Ba giáo viên mầm non ở Đà Nẵng nhiễm nCoV
Trong số ba giáo viên vừa mắc nCoV, hai người từng tiếp xúc với các ca bệnh khi đi chăm sóc người thân ở Bệnh viện Đà Nẵng.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng chiều 5/8 cho biết, trong số các ca nhiễm nCoV mới ghi nhận trên địa bàn, có ba giáo viên mầm non và họ đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang.
“Bệnh nhân 652″, 38 tuổi, là nữ giáo viên mầm mon trường Búp Sen Vàng. Cô sống cùng gia đình ở phường Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) và có tiếp xúc gần với 7 người, trong đó có bố mẹ chồng.
Ngày 21/7, cô chạy xe máy chở chồng đến khám và nhập viện tại Khoa Nội Thận – Nội tiết (Bệnh viện Đà Nẵng), ở lại chăm sóc ba ngày, không về nhà; cô thường mua đồ ăn ở đường Quang Trung đối diện bệnh viện.
8h sáng 24/7, nữ giáo viên về nhà và đi làm tại trường mầm non Búp Sen Vàng. Chiều hôm sau, cô đi tham bà ngoại tại Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, buổi tối đến nhà anh trai dự sinh nhật, tiếp xúc với 12 người.
Chiều 26/7, cô dự đám cưới ở nhà hàng Biển Xanh tại khu dân cư văn hoá biển Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc), gặp gỡ 20 đồng nghiệp. Ngày hôm sau, cô tiếp tục đi làm tại trường.
Từ ngày 28/7, cô ở nhà và chiều hôm sau được em rể chở xe máy đến Trạm y tế phường khai báo y tế. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng và có kết quả dương tính ngày 3/8.
“Bệnh nhân 657″, 48 tuổi, giáo viên trường mầm non Trúc Quỳnh ở phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà). Cô sống cùng chồng và con (15 tuổi) ở đường Hà Đặc (quận Sơn Trà).
Ngày 20/7, cô về nhà bố chồng tổ chức đám giỗ ở đường Lý Tự Trọng (quận Hải Châu), tiếp xúc với những người trong gia đình nhà chồng. Gần trưa, nữ giáo viên trở lại trường, tiếp xúc với ba người trong đoàn kiểm tra.
Đà Nẵng chiều 5/8 đã tiếp nhận Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn để nâng năng lực điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
Ba ngày sau đó, cô đi làm tại trường. Đến chiều 22/7, cô đến Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đà Nẵng) chở bố chồng về nhà tại đường Lý Tự Trọng, sau đó về nhà. Sáng hôm sau, cô đi chợ Phước Mỹ (quận Sơn Trà).
Ngày 24/7, cô xuất hiện triệu chứng mệt mỏi nên xin phép nghỉ ở nhà. Cô vào Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đà Nẵng) chăm sóc bố chồng và tiếp xúc với chị của chồng là nữ “bệnh nhân 510″ (61 tuổi, ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM) được Bộ Y tế công bố ngày 31/7.
Khoảng 15h cùng ngày, cô đến trường và tiếp xúc với hai người khác. Buổi tối, cô đến nhà bố chồng và gặp em chồng là nữ “bệnh nhân 595″ (50 tuổi, ở phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, Đồng Nai), nói chuyện với “bệnh nhân 510″.
Chiều 25/7, cô đi chợ Phước Mỹ và về nhà. Đến ngày 28/7, cô cùng chống đến Trạm y tế phường An Hải Bắc để khai báo y tế và về tự cách ly ở nhà. Cô sau đó được đưa đưa cách ly y tế và đến ngày 3/8 nhận kết quả dương tính với nCoV.
“Bệnh nhân 667″, 38 tuổi, là giáo viên mầm non Hoà Phú. Cô thường xuyên ở nhà bố mẹ ruột tại thôn An Tây (xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang).
Từ ngày 5 đến 21/7, cô cùng chị là “bệnh nhân 628″ và một người thân khác thay nhau chăm sóc bố tại Khoa Nội thận – Nội tiết (Bệnh viện Đà Nẵng). Trong ngày 21/7, bố cô được xuất viện về thôn An Tân. Cô có ghé thăm và tiếp xúc với những người trong gia đình.
Ngày 22/7, cô gặp hai mẹ con nữ giáo viên Trường THPT Ông Ích Khiêm. Ngày hôm sau, cô đi họp công đoàn trường mầm non Hoà Phú, tiếp xúc khoảng 28 người.
Rời cuộc họp cô đi uống cà phê; gặp hai người con của chú ruột ở thôn An Tây. Từ 24 đến 29/7, cô về chăm sóc bố ở thôn An Tây. Thời gian này, cô ghé tiệm tạp hóa Hiền Cho và tạp hóa Tuyết Hùng (thôn Dương Lâm 1, xã Hòa Phong).
Trước khi được đưa đi cách ly, bệnh nhân còn ghé chợ Túy Loan (xã Hòa Phong) và luôn mang khẩu trang. Ngày 31/7, cô được cách ly tập trung tại trường Tiểu học Hòa Nhơn 1 (xã Hòa Nhơn) và ngày 3/8 nhận kết quả dương tính với nCoV.
Trong các ca bệnh Đà Nẵng vừa công bố còn có ba học sinh, tuổi từ 8 đến 12.
“Bệnh nhân 655″, 8 tuổi, sống cùng gia đình có bà nội, bố mẹ và em trai trên đường Nguyễn Thiện Kế, phường An Hải Đông (Sơn Trà). Trong hai ngày 23 và 24/7, em tiếp xúc gần với mẹ là “bệnh nhân 473″.
Chốt kiểm soát người ra vào Đà Nẵng ở khu vực tiếp giáp với Quảng Nam. Ảnh: Gia Chính
“Bệnh nhân 663″, nữ, 12 tuổi sống tại Lê Hữu Trác, phường An Hải Đông (Sơn Trà) cùng bố, mẹ và em. Từ khi được nghỉ hè vào 11/7, em chỉ ở nhà hoặc sang nhà ông bà ngoại chơi và tiếp xúc gần với ông bà, cậu và dì. Trong đó, dì nữ sinh là “bệnh nhân 503″.
“Bệnh nhân 664″, 12 tuổi, nam, sống tại đường Trương Chí Cương, phường Hoà Cường Nam (Hải Châu). Trong tháng 7/2020, em và mẹ có tiếp xúc với “bệnh nhân 420″.
Bộ Y tế chiều ngày 5/8 công bố thêm 41 ca mắc nCoV, trong đó tại Đà Nẵng có 34 ca, bốn người Lạng Sơn, hai Bắc Giang đều liên quan Đà Nẵng và một ca nhập cảnh cách ly ngay.
Các ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại Đà Nẵng lên 192. Tổng số ca nhiễm cả nước lên 713, trong đó 381 người đã khỏi, 8 người tử vong, 324 bệnh nhân đang điều trị. 11 bệnh nhân nguy kịch nguy cơ tử vong rất cao.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng không xuất hiện triệu chứng
40% bệnh nhân không bị sốt, ho hay khó thở, đau mỏi..., các chuyên gia đánh giá vì vậy nguy cơ lây nhiễm nCoV cộng đồng tăng cao.
Theo quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, 40% bệnh nhân Covid-19 vừa được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan. Do đó, quyền Bộ trưởng chỉ đạo "không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào nghi ngờ nhiễm nCoV".
Do đó, Bộ Y tế chỉ đạo tất cả tỉnh, thành có người về từ vùng dịch gấp rút triển khai khai báo y tế toàn dân. Các trường hợp F1, người từng đến ba bệnh viện Đà Nẵng, cần đưa đi cách ly tập trung lấy mẫu và ưu tiên xét nghiệm trước. Những trường hợp khác tối thiểu cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe. Mọi trường hợp đều được lấy mẫu xét nghiệm tối thiểu hai lần.
TP HCM đang điều trị 8 bệnh nhân Covid-19, đều liên quan vùng dịch Đà Nẵng. Trong đó, theo công bố của Bộ Y tế, ba bệnh nhân 567, 569, 589 không có triệu chứng lâm sàng thường gặp nào mà giới chức y tế từng cảnh báo. Họ vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, kể cả sau khi kết quả xét nghiệm dương tính.
"Bệnh nhân 589", nam, 42 tuổi, ở quận Tân Phú, là ca ở TP HCM, được công bố hôm 2/8. Anh đi du lịch Đà Nẵng, Hội An, Huế một tuần, từ ngày 18 đến 25/7; sau đó dự tiệc cưới tại Trung tâm For You Palace - khác ngày có "bệnh nhân 416" đến đây dự tiệc. Bệnh nhân xét nghiệm dương tính nCoV sau một tuần rời Đà Nẵng.
Hai bệnh nhân khác liên quan trực tiếp tới ổ dịch Bệnh viện Đà Nẵng. "Bệnh nhân 567" chăm sóc người thân ở khoa Ngoại thận - Nội tiết từ ngày 24 đến 28/7. "Bệnh nhân 568" trông mẹ ở khoa Ngoại - Thần kinh từ ngày 28 đến 22/7. Họ có mặt tại bệnh viện 5 ngày liên tục, sau đó về TP HCM, không có dấu hiệu nhiễm bệnh nào nên vẫn đi làm bình thường, tới khi có thông báo cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Đà Nẵng ghi nhận 120 ca trong 9 ngày qua. Trong số 13 bệnh nhân công bố chiều 1/8, có 5 bệnh nhân 569, 570, 577, 578, 586 được ghi nhận sốt, ho hoặc mệt mỏi. Những bệnh nhân khác, trước đó được ghi nhận là F1 - tiếp xúc gần ca nhiễm, không có triệu chứng nên hành trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người.
Khu cách ly 3 lớp tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, cuối tháng 1. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, ngay từ những ca nhiễm đầu tiên. "Bệnh nhân 13", nữ công nhân 29 tuổi, ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế công bố dương tính nCoV tối 7/2, song không xuất hiện triệu chứng.
Về từ Vũ Hán, sau 3 tuần kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với vùng dịch, cô gái không hề có những triệu chứng chung bệnh nhân Covid-19 thường gặp. Khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người nhiễm nCoV thường xuất hiện triệu chứng trong 5 ngày đầu, thời gian ủ bệnh tối đa 14 ngày. Giới chức y tế chỉ phát hiện "bệnh nhân 13" nhiễm nCoV thông qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, trong khi 5 đồng nghiệp cùng chuyến công tác Vũ Hán với cô đều có triệu chứng sốt, ho, khó thở.
Hồi đầu tháng 6, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cùng nhiều bệnh viện, đơn vị chuyên khoa miền Nam và nước ngoài, công bố nghiên cứu cho thấy người nhiễm nCoV không triệu chứng vẫn lây bệnh trong cộng đồng.
Theo nghiên cứu, trong nhóm 30 người nhiễm nCoV, có 13 người (43%) không bị sốt, ho, khó thở, tức ngực. So với bệnh nhân có triệu chứng, nhóm này khó phát hiện nCoV trong các mẫu dịch phết mũi họng, độ thanh thải virus cũng nhanh hơn. Hai trong số 13 người trên đã lây nhiễm cho 4 người khác tiếp xúc gần.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, cho biết nhiễm nCoV không triệu chứng là tình huống khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Những người này có thể lây nCoV cho người tiếp xúc thông qua giọt bắn nước bọt lúc nói, ho.
Kết quả nghiên cứu trên được nhiều chuyên gia y tế trên khắp thế giới đồng thuận. Điều này khiến Tổ chức Y tế thế giới WHO ngày 10/6 phải rút lại phát ngôn "người mắc Covid-19 không triệu chứng rất hiếm khi lây bệnh cho người khác".
Các chuyên gia chỉ ra rằng tải lượng virus thấp, hoặc mới ở giai đoạn ủ bệnh, cũng khiến các triệu chứng chưa bộc lộ ra ngoài. Cho nên, với nhóm bệnh nhân này, việc đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe không phát huy tác dụng. Việc đeo khẩu trang, cách ly và tăng cường xét nghiệm RT-PCR nhiều lần mới khẳng định được chính xác tình trạng bệnh.
Đến sáng 3/8, Việt Nam ghi nhận 621 ca nhiễm, trong đó 373 người đã khỏi bệnh, 242 bệnh nhân đang điều trị. Cục Quản lý Khám chữa bệnh xác định 13 bệnh nhân đang rất nguy kịch, 21 bệnh nhân tiên lượng nặng. Đến nay, 6 bệnh nhân tử vong hầu hết tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền mạn tính nguy hiểm.
Hai ca nhiễm nCoV ở Đăk Lăk là cô cháu "Bệnh nhân 601" và "bệnh nhân 602" ở Đăk Lăk là cô cháu, cùng dự đám cưới ở Đà Nẵng và Huế, đi chơi, ăn uống ở nhiều nơi trước khi phát hiện nhiễm nCoV. Ngày 2/8, Sở Y tế Đăk Lăk cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm hai ca Covid-19, là "bệnh nhân 601" và 602, nâng tổng số ca toàn...