cho doanh nghiệp, và ODS là tổng đài ảo tiết kiệm Cloudfone. Tiếp tục hành trình, MIFI đồng hành cùng Amazon Global Selling với vai trò chuyên gia cho chương trình "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá" giúp chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Đáng chú ý, MIFI còn hợp tác với VinHMS hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp ngành du lịch chuyển đổi số cùng các công ty thành viên thuộc Axys Group, mang đến hệ sinh thái online hàng đầu, thúc đẩy kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh ngành du lịch, hóa đơn điện tử MIFI còn đồng hành cùng doanh nghiệp vận tải khi hợp tác với VeXeRe tạo nên các gói hỗ trợ ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp thuộc ngành nghề này.
"Việc hợp tác với các doanh nghiệp đầu ngành giúp MIFI có thể tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp đa ngành một cách sâu sát, đồng thời nắm rõ hơn khó khăn của từng doanh nghiệp. Dự kiến đến cuối năm 2022, MIFI sẽ mở rộng hỗ trợ các ngành như bán lẻ, giải trí,...với con số lên tới 10.000 doanh nghiệp." - ông Văn chia sẻ thêm.
Bắc Giang thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Chia sẻ tại hội thảo "Chuyển đổi số doanh nghiệp", đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Bắc Giang chỉ rõ, 3 thách thức với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là chi phí, thay đổi tư duy và công nghệ. Hội thảo bồi dưỡng kiến thức và trải nghiệm trực tiếp "Chuyển đổi...