Bà hỏa thiệu rụi nhiều căn nhà ở An Giang
Sáng nay (3/3), tại ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú xảy ra 1 vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại 9 căn nhà, trong đó 4 căn bị thiêu rụi hoàn toàn
Sáng nay (3/3), ông Lê Minh Thuận, Phó chủ tịch UBND huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, hiện nay lãnh đạo huyện và xã Vĩnh Trường đã đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân ở ấp La Ma có nhà bị hỏa hoạn.
Hiện trường vụ hỏa hoạn.
Theo đó, vào khoảng 2 giờ sáng nay, 3/3, tại ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú xảy ra 1 vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại 9 căn nhà, trong đó 4 căn bị thiêu rụi hoàn toàn, 5 căn thiệt hại từ khoảng 30%, rất may không có thiệt hại về người. Tuy vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người, nhưng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đời sống 57 nhân khẩu, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng hơn 1,2 tỷ đồng.
Theo người dân địa phương cho biết, ngọn lửa bùng phát từ dãy nhà sàn của người Chăm. Ngay sau khi nhận tin báo cháy, lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường kết hợp Đội Cảnh sát PCCC & CNCH khu vực Châu Đốc khống chế đám cháy. Nguyên nhân ban đầu, được xác định là do chập điện.
Video đang HOT
4 căn nhà bị cháy hoàn toàn, 5 căn còn lại cháy khoảng 30%.
Hiện chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viện các gia đình bị hỏa hoạn, trước mắt, huyện và xã đã hỗ trợ 25 triệu đồng cho 4 hộ có nhà cháy hoàn toàn, 12 triệu đồng cho hộ có nhà bị cháy xém, cấp phát gạo, mùng mền cho đồng thời vận động bà con tạm ở nhờ người thân hoặc ở Thánh đường.
Bên cạnh đó, huyện An Phú chỉ đạo Ủy ban nhân xã Vĩnh Trường và Mặt trận Tổ quốc xã tiếp tục vận động các nguồn lực trong xã hội kịp thời động viên hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; trước mắt bố trí chổ ở tạm và cấp phát gạo cùng các nhu yếu phẩm cần thiết cho và con; đồng thời có phương án bố trí cho người dân có chỗ ở mới, để bà con sớm ổn định cuộc sống./.
Theo Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
Từ nuôi thỏ chơi chơi, giờ anh chàng này có lời 6 triệu/tháng
Từ ý định nuôi chơi ban đầu với 2 thỏ cái và 1 thỏ đực, đến nay anh Phạm Thành Chuẩn, sinh năm 1989 ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú (An Giang) đã có 1 chuồng nuôi thỏ với tổng số lượng đàn thỏ lên đến khoảng 400 con, mang lại thu nhập bình quân cho gia đình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, vì vậy mà mô hình nuôi thỏ của anh Chuẩn còn hứa hẹn làm giàu với quy mô lớn.
Trao đổi về nguyên nhân vì sao lựa chọn mô hình nuôi thỏ để phát triển kinh tế gia đình, anh Chuẩn cho biết, ban đầu chỉ là nuôi chơi vì anh thấy ở địa phương cũng nhiều người nuôi nhưng chưa ai đạt hiệu quả, thỏ dễ bị bệnh và không có nguồn đầu ra ổn định.
Ngoài ra, bản thân anh Chuẩn cũng không biết gì về kỹ thuật chăn nuôi thỏ, nhưng nuôi riết rồi quen, anh tự tìm tòi, học hỏi kiến thức trên mạng về kỹ thuật nuôi, cách phòng bệnh, nguồn thức ăn, cách làm chuồng trại...
Nhờ chịu khó tìm hiểu và áp dụng đúng cách vào chăn nuôi, nên các lứa thỏ của anh Chuẩn đều phát triển tốt, ít dịch bệnh và đạt trọng lượng khí xuất chuồng.
Anh Phạm Thành Chuẩn chăm sóc đàn thỏ của gia đình
Về kỹ thuật nuôi thỏ, cách làm chuồng thỏ, anh Chuẩn, chuồng nuôi thỏ nên đặt ở nơi cao thoáng, có chỗ thoát nước và xử lý phân. Trong chuồng nuôi, ngăn thành nhiều ô, được đặt cao ráo, cách mặt đất để dễ dàng dọn vệ sinh. Từ 1 đến 2 tuần phải vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi thỏ.
Ngoài ra, việc phối giống cho thỏ cũng được anh đặc biệt chú trọng. Anh cho biết, thỏ sinh sản được chọn ra từ các lứa thỏ trong chuồng. Thỏ giống phải khỏe, tăng trưởng tốt về trọng lượng. Đối với thỏ đực để phối giống, anh chọn mua từ nơi khác nhằm tránh việc cận huyết ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản.
Do giống thỏ sinh sản khá nhanh, một năm có thể đẻ trên 7 lứa, mỗi lứa đẻ bình quân từ 6 - 7 con, nên số lượng đàn thỏ của gia đình anh Chuẩn tăng khá nhanh. Sau hơn 1 năm, hiện giờ chuồng nuôi của anh đã có khoảng 400 con. Các loại thỏ bố, mẹ, thỏ con và thỏ đã tách đàn được nhốt trong các ô riêng, để tiện cho việc theo dõi sức khỏe và vệ sinh hằng ngày.
Anh Chuẩn cho biết, nguồn thức ăn của thỏ chủ yếu là rau muống, rau lang với số lượng từ 50 - 70 kg mỗi ngày. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thức ăn cho thỏ, gia đình anh đã dành 1.000m2 đất nông nghiệp của gia đình và thuê thêm 3.000m2 đất khác để trồng các loại rau trên.
Thức ăn cho thỏ phải sạch sẽ, không dính bùn đất và ẩm ướt, đây chính là một trong những yếu tố giúp thỏ tránh được các loại bệnh về đường ruột.
Anh Chuẩn cho biết thêm, hiện nay nhu cầu thị trường về thịt thỏ cao, trong khi đó nguồn hàng cung cấp lại ít, có nhiều thương lái tìm đến tận nhà mua thỏ với giá cao hơn khoảng 70.000 đồng/kg, nên gia đình anh đang tính phát triển thêm số lượng thỏ để tăng thêm nguồn thu nhập.
Nhờ chịu khó nghiên cứu đầu tư, mô hình nuôi thỏ đã giúp gia đình anh Chuẩn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, còn hứa hẹn làm giàu với quy mô lớn hơn.
Theo Lê Hồng (TT KNQG)
An Giang: Tất bật làm khô rắn, khô sặc rằn, khô lóc đồng bán Tết Thời điểm này, các cơ sở chế biến cá khô, mắm ở huyện đầu nguồn An Phú và các địa phương trong tỉnh An Giang tất bật vào mùa chuẩn bị cho thị trường Tết. Từ lâu, khô cá sặc rằn Khánh An, khô rắn Vĩnh Hội Đông, khô cá lóc đồng Thoại Sơn... không chỉ là những món "quà quê" ý nghĩa...