“Bà hỏa” rình rập ở các quán karaoke
Diện tích chật hẹp, cấu trúc không thông thoáng, không có lối thoát hiểm, khi xảy ra hỏa hoạn, các quán karaoke có nguy cơ trở thành “lò bát quái” khi lực lượng chữa cháy khó tiếp cận hiện trường.
Mối hiểm họa rình rập
Vụ cháy quán karaoke Nhật Thực (ngõ 43 phố Giảng Võ, Hà Nội) khiến 5 người thiệt mạng đã gióng lên hồi chuông về công tác PCCC nói chung và tại các cửa hàng kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng. Song, chỉ cần dạo qua các quán karaoke trên địa bàn Hà Nội, mọi người dễ dàng nhận thấy mối hiểm họa từ cháy nổ luôn rình rập tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ này.
Từ các quán hát cũ kỹ, có từ nhiều năm trước cho đến các cơ sở sang trọng, mới được đầu tư, những khách hàng cẩn trọng cũng không khỏi e ngại khi bước vào đây. Nét chung của hầu hết các cơ sở này là sự lộng lẫy, bắt mắt để thu hút du khách. Song, do đặc thù của dịch vụ, các cơ sở kinh doanh karaoke đều được thiết kế khép kín, ít lối thoát hiểm và đặc biệt có nhiều thiết bị điện.
Quá nhiều thiết bị điện trong những căn phòng khép kín, nhiều vật dễ bắt lửa (Ảnh: Nguyễn Dương)
Dọc phố Xã Đàn (quận Đống Đa), hàng loạt các quán karaoke sang trọng mọc lên từ khi con đường này được hoàn thành. Các phòng hát được bố trí dàn loa, màn hình khủng, phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài thang máy, mỗi tầng của các quán hát đều chỉ có một cầu thang nhỏ thông giữa các tầng. Mỗi phòng cũng chỉ có 1 cửa duy nhất để ra vào. Nhiều quán hát còn bố trí cả nhà vệ sinh khép kín ngay trong mỗi phòng hát.
Theo quan sát của chúng tôi, tường và trần mỗi phòng được thiết kế để cách âm giữa các phòng và với không gian bên ngoài. Các vật liệu được sử dụng đều thuộc dạng dễ bén lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Nguy hiểm hơn, xung quanh phòng hát, rất nhiều đèn trang trí được gắn trong tường, trên sàn nhà. Các đồ dùng trong phòng như salon, thảm trải nhà cũng là những vật dụng dễ dàng bắt lửa.
Tại một quán hát bình dân trên phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội), mỗi tầng của tòa nhà 5 tầng được thiết kế 3 phòng hát, mỗi phòng chừng 20m2. Ngoài 1 cửa ra vào duy nhất, các phòng hát không còn một lối thoát hiểm nào cho khách nếu hỏa hoạn xảy ra. Sự ngột ngạt trong mỗi phòng hát được chủ quán “hóa giải” bằng những chiếc điều hòa công suất lớn.
Nếu phòng nào khách hút thuốc, nhân viên quán sẵn sàng thắp nến khử mùi khói thuốc ngay trong phòng. Chỉ cần sơ suất, hỏa hoạn hoàn toàn có thể xảy ra.
Cửa hàng karaoke nơi chúng tôi đến đã đi vào hoạt động nhiều năm nay, chỉ có một lối lên là cầu thang bộ. Ngày cũng như đêm, lối cầu thang đều phải bật đèn vì xung quanh đã bị bịt kín. Đáng chú ý, dọc hành lang, cầu thang, trong phòng hát của quán này không có bình chữa cháy tại chỗ, cũng không gắn thiết bị báo cháy tự động.
Video đang HOT
Hầu như quán nào cũng chỉ có 1 lối thoát duy nhất và rất chật hẹp
Thờ ơ với “giặc lửa”
Trở lại vụ cháy quán karaoke Nhật Thực trên phố Giảng Võ trưa ngày 3/5, cơ quan chức năng nhận định, để xảy ra vụ việc có lỗi do chủ quán bất cẩn. Tuy nhiên, do chủ quán là Phạm Trung Nam (SN 1972, trú tại số 5 Phủ Doãn, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tử vong trong đám cháy, cơ quan chức năng không thể lấy lời khai cũng như gặp nhiều khó khăn trong quá trình giám định, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo một đại diện Công an quận Đống Đa, quán karaoke Nhật Thực có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn PCCC… Có mặt tại hiện trường khi vụ cháy xảy ra, PV Dân trí ghi nhận nhiều ý kiến của những người dân sống quanh khu vực xảy ra hỏa hoạn, cho rằng họ đã nghe thấy tiếng nổ trước khi phát hiện vụ cháy. Nguyên nhân chập điện, nổ cầu chì đang được cơ quan chức năng xem xét, làm rõ.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Hướng dẫn phòng cháy (Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) – cho biết, quán karaoke Nhật Thực có diện tích chật hẹp, chỉ có một đường duy nhất nên rất người ở trong khó thoát ra ngoài được khi xảy ra hỏa hoạn.
Nhận định về công tác phòng cháy chữa cháy tại các quán karaoke trên địa bàn Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn nói: “Đa phần các quán karaoke trên địa bàn Hà Nội được thiết kế giống nhau. Thường sử dụng các chất liệu dễ cháy như mút, gỗ… để trang trí và cách âm.
Bề ngoài các quán karaoke đều được thiết kế hình hộp bịt kín
Cấu trúc nhiều quán không thông thoáng, diện tích chật hẹp, không có lối thoát hiểm nên rất nguy hiểm. Có những quán sâu trong ngõ, khi xảy cháy, chúng tôi rất khó tiếp cận hiện trường để khống chế ngọn lửa. Mặt khác, nhiều quán không trang bị các thiết dụng cụ chữa cháy tại chỗ và hệ thống báo cháy tự động, nhân viên không được huấn luyện về công tác PCCC…”.
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, để đảm bảo an toàn, tất các quán karaoke cần có cấu trúc thông thoáng, có lối thoát hiểm; trang bị dụng cụ chữa cháy và lắp đặt thiết bị báo cháy tự động đầy đủ; nhân viên của quán phảiđược huấn luyện về công tác PCCC.
“Nhân viên và khách đến hát đều phải tuân thủ nghiêm về vấnđề PCCC. Nếu xảy ra hỏa hoạn, mọi người phải hết sức bình tĩnh, nhận định tình hình, tránh tháo chạy mà giẫm đạp lên nhau, dùng vải tẩm ướt nước bịt vào mũi và đi thấp người nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm…” – Thượng tá Tuấn khuyến cáo.
Nguyễn Dương – Tiến Nguyên
Theo Dantri
Hà Nội: Sởi vẫn "nóng", tay chân miệng, sốt xuất huyết đe dọa bùng phát
Trong khi dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp, duy trì ở ngưỡng cao, ca tử vong tiếp tục tăng lên thì nhiều dịch bệnh khác cũng như tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang đe dọa Hà Nội.
Thêm 2 trẻ tử vong
Sáng 5/5, tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), thêm một cháu bé tử vong sau hơn 1 tháng điều trị suy hô hấp vì tổn thương phổi quá nặng do biến chứng sởi.
Như vậy, bổ sung thêm 1 trường hợp tử vong ngày 04/5/2014 tại Bệnh viện Nhi Trung ương đến nay cả nước ghi nhận 135 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Trong đó, Hà Nội chiếm khoảng 30% số mắc của cả nước.
Còn trong ngày 05/5/2014, cả nước ghi nhận thêm 55 trường hợp mắc sởi xác định. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.085 trường hợp mắc sởi xác định trong số 15.217 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Tại các bệnh viện tuyến Trung ương, vẫn còn nhiều trẻ viêm phổi biến chứng sau sởi nặng phải thở oxy, thở máy đe dọa tính mạng. Ảnh: H.Hải
Cũng trong sáng 5/5, tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đánh giá công tác phòng chống sởi và tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng- sốt xuất huyết. Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, dù đã qua đỉnh dịch sởi, nhưng con số bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội vẫn duy trì ở mức cao.
Đánh giá về tình hình dịch sởi tại Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho rằng con số hơn 1.500 trẻ xác định sởi trong số hơn 4.000 ca sốt phát ban nghi sởi từ cuối năm 2013 đến nay vẫn là còn quá ít so với tỉ lệ trẻ chưa có miễn dịch với sởi. Vì tỉ lệ tiêm vắc- xin của Hà Nội đạt 95-98%. Như vậy Hà Nội vẫn còn 2-5% trẻ chưa được tiêm chủng tích lũy qua từng năm. Trong khi đó miễn dịch sởi cũng chỉ đạt 90-95%, do vậy ước tính có khoảng 70.000-100.000 trẻ chưa được chủng ngừa, về lý thuyết đều là những đối tượng có nguy cơ mắc sởi.
"Hà Nội có 1.500 trường hợp sởi, như vậy trung bình mỗi xã phường 4 - 5 ca sởi. Đợt dịch này hoàn toàn trong tầm kiểm soát bởi dịch là tản phát, chưa ghi nhận ổ dịch nào tại trường học, khu dân cư", ông Cảm nói.
Dịch chồng dịch
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, lo ngại, ngoài dịch sởi vẫn đang duy trì ở mức cao, với số bệnh nhân mắc mới có giảm nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân nặng nhiều nguy cơ đang điều trị tại bệnh viện thì sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng đang có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới.
Về sốt xuất huyết, tính đến 5/5, cả thành phố Hà Nội ghi nhận 37 ca bệnh, 2 ổ dịch tại gần 50% quận huyện của Hà Nội. Tuy số ca mắc giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo năm 2014 là năm thứ 5 tính từ năm 2009 (năm bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội), cùng với các yếu tố nguy cơ bùng phát dịch tại Hà Nội chưa được giải quyết triệt để như: thiếu nước sạch, tình hình trữ nước, tình trạng thuê trọ tại khu vực nội thành, các công trình xây dựng dang dở... thì sốt xuất huyết rất đe dọa bùng phát thành dịch.
Vì thế, hiện Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội trong tháng 5. Cụ thể theo dự thảo, mục tiêu được đặt ra tổ chức tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên tại 30 xã phường trọng điểm. 100% xã phường tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết đợt 1 vào tháng 5 và 6; tổ chức 30 chiến dịch phun hóa chất diện rộng diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tại các xã phường nguy cơ cao trong tháng 6 và 7.
Bên cạnh đó bệnh tay chân miệng cũng xuất hiện rải rác với gần 200 trường hợp. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên cũng rất dễ bùng phát thành dịch.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, trước nguy cơ dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, tả vẫn có thể xảy ra. Đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng các quận huyện xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo các xã phường phòng chống dịch, tập trung tuyên truyền cho người dân, tập huấn cho cán bộ về cách phòng bệnh; đảm bảo hóa chất, thuốc men, phương tiện chống dịch.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng của người dân ở thời điểm hiện tại, song song với chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí, Sở Y tế khuyến khích các quận huyện tổ chức các điểm tiêm chủng dịch, để rải bớt, không tập trung quá đông lên thành phố gây quá tải.
Hồng Hải
Theo Dantri
Sự sống bây giờ mong manh quá! Không khỏi nhói lòng trước những con số thương vong trong các vụ tai nạn dịp nghỉ lễ vừa qua. Đó là 268 người thương vong trong hơn 220 vụ tai nạn giao thông xảy ra ở 5 ngày nghỉ lễ hay 5 người tử nạn trong một vụ cháy tại Hà Nội... Vụ 5 người chết cháy tại quán karaoke ngay trên...