Bà hỏa thiêu rụi căn nhà ở Thái Nguyên, thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Một vụ hỏa hoạn xảy ra tại xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương vào sáng ngày 27/10 gây thiệt hại lớn về tài sản.
Vào khoảng 8h sáng ngày 27/10 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại gia đình chị Bùi Thị Hảo ở xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Theo một số nhân chứng tại hiện trường vào khoảng thời gian trên từ phòng ngủ của gia đình chị Hảo xuất hiện đám khói rồi sau đó ngọn lửa cháy lớn lan ra toàn bộ khu vực tầng 2 của gia đình này.
Hiện trường vụ cháy (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
Ngay sau khi phát hiện sự việc, chị Hảo đã lập tức báo tin cho chính quyền địa phương. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an xã Yên Ninh đã phối hợp với cảnh sát phòng cháy chữa cháy huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đến dập lửa và khống chế đám cháy.
Phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ đám cháy mới được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, tuy nhiên số tiền thiệt hại về tài sản ước tính lên tới gần 200 triệu đồng. Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được xác định là do chập điện.
Video đang HOT
Kiều Hải
Theo conglyxahoi
Sau bao năm bôn ba, trai trẻ về nhà nuôi gà thả đồi kiếm 200 triệu
Ở xóm Đồng Kem 4, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, hầu như ai cũng biết đến chàng trai trẻ Nông Minh Đức, một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên trẻ có chí hướng làm giàu. Mới 27 tuổi, Đức đã là chủ của một cơ ngơi trang trại gà với gần 600 con/lứa mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Đến thăm gia đình anh Nông Minh Đức vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp trò chuyện và hiểu thêm về chàng thanh niên trẻ có ý chí làm giàu này. Được biết, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2013, Đức đã xin vào làm việc tại một số doanh nghiệp ở Thái Nguyên, rồi sau đó lại bỏ vào TP.Hồ Chí Minh để lập nghiệp.
Mấy năm bôn ba, năm 2016 Đức đã quyết định trở về nhà, với hi vọng sẽ lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu anh quyết định sẽ xây dựng mô hình nuôi gà ta thả đồi.
Anh Đức đang kiểm tra gà trước khi xuất bán ra thị trường.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản sạch, anh Đức đã nghĩ ngay đến việc chăn nuôi gà ta thả vườn. "Lúc bấy giờ gia đình tôi có diện tích vườn, đồi khá rộng với hơn 8.000m2, rất phù hợp với chăn nuôi gà thả rông.
Đồng thời khi đó, bố mẹ cũng đã mua được dàn máy xay xát gạo, nghiền cám rất tiện lợi cho việc chế biến cũng như tận dụng thức ăn để chăn nuôi gà. Hơn nữa ở thời điểm đó đầu tư vào chăn nuôi gà cần rất ít vốn, mà giá bán và đầu ra cũng ổn định hơn chăn nuôi lợn" - anh Đức chia sẻ.
Sau khi khảo sát và tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà ở một số nơi trong và ngoài huyện, anh Đức đã quyết định tập trung vào chăn nuôi gà ta thả đồi. Ban đầu khi mới bắt tay vào xây dựng mô hình, anh nuôi thử nghiệm trước 3 lứa, với khoảng 100 con/lứa, sau tăng dần số lượng mỗi đàn.
Cho đến thời điểm này, anh đã gây dựng được hệ thống chuồng trại rộng khoảng 300m2 với thiết kế khép kín đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường cũng như kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Hiện tại, đàn gà của gia đình anh đã tăng lên 600 con/lứa. Lứa nọ gối lứa kia, trung bình mỗi năm anh nuôi được 6 lứa gà, đem lại nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Anh Đức cho biết, thời gian đầu bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, gà anh nuôi cũng hay bị bệnh và chết nhiều do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm nuôi. Không bỏ cuộc ở đó, anh đã lên mạng để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi gà, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi khác và thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến của bạn bè học chuyên ngành thú y về những triệu chứng bệnh ở gà. Nhờ đó, việc chăn nuôi gà của anh dần đi vào ổn định.
Gà thả trên vườn đồi của gia đình anh Đức.
Thế nhưng, khi gà được xuất bán, vấn đề đầu ra lại khiến anh phải trăn trở. Để giải quyết vấn đề, anh lại cất công đi mời chào bán sản phẩm tại các quán ăn, cửa hàng trên địa bàn huyện. Thậm chí anh còn đến tận nhà các gia đình có đám cưới để giới thiệu sản phẩm. Khi bắt đầu có nhiều người biết tiếng cơ sở, anh mở rộng địa bàn giới thiệu sản phẩm gà sạch trên toàn tỉnh Thái Nguyên, qua các kênh thông tin trên mạng internet.
Điểm khác biệt với nhiều hộ nuôi gà thả vườn khác đó là thức ăn cho gà của gia đình anh Đức hoàn toàn không dùng cám công nghiệp, thuốc tăng trọng mà chỉ dùng cám gạo, ngô nghiền trộn với rau muống, thân ngô non, cỏ voi nghiền nhỏ do gia đình anh tự sản xuất.
Ngoài ra, mỗi tuần, anh còn cho gà ăn thêm một bữa giun quế để bổ sung chất đạm. Vì không dùng cám tăng trọng nên thời gian nuôi gà của anh dài ngày hơn so với mô hình nuôi gà mía (6 tháng mới được xuất bán một lần). Chính vì thế, chất lượng gà thịt rất ngon, bán được giá cao hơn so với nhiều mô hình nuôi gà thả vườn khác. Có những thời điểm, gà của anh bán được với giá 130.000 đồng/kg gà hơi.
Mô hình chăn nuôi gà ta thả đồi của anh Đức không chỉ mang lại thu nhập cho kinh tế gia đình mà còn góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng. Anh Đức cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà lên 1.000 con/lứa, đồng thời sẽ tập trung và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gà ta thả đồi sạch, an toàn.
Theo Danviet
Hãi hùng: cán bộ xã quanh năm "làm bạn" với đàn rắn hổ mang Vượt lên trên những khó khăn ở làng quê thuần nông, anh Bạch Đình Thi ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thử nghiệm và thành công với mô hình nuôi rắn hổ mang kịch độc, mang lại nguồn thu nhập 150 - 200 triệu/năm. Trước kia gia đình anh chăn nuôi chủ yếu là lợn, gà với quy...