Ba hình thức nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn số 1244/LĐTBXH-VL về việc thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo các hình thức như:
Nộp trực tiếp;
Dịch vụ bưu chính công ích;
Nộp trực tuyến.NSDLĐ có thể nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ theo các hình thức nộp trực tiếp; dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả xác nhận người lao động tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có thể nộp qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức trực tuyến (giao dịch điện tử).
UBND cấp huyện căn cứ vào danh sách người sử dụng lao động lập và xác nhận của BHXH theo mẫu số 02, Mẫu số 03 (theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ) để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.
Video đang HOT
NSDLĐ có thể nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ theo các hình thức nộp trực tiếp; dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trước đó, theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng.
Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022.
2. Có HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022.
3. Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.
Quyết định cũng quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022.
2. Có HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ HĐLĐ giao kết tiếp nối của HĐLĐ đã giao kết và thực hiện trước đó.
3. Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết HĐLĐ nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Mức hỗ trợ áp dụng cho đối tượng này là 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đảm bảo công khai, minh bạch
Ngày 27/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1426/QĐ-UBND về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn thành phố.
Một dãy nhà trọ cho công nhân, lao động nhập cư. Ảnh minh họa: TTXVN
Nguyên tắc triển khai, đối tượng, điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả thực hiện theo Điều 2, 4, 5, 8, 9, Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. UBND thành phố Hà Nội ủy quyền UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ đối với các chính sách: Hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động.
Theo quy định, phạm vi áp dụng là người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội; không hỗ trợ đối với người lao động không đề nghị được hỗ trợ. Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho nhiều người sử dụng lao động thì được hỗ trợ tại nơi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần/tháng và không quá 3 tháng.
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp có mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời gian nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15/8/2022.
Điều kiện được hỗ trợ cần có đầy đủ các yêu cầu như: ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động, đối tượng được hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời gian nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15/8/2022. Điều kiện được hỗ trợ khi người lao động ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Nguồn kinh phí, lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ lấy từ ngân sách Nhà nước các cấp. Các quận, huyện, thị xã chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương, cân đối trong dự toán đầu năm, 50% dự phòng còn lại, tăng thu ngân sách (sau khi dành nguồn cải cách tiền lương) để thực hiện chính sách. Trường hợp đã sử dụng các nguồn trên mà không đảm bảo nguồn lực để thực hiện, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo UBND thành phố (đồng gửi Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, bổ sung.
Cũng theo Quyết định 1426 của UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được phân công chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ, đảm bảo công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật. Các địa phương hướng dẫn doanh nghiệp, đơn vị, người lao động và đối tượng có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện; phối hợp kịp thời cơ quan cấp trên để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh khi triển khai chính sách...
Chính sách mới về bảo hiểm, tiền lương người lao động cần biết Từ tháng 2/2022, hàng loạt chính sách mới ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động chính thức có hiệu lực như điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu...