Ba giọng ca nữ đoạt giải nhất Sao Mai
Mỹ Lam, Đỗ Tố Hoa và Thu Thủy lần lượt đứng đầu ba phong cách dân gian, thính phòng và nhạc nhẹ.
Sèn Hoàng Mỹ Lam thể hiện ca khúc “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên” của nhạc sĩ Trần Ngọc Quang. Cô gái sinh năm 1993 có chất giọng trong, sáng. Mỹ Lam là người dân tộc Nùng, đến từ Lào Cai.
Chương trình diễn ra tối 7/10 ở Thanh Hóa.
Đỗ Tố Hoa – sinh viên Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội – hát ca khúc “Vũ khúc mùa xuân”. Kỹ thuật tốt, khả năng làm chủ sân khấu giúp cô giành giải nhất phong cách thính phòng.
Nguyễn Thị Thu Thủy hát bản mashup “Rũ cánh” – “Thăng hoa” theo phong cách Rock.
Đỗ Tố Hoa, Mỹ Lam, Thu Thủy (từ trái sang). Ba thí sinh giành giải nhất nhận phần thưởng 80 triệu đồng từ ban tổ chức và phiếu quà tặng trị giá 60 triệu đồng từ nhà tài trợ.
Ngọc Ánh là gương mặt được đánh giá cao trong vòng bán kết. Cô hát ca khúc “Tây thiên huyền thoại”. Ca sĩ Phương Nga – Phó trưởng khoa Thanh nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – nhận xét: “Phan Ngọc Ánh đã hòa mình vào bản phối của nhạc sĩ Huỳnh Tú một cách tuyệt vời”. Kết quả, Ngọc Ánh giành giải nhì phong cách dân gian.
Video đang HOT
Vũ Thị Thanh giành giải nhì phong cách thính phòng. Cô hát ca khúc “Người lái đò trên sông Pô Kô”.
Lê Thị Nhung đồng giải nhì phong cách thính phòng với Vũ Thị Thanh Thanh. Cô hiện là diễn viên đoàn Văn công Biên Phòng.
Lâm Bảo Ngọc trình diễn ca khúc “Cây cầu huyền muộn” (sáng tác: Paul Simon, lời việt: Tuệ Minh). Cô đoạt giải nhì phong cách nhạc nhẹ.
Thí sinh Yến Nhi đồng giải nhì phong cách nhạc nhẹ với Bảo Ngọc. Cô thể hiện ca khúc “Đêm giông bão” của nhạc sĩ Lê Trọng Lập.
Các thí sinh đoạt giải nhì nhận 50 triệu đồng tiền thưởng từ ban tổ chức và phần quà 50 triệu đồng từ nhà tài trợ.
Cô gái dân tộc Thái Lương Hà Mỹ Anh là giọng ca nghiệp dư duy nhất góp mặt trong đêm chung kết. Mỹ Anh giành giải ba phong cách dân gian với phần trình diễn ca khúc “Sông đợi”. Cô được đặc cách tuyển thẳng vào Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
Ngoài Mỹ Anh, Mai Thương (phong cách dân gian), Hương Ly (phong cách thính phòng), Nhật Linh (phong cách nhạc nhẹ) giành giải ba chung cuộc. Các thí sinh này nhận giải thưởng 30 triệu đồng từ ban tổ chức.
Các thí sinh góp mặt trong chung kết Sao Mai 2017.
Theo VNN
Sao Mai: Cuộc thi từng 'làm mưa làm gió' trên sóng truyền hình
Trước khi bị truyền hình thực tế lấn át, Sao Mai từng là một cuộc thi "làm mưa, làm gió" trên sóng truyền hình và góp phần tìm kiếm nhiều tài năng âm nhạc.
Bản hòa ca tương phùng là tên gọi của Gala kỷ niệm 20 năm Sao Mai được tổ chức tối 30/9 tại Thanh Hoá. Đêm nhạc có sự góp mặt của những giọng ca trưởng thành từ cuộc thi Sao Mai suốt hai thập kỷ qua với 11 lần tổ chức.
Đúng với tên gọi, đêm nhạc tái hiện chặng đường 20 năm của Sao Mai - một cuộc thi từng "làm mưa, làm gió" trên sóng truyền hình và góp phần tìm kiếm nhiều tài năng âm nhạc cho đất nước.
Là người đồng hành cùng Sao Mai từ những ngày đầu, MC Diễm Quỳnh cho biết thời đó, những đêm diễn Sao Mai, khán giả đến chật kín khán phòng. Mỗi phần trình diễn cũng được xem là "màn chào sân" của thí sinh vì Sao Mai được đông đảo khán giả truyền hình theo dõi.
Bản hòa ca tương phùng mang đậm hình ảnh của Sao Mai - một cuộc thi âm nhạc kiên định với con đường đề cao tính chuyên nghiệp và tôn vinh những giọng ca có năng lực chuyên môn.
Màu sắc âm nhạc của đêm nhạc tương đối phong phú, trải dài từ thính phòng, dân gian đến nhạc nhẹ. Riêng nhạc nhẹ, các ca sĩ cũng mang đến nhiều phong cách như Jazz, Pop Rock, R&B, Rap, EDM...
Trọng Tấn biểu diễn Tiếng đàn bầu - ca khúc giúp anh đoạt giải trong Sao Mai 1999.
Mở đầu chương trình là ca khúc Trở về của nhạc sĩ Dương Thụ qua phần trình diễn của Khánh Linh và Vũ Thắng Lợi. Nội dung ca khúc cũng là thông điệp về sự hội tụ, trở về ngôi nhà chung của các thí sinh thành danh từ Sao Mai.
Ngay sau đó, Trọng Tấn xuất hiện đầy da diết với Tiếng đàn bầu. Đây cũng là ca khúc đã giúp Trọng Tấn được vinh danh trong cuộc thi năm 1999. Ngay khi câu hát đầu tiên cất lên, nam ca sĩ đã nhận tràng pháo tay vang dội từ khán giả tại trường quay.
Tiếp nối câu hát cuối cùng của Trọng Tấn là tiếng hát của Anh Thơ với Xa khơi. Sau cuộc thi Sao Mai, Anh Thơ vẫn luôn khẳng định vị trí số 1 của một giọng ca phong cách dân gian.
Ngoài Anh Thơ - Trọng Tấn, Hồ Quỳnh Hương cũng là ca sĩ để lại nhiều ấn tượng trong đêm diễn qua bản mashup 2 bản hit gắn liền với tên tuổi từ cuộc thi Sao Mai 1999 là Tôi tìm thấy tôi và Cánh buồm phiêu du.
Cặp đôi Trọng Tấn, Anh Thơ và Hồ Quỳnh Hương cũng là ba ca sĩ đại diện cho giai đoạn đầu của Sao Mai, khi cuộc thi này vẫn có tên gọi là Liên hoan tiếng hát truyền hình Toàn quốc.
Hoàng Tùng và ca sĩ Khánh Linh kết hợp trên sân khấu Sao Mai với một nhạc phẩm tiếng Ý nổi tiếng E Più Ti Penso.
Tiếp theo câu chuyện âm nhạc của Bản hoà ca tương phùng là những "nét họa" đầy màu sắc về hành trình tiếp theo khi cuộc thi được đổi tên chính thức thành giải Sao Mai (vào năm 2001).
Hoàng Tùng (giải nhất Sao Mai 2003) và ca sĩ Khánh Linh (giải Ba Sao Mai 2003) kết hợp trên sân khấu Sao Mai với một nhạc phẩm tiếng Ý nổi tiếng E Più Ti Penso. Cả hai gây ấn tượng vì cân bằng được tính học thuật và cảm xúc trong lần đầu kết hợp.
Nếu Hoàng Tùng thể hiện được nét đẹp của giọng nam trung (Baritone) khoẻ, dầy dặn, đầy sang trọng thì Khánh Linh thể hiện được giọng nữ cao (Soprano) sáng, bay, thanh thoát.
Ca sĩ Hoàng Tùng chia sẻ sau phần trình diễn trong đêm nhạc: "Tôi luôn dành cho Sao Mai một tình cảm trân trọng nhất - bởi ở Sao Mai, những giọng ca trẻ như chúng tôi hồi ấy đã có một sân khấu lớn, được hát với một dàn nhạc rất tài năng và được hướng dẫn bởi một ê-kíp chuyên nghiệp và tâm huyết".
Ngay sau màn trình diễn E Pìu Ti Penso là tiết mục đậm chất dân gian của NSƯT Phương Thảo. Nữ ca sĩ thể hiện ca khúc Tình làng quê, một sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên như món quà mừng sinh nhật cố nhạc sĩ An Thuyên trên sân khấu Sao Mai. Nhạc sĩ An Thuyên cũng là một trong những nhạc sĩ gắn bó nhiều năm và có ảnh hưởng với giải thưởng này.
Phạm Phương Thảo thể hiện ca khúc Tình làng quê, một sáng tác của nhạc sĩ An Thuyên như món quà mừng sinh nhật cố nhạc sĩ An Thuyên trên sân khấu Sao Mai .
Điểm nhấn của đêm Gala Sao Mai 20 năm là sự kết hợp của 3 phong cách âm nhạc thính phòng - dân gian - nhạc nhẹ do Tuấn Anh (giải Nhất Sao Mai phong cách thính phòng 2005); Lương Nguyệt Anh (giải nhất Sao Mai phong cách dân gian 2011), Nguyễn Ngọc Anh (giải Nhì Sao Mai phong cách Nhạc nhẹ 2005) và PB Nation thể hiện.
Với hành trình 20 năm, Gala Bản hoà ca tương phùng là câu chuyện âm nhạc đầy kỷ niệm về Sao Mai. Dù hiện nay, cuộc thi này không được "hot" như những ngày đầu nhưng trong hơi thở âm nhạc đương đại, Sao Mai vẫn được xem là một cuộc thi không thể thiếu.
Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc, tiền thân của giải Sao Mai, ngay từ khi xuất hiện vào năm 1997 đã được công chúng quan tâm vì quy tụ nhiều giọng ca xuất sắc. Cùng với thời gian, nhiều thí sinh được giải trong cuộc thi đã thành danh như Trọng Tấn, Anh Thơ, Hồ Quỳnh Hương, Khánh Linh, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Anh,...
Những năm gần đây, trước sự bùng nổ của các cuộc thi ca nhạc trên sóng truyền hình, Sao Mai không còn gây chú ý như trước. Những thí sinh của Sao Mai cũng được cho không còn nổi bật và xuất chúng như thế hệ Trọng Tấn, Anh Thơ. Dù vậy, Sao Mai vẫn được tổ chức và kiên định với việc tôn vinh những giọng ca chuyên nghiệp.
Theo Zing
'Sau bài học tại đêm thi Dân gian, thí sinh Sao Mai đã biết lắng nghe' Đó là chia sẻ của nhạc sĩ Dương Cầm - giám đốc âm nhạc cuộc thi Sao Mai 2017 - trước thềm đêm Chung kết phong cách nhạc nhẹ. Đêm thi Chung kết Sao Mai 2017 phong cách Dân gian đã kết thúc trong tranh cãi. Phần đông thí sinh bị nhận xét là lạm dụng kỹ thuật, hát thiếu cảm xúc. Việc...