Bà Harris từ chối gọi Thủ tướng Israel là ‘đồng minh’
Bà Harris từ chối trả lời liệu bà có coi Thủ tướng Israel Netanyahu là “đồng minh thân cận” hay không, nhưng khẳng định Mỹ vẫn nỗ lực vì một lệnh ngừng bắn ở Trung Đông.
Theo The Hill , trong ngày 6/10, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc phỏng vấn trên đài CBS News, nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Israel.
“Dù nước Mỹ đã và đang dành cho Israel hàng tỷ USD viện trợ quân sự, nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn đang làm theo ý của ông ấy. Washington muốn ông Netanyahu tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, ông ấy đã từ chối. Chính quyền Mỹ đương nhiệm đề nghị Israel không tiến vào Lebanon, họ vẫn làm vậy. Ông Netanyahu thậm chí còn cảnh báo về khả năng mở rộng xung đột với Iran, vậy ông ấy có được coi là ‘đồng minh thân cận’ của Mỹ hay không?”, người dẫn chương trình của CBS đặt câu hỏi.
“Với tất cả sự tôn trọng, câu hỏi quan trọng hơn hiện nay là liệu người dân Mỹ và Israel có phải là đồng minh thân cận hay không. Và câu trả lời là có”, bà Harris đáp.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Fox News
Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, việc Washington tăng cường viện trợ quân sự cho Tel Aviv là để giúp Israel có đủ năng lực để tự về trước các nguy cơ tới từ Hamas, Hezbollah, và các lực lượng thân Iran. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ vẫn đang nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông, và đang tiến gần hơn đến việc chấm dứt xung đột ở Gaza và Lebanon.
Vào tháng trước, các quan chức Mỹ tiết lộ rằng Thủ tướng Netanyahu đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ và Pháp đưa ra, nhưng lại rút lui vào phút chót và ra lệnh ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah. Ngay sau đó, Tel Aviv đã bắt đầu triển khai bộ binh tới Lebanon bất chấp lời kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng của Washington.
Israel tuyên bố dốc toàn lực đánh Hezbollah
Văn phòng Thủ tướng Israel khẳng định Israel sẽ tiếp tục dốc toàn lực chống lại Hezbollah, bác tin cho rằng nước này sẵn sàng ngừng bắn để đàm phán.
Khói bốc lên tại Li Băng sau cuộc không kích của Israel (Ảnh: Reuters).
"Tin tức về lệnh ngừng bắn là không chính xác. Đó là đề xuất của Mỹ - Pháp (ngừng bắn 21 ngày), Thủ tướng thậm chí không phản hồi. Thông tin Thủ tướng chỉ thị giảm cường độ tác chiến ở phía bắc là không đúng. Ông đã chỉ đạo quân đội tiếp tục dốc toàn lực chiến đấu", Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 26/9 cho biết.
Ngoại trưởng Israel Katz cũng cho biết nước này sẽ tiếp tục chiến đấu với Hezbollah "bằng tất cả sức mạnh". "Sẽ không có lệnh ngừng bắn ở phía bắc", ông nói.
Trước đó, Mỹ và các đồng minh đã thảo luận đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài 21 ngày giữa Israel và Hezbollah để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán.
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati cũng bác bỏ thông tin ký thỏa thuận ngừng bắn với Israel theo đề xuất của Mỹ và các đồng minh.
Trước đó, truyền thông đưa tin, ông Mikati đã ký thỏa thuận sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Hezbollah đến nay chưa bình luận về đề xuất.
Thủ tướng Israel chịu áp lực chính trị nội bộ lớn về ra lệnh tấn công Rafah Những cảnh báo được đưa ra trong tuần qua cho thấy áp lực ngày càng tăng với Thủ tướng Netanyahu nhằm ngừng đàm phán với Hamas để thả các con tin Israel, thay vào đó thúc đẩy một cuộc tấn công vào thành trì quan trọng cuối cùng của Hamas ở Gaza. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: IRNA/TTXVN Một số chính trị...