Bà Hồ Thị Kim Thoa trốn nã, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hầu tòa
Ngày mai (7/1), TAND TP Hà Nội sẽ đưa cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm ra xét xử. Liên quan đến vụ án này, bà Hồ Thị Kim Thoa vẫn đang bỏ trốn.
Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân ngồi ghế chủ tọa. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 14/1.
Ông Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Các bị cáo còn lại bị xét xử tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Đây là vụ án liên quan đến dự án trên khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM).
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Theo cáo trạng, từ năm 2012- 2016, ông Vũ Huy Hoàng chỉ đạo bà Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng ông Phan Chí Dũng có các văn bản chỉ đạo các cán bộ tại Tổng Công ty cổ phần bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco) dùng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp (DN) tư nhân thành lập Sabeco Pearl, để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.
Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý cho dự án, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho DN tư nhân tham gia liên doanh, để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, là tài sản Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật.
Hành vi của ông Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm ở Bộ Công Thương đã vi phạm quy định về đầu tư vốn Nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN; gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.713 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ông Vũ Huy Hoàng chỉ thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu và cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về bà Hồ Thị Kim Thoa (người đang bỏ trốn và bị truy nã).
Theo lời khai của cựu Bộ trưởng tại CQĐT, việc chấp thuận cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, được thuê đất tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND TP.HCM.
Việc phê duyệt giá cổ phần làm giá khởi điểm và giá cổ phần khi dự án có thêm chức năng căn hộ, bị cáo chỉ nêu chủ trương chứ không kết luận, không phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá.
Qúa trình điều tra vụ án, ông Hoàng có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với CQĐT; có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen.
Ông Hoàng bị các bệnh lý về tim, ung thư tiền liệt tuyến nên được CQĐT Bộ Công an đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 51, BLHS năm 2015 trong quá trình truy tố, xét xử.
Video đang HOT
Hàng loạt cán bộ bị xử lý kỷ luật
Liên quan đến vụ án, CQĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị xem xét, xử lý về kỷ luật Đảng, chính quyền đối với:
Ông Phan Đăng Tuất (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sabeco giai đoạn 2012 – 2015), Nguyễn Minh An (nguyên TGĐ Tổng công ty Sabeco), Võ Thanh Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, phụ trách Bộ phận quản lý vốn Nhà nước giai đoạn 2015-2018), Lê Hồng Xanh (nguyên thành viên chuyên trách HĐQT Tổng công ty Sabeco), bà Phạm Thị Hồng Hạnh (nguyên Tổng Giám đốc Sabeco), Bùi Ngọc Hạnh (nguyên thành viên chuyên trách HĐQT).
Cáo trạng cho rằng, ông Phan Đăng Tuất là người ký một số văn bản báo cáo việc lựa chọn nhà đầu tư theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương để liên doanh, liên kết thành lập công ty cổ phần, thực hiện dự án tiếp nối việc liên doanh liên kết đã có từ trước.
Sau khi Bộ Công Thương phê duyệt, các nhà đầu tư mới để Sabeco liên doanh thành lập Sabeco Pearl, ông Tuất ký văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án.
Sau đó, các sở, ngành TP.HCM tham mưu cho lãnh đạo UBND TP.HCM cho thuê đất trái các quy định pháp luật.
Cơ quan tố tụng cho rằng, trách nhiệm chính trong sai phạm này thuộc về lãnh đạo Bộ Công Thương, ông Tuất là người thực hiện theo chỉ đạo.
Liên quan đến các báo cáo, đề xuất của Bộ phận quản lý vốn Nhà nước đối với dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, bà Phạm Thị Hồng Hạnh, Bùi Ngọc Hạnh và ông Lê Hồng Xanh bị cho là đã tham gia họp, ký các biên bản họp và các hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác đầu tư… trên cơ sở văn bản chỉ đạo, phê duyệt chủ trương của lãnh đạo Bộ Công Thương.
Ông Võ Thanh Hà và Nguyễn Minh An, là những người thực hiện các thủ tục thoái vốn của Sabeco tại Sabeco Pearl theo chỉ đạo của Bộ Công Thương… Hai cá nhân này thực hiện thủ tục phê duyệt kết quả đấu giá sau khi có phúc đáp của các cơ quan liên quan nên không bị xem xét trách nhiệm hình sự.
6.080 m2 'đất vàng' vào tay tư nhân trong vụ án ông Vũ Huy Hoàng
Tài sản nhà nước ở khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP HCM bị cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng chuyển nhượng trái luật.
Đồng phạm giúp sức là Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng và nhóm 8 lãnh đạo, cán bộ UBND TP HCM, VKSND Tối cao nhận định.
Khu đất 6.080 m2 số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn khi có 3 mặt tiền. Khu đất do Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) quản lý, nộp tiền thuê đất hàng năm và dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Sabeco là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công Thương trực tiếp quản lý.
Theo đề nghị của Sabeco, tháng 12/2007, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đồng ý chủ trương cho công ty này làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng khu phức hợp khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại hội nghị, cao ốc văn phòng cho thuê tại khu đất này.
Để có pháp nhân thực hiện dự án, Sabeco cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập Công ty liên doanh Sabeco Land. Năm 2011, UBND TP HCM duyệt giá trị quyền sử dụng đất để Sabeco thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được chuyển mục đích sử dụng đất theo giá thị trường là 1.236 tỷ đồng.
Do số tiền quá lớn, Sabeco không bố trí được nên báo cáo Bộ Công Thương gửi công văn xin thành phố gia hạn thời gian nộp tiền. Công ty liên doanh Sacbeco Land cũng giải thể sau đó bởi không đủ năng lực tài chính.
Khu tứ giác vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa
Cùng thời gian này, Chính phủ ban hành nghị quyết yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung vốn đầu tư vào các ngành kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành nhất là các lĩnh vực tài chính, bất động sản. Đối với tổng công ty đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, chấm dứt kinh doanh.
Tuy nhiên ba lãnh đạo Bộ Công Thương là ông Hoàng, bà Thoa, ông Dũng đã không thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ mà vẫn giao Sabeco thực hiện đầu tư dự án bất động sản, VKSND Tối cao cáo buộc.
Tháng 4/2014, Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco do ông Phan Đăng Tuất (chủ tịch HĐQT, phụ trách Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco) và nhiều thành viên ký công văn đề xuất Bộ Công thương cho hợp tác với nhóm nhà đầu tư mới, thành lập công ty cổ phần để tiếp tục thực hiện dự án.
Phương án đề xuất là Sabeco sẽ góp 26% vốn điều lệ (18% tiền mặt và 8% giá trị lợi thế), các cổ đông còn lại góp vốn bằng tiền mặt và nộp 1.236 tỷ đồng tiền sử dụng đất cùng tiền nộp phạt quá hạn. Hơn nữa, Sabeco không phải góp vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng, các cổ đông còn lại cam kết thu xếp nguồn tiền cho việc triển khai dự án theo đúng tiến độ. Sabeco sau đó sẽ chuyển quyền sử dụng khu đất cho công ty cổ phần này để triển khai dự án.
Tháng 6/2014, ông Dũng tham mưu cho bà Thoa ký công văn trả lời phương án đề xuất của Sabeco thì được yêu cầu gửi dự thảo công văn xin ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng trước khi ký phát hành. Bộ trưởng Hoàng sau đó trực tiếp ghi thêm vào dự thảo văn bản với nội dung: "Việc lựa chọn nhà thầu đầu tư cụ thể, Tổng công ty phải báo cáo Bộ để được xem xét quyết định".
Ba ngày sau, bà Thoa ký công văn và bổ sung ý kiến của Bộ trưởng vào văn bản: Bộ Công thương đồng ý với đề nghị của Bộ phận quản lý vốn nhà nước về việc lựa chọn nhóm nhà đầu tư mới thay thế nhà đầu tư cũ để triển khai dự án.
Biển hiệu trước dự án của Sabeco Pearl bị vẽ nham nhở. Ảnh: Hữu Khoa.
Được lãnh đạo Bộ chấp thuận chủ trương, đại diện của Sabeco đã hợp tác với Công ty Attland, Công ty đầu tư thương mại và dịch vụ Hà An, Công ty đầu tư Mê Linh để thành lập Công ty cổ phần Sabeco Pearl, vốn điều lệ gần 485 tỷ đồng. Công ty Attland, Hà An và Mê Linh sẽ thực hiện nộp tiền sử dụng khu đất 2-4-6 và tiền phạt do chậm nộp cho nhà nước.
Theo cáo buộc, giá trị quyền sử dụng khu đất 2-4-6 đưa vào liên doanh để đầu tư thực hiện dự án nhưng không được định giá theo quy định pháp luật để tính vào phần vốn góp của Sabeco.
Từ công văn đề nghị của Sabeco, tháng 4/2015, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP HCM, ký quyết định duyệt giá trị quyền sử dụng khu đất 2-4-6 là hơn 997 tỷ đồng. Cùng lúc, ông Tín chỉ đạo lãnh đạo các sở đề xuất UBND thành phố xem xét quyết định với đề nghị của Sabeco về việc chuyển quyền sử dụng khu đất cho pháp nhân mới của Sabeco là Sabeco Pearl.
Sau khi lấy ý kiến tham mưu của các cơ quan, tháng 6/2015, ông Tín ký công văn chấp thuận cho Sabeco Pearl thuê khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng với giá hơn 997 tỷ đồng (thấp hơn giá UBND TP HCM duyệt trước đó là 1.236 tỷ đồng), thời hạn 50 năm. Một tuần sau, ông Đào Anh Kiệt (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với khu đất cho Sabeco Pearl.
Sau đó theo đề xuất của ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, ông Tín tiếp tục ký công văn chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc xây dựng, bổ sung thêm chức năng officetel (văn phòng cho thuê và khách sạn) và căn hộ ở cho dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Cựu phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngay sau đó, nhóm các nhà đầu tư của Sabeco Pearl cùng ký công văn gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất ông chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabecon Pearl. Khi chưa có phản hồi, nhóm nhà đầu tư này tiếp tục ký công văn gửi ông Hoàng đề nghị được mua lại toàn bộ phần vốn góp 26% của Sabeco.
Tiếp nối đề xuất của nhóm nhà đầu tư, ông Dũng ký báo cáo gửi ông Hoàng, bà Thoa cho rằng thoái vốn là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và đề nghị Bộ Công thương có công văn yêu cầu bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco xây dựng phương án. Tổ thoái vốn sau đó được Sabeco thành lập theo chỉ đạo của Bộ Công thương.
14,7 triệu cổ phần (tương đương 26% vốn nhà nước) của Sabeco sau khi được điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch bổ sung chức năng căn hộ ở có giá 14.433 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng giá 14.433 đồng/cổ phần là giá giả định trong tương lai khi khu đất có chức năng căn hộ ở và quyết định giá khởi điểm để thực hiện thoái vốn là 13.247 đồng/cổ phần.
Ông Hoàng và bà Thoa sau đó đều phê duyệt giá sàn là 13,247 đồng/cổ phần. 26% vốn của Sabeco tại Sabeco Pearl đã được Công ty Attland mua lại với giá 196,645 tỷ đồng. Từ đó, Sabeco rút khỏi liên doanh Sabeco Pearl.
Tháng 10/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đổi tên Sabeco Pearl thành Công ty cổ phần đầu tư Quảng trường Mê Linh. Cùng lúc, những người đại diện phần vốn góp nhà nước tại Sabeco hết nhiệm vụ nên dự án tại khu đất 2-4-6 lúc này được chuyển toàn bộ sang nhà đầu tư là doanh nghiệp tư nhân.
Sabeco phải nộp tiền và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong thì mới dược dùng quyền sử dụng đất để góp vốn vào Sabeco Pearl. Trường hợp Sabeco không có khả năng thực hiện dự án thì UBND TP HCM phải thu hồi khu đất và tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín vẫn ký văn bản cho Sabeco Pearl nộp tiền và làm chủ đầu tư trong khi đây không phải là doanh nghiệp nhà nước.
Theo kết quả giám định, giá trị quyền sử dụng khu đất 2-4-6 tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự (8/11/2018) là hơn 3.800 tỷ đồng; giá trị 26% vốn góp của Sabeco tại thời điểm ngày 1/4/2016 là hơn 465 tỷ đồng (trong khi Sabeco bán hơn 196 tỷ đồng). Việc định giá, thoái vốn là thủ đoạn cuối cùng làm mất tài sản và là cơ sở để tư nhân chiếm tài sản nhà nước. Thiệt hại ước tính hơn 2.700 tỷ đồng.
Hành vi của ông Tín và 8 đồng phạm là cán bộ thuộc UBND TP HCM trong việc phê duyệt cho Sabeco Pearl thuê và cấp giấy chứng nhận khu đất thay cho Sabeco là không đúng quy định. Các bị can thừa nhận hành vi là trái quy định pháp luật nhưng "không có động cơ tư lợi".
Ông Hoàng, Dũng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự; khung hình phạt 10-20 năm tù. Bà Thoa đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đã tạm định chỉ điều tra bị can và phát lệnh truy nã để khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Ông Nguyễn Hữu Tín cùng 7 nguyên cán bộ, lãnh đạo TP HCM bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo khoản 3 điều 229; khung hình phạt 5-12 năm.
Vụ án sẽ được xét xử từ ngày 7/1 đến 14/1 tại TAND Hà Nội.
6.000 m2 đất 'vàng' Sài Gòn vào tay tư nhân như thế nào Ngoài sai phạm của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Kim Thoa, Phó chủ tịch TP HCM... các doanh nghiệp cũng góp nhiều "động tác" để thâu tóm khu đất đắc địa. Khu đất 6.000 m2 số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn khi ba mặt còn tiền còn lại là đường Thi...