Bà Harris tiết lộ trọng tâm chính sách nếu thắng ông Trump, đắc cử tổng thống Mỹ
Nói chuyện với nhân viên ở trụ sở chính của chiến dịch tranh cử đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tiết lộ trọng tâm chính sách nếu thắng đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump tại cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói chuyện với nhân viên chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ ở trụ sở chính tại thành phố Willington, bang Delware hôm 22/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chấm dứt chiến dịch tranh cử và đề cử Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, nữ chính trị gia này đã có cuộc nói chuyện với nhân viên chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ ở trụ sở chính tại thành phố Willington, bang Delware.
Phó Tổng thống Mỹ cho biết trong những ngày và tuần tới bà cùng với các nhân viên chiến dịch tranh cử sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đoàn kết đảng Dân chủ, đoàn kết đất nước và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Theo bà Harris, mọi người sẽ cùng đấu tranh để xây dựng một đất nước mà ở đó mọi người đều được chăm sóc sức khỏe (với giá cả) hợp lý, người lao động đều được trả lương công bằng và người cao tuổi đều có thể nghỉ hưu một cách đàng hoàng.
“Tất cả những điều này có nghĩa là xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ trở thành một mục tiêu được xác định rõ ràng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi”, bà Harris nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện, bà Harris cũng đề cập tới các ưu tiên khác bao gồm kiểm soát súng để đảm bảo quyền tự do được sống an toàn trước bạo lực súng ống và đấu tranh cho quyền tự do sinh sản.
Trong một diễn biến liên quan, sáng 23/7 (theo giờ Việt Nam), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố bà đã nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Trong một phát biểu đưa ra cùng ngày, bà Harris bày tỏ tự hào vì đã nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết để giành tấm vé đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới. Bà bày tỏ mong đợi sớm được chính thức nhận đề cử của đảng Dân chủ.
Trước đó, một cuộc khảo sát không chính thức do hãng AP thực hiện cho thấy bà Harris đã được 2.214 đại biểu ủng hộ, nhiều hơn mức 1.976 cần thiết để được đề cử khi đại hội của đảng Dân chủ diễn ra trong tháng 8.
Trong ngày 23/7, bà Kamala Harris sẽ lần đầu tiên tiến hành vận động tranh cử tại bang chiến địa quan trọng Wisconsin với tư cách ứng cử viên tổng thống. Sự kiện này mang đến cơ hội để bà Harris thiết lập lại chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ, đồng thời chứng minh bà có khả năng đánh bại đối thủ thuộc đảng Cộng hòa – cựu Tổng thống Donald Trump.
Wisconsin là một trong những bang chiến địa quan trọng nằm trên một khu vực được gọi là “Vành đai Rỉ sét”. Kết quả tại các bang chiến địa ở khu vực này được cho là có thể quyết định thành bại của các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Các hoạt động nêu trên của bà Harris diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông gánh vác trọng trách làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa – cựu Tổng thống Donald Trump.
Trong bức thư đăng trên mạng xã hội X vào chiều 21/7 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (rạng sáng 22/7 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Biden bày tỏ: “Thưa các thành viên đảng Dân chủ, tôi đã quyết định không chấp nhận đề cử và tập trung toàn bộ năng lượng vào nhiệm vụ của mình trên cương vị tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Quyết định đầu tiên của tôi với tư cách là ứng cử viên của đảng vào năm 2020 là chọn bà Kamala Harris làm phó tổng thống. Đó là quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng đưa ra. Hôm nay, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và xác nhận hoàn toàn dành cho bà Kamala để bà trở thành ứng cử viên của đảng trong năm nay”.
Ngay sau thông báo rút lui của ông Biden, các nhà tài trợ tăng cường liên hệ với các cố vấn và đổ tiền vào chiến dịch cho đảng Dân chủ. Trước khi ông Biden quyết định rời khỏi cuộc đua năm 2024, nhiều nhà tài trợ đã chủ động liên hệ với nhóm của bà Harris để báo hiệu rằng họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bà nếu bà ra tranh cử với ông Trump.
Trên thực tế, theo xác nhận của ActBlue, nền tảng gây quỹ phi lợi nhuận, chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris đã thu về hơn 27 triệu USD trong 5 tiếng đầu tiên kể từ khi kích hoạt vào chiều 21/7 (giờ địa phương), tính riêng trên nền tảng này. Phần lớn nhờ những người dân thường ủng hộ.
Sau đó, tờ The Hill (Mỹ) dẫn thông báo của ActBlue cho biết chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của Phó Tổng thống Harris đã thu được tổng cộng trên 47 triệu USD tiền ủng hộ trong 7 tiếng đầu tiên.
Tờ The New York Times đưa tin 21/7 là ngày thu nhận số tiền ủng hộ trực tuyến lớn nhất dành cho đảng Dân chủ, kể từ cuộc bầu cử năm 2020.
Về phần ông Donald Trump, vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, cựu tổng thống và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã trả lời phỏng vấn đài CNN qua điện thoại.
Ông Donald Trump tin rằng bà Harris sẽ là đối thủ dễ đánh bại hơn ông Biden.
Mỹ cam kết viện trợ thêm cho Ukraine 1,5 tỷ USD
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 15/6 công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD, một phần không nhỏ sẽ dành cho ngành năng lượng của Ukraine và các nỗ lực nhân đạo tại đây.
Tổng thống Ukraine Zelensky (trái) và Phó Tổng thống Mỹ Harris tại một sự kiện hồi tháng 2/2024. Ảnh Reuters.
Thông báo này được Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ đưa ra khi bà Harris tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Lucerne, Thụy Sĩ, nơi bà dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh.
Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ cho biết, trong khoảng 1,5 tỷ USD hỗ trợ, 500 triệu USD sẽ được dành cho hỗ trợ năng lượng và chuyển 324 triệu USD trong quỹ đã công bố trước đó sang sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng khẩn cấp cũng như các nhu cầu khác ở Ukraine.
"Những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine đứng vững trước các cuộc tấn công mới nhất của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev bằng cách hỗ trợ sửa chữa và phục hồi, cải thiện khả năng chống chịu của Ukraine trước sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và đặt nền móng để sửa chữa và mở rộng hệ thống năng lượng của Ukraine", theo Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ.
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD hỗ trợ nhân đạo từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ để giúp đỡ những người tị nạn và những người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Số tiền này dùng để trang trải hỗ trợ lương thực, dịch vụ y tế, chỗ ở và nước sạch, các dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người Ukraine.
Bà Harris sẽ thay mặt Tổng thống Joe Biden tại sự kiện này. Tổng thống Mỹ sẽ kết thúc việc tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy và quay trở lại Mỹ để tham dự buổi gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của ông ở Los Angeles.
Theo lịch trình, bà Harris sẽ gặp ông Zelensky và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh. Ông Biden đã gặp người đồng cấp Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh G7, nơi hai nhà lãnh đạo ký thỏa thuận an ninh song phương Mỹ-Ukraine. Trước đó, hai Tổng thống đã gặp tại Pháp để dự các sự kiện xung quanh lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ D-Day trong Thế chiến thứ hai
Politico: Tổng thống Biden từng bác bỏ đề xuất của Pháp về việc đưa quân tới Ukraine Theo Politico, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn đề xuất của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về việc điều các huấn luyện viên phương Tây đến đào tạo lực lượng Kiev tại Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Dẫn lời 2 nguồn tin quen thuộc với cuộc điện đàm giữa...