“Bà đỡ” OCOP ở nông thôn Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết tâm triển khai tích cực, có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020. Khởi động và truyền thông về chương trình đến các cấp ngành, địa phương và chủ thể kinh tế để tích cực tham gia; đưa OCOP trở thành chương trình quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn.
Động lực phát triển kinh tế ở nông thôn
Ngày 15/1/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành Quyết định (số 100/QĐ-UBND) về việc triển khai kế hoạch triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2019 – 2020. Theo đó, mục tiêu chúng của chương trình là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Sản phẩm thanh trà sẽ được xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP. Ảnh: CTV
Đặc biệt, OCOP sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Nhất là thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Tần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chính vì vậy, chủ trương đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP sẽ tạo động lực lớn để phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho người dân.
Mỗi huyện chọn 1-2 sản phẩm để phát triển
Theo kế hoạch triển khai chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2019-2020, phấn đấu ít nhất 20 sản phẩm tiềm năng, có lợi thế của địa phương được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó, mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1-2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển. Đối với cấp tỉnh sẽ lựa chọn 2 sản phẩm có lợi thế nhất để phấn đấu đạt tiêu chí sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên – Huế (4-5 sao)…
Được biết, tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện chương trình OCOP của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong giai đoạn 2019 – 2020 là 11.420 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ…
“Trong năm 2019, tỉnh Thừa Thiên – Huế phấn đấu có ít nhất 10 sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và hoàn thiện. 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh. Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức, triển khai chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho khoảng 300 cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình” – ông Tần thông tin.
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết thêm, các sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ tham gia chương trình OCOP phải có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Sản phẩm bao gồm 6 nhóm: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
Theo Danviet
Quảng Nam hỗ trợ đến 1 tỷ đồng cho Trung tâm OCOP
Để khuyến khích các cơ sở xây dựng Trung tâm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) và quản lý hoạt động, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 1 tỷ đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp tỉnh và 500 triệu đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp huyện.
Thịt heo sạch của Hợp tác xã NN&KDDVTH Duy Đại Sơn được huyện Duy Xuyên chọn thực hiện thí điểm Chương trình OCOP năm 2018. Ảnh: VĂN SỰ
Ông Mai Đình Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã ban hành quy định nội dung, mức chi hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân... thực hiện các hoạt động hoặc dự án về phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình OCOP từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách nhà nước các cấp.
"Nhiều nội dung được hỗ trợ với mức chi tối đa lên đến 100% chi phí thực hiện như: Khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, quy trình kỹ thuật, phát triển thị trường; công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, triển khai chu trình OCOP thường niên; kinh phí điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định vùng sản xuất tập trung; đào tạo, tập huấn cán bộ, dạy nghề..." - ông Lợi cho hay.
Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác và mua bao bì, nhãn mác sản phẩm; chi phí thiết kế logo/biểu trưng cho Chương trình OCOP; chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm;...
Theo ông Lợi, riêng với các nội dung chi hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu; hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch; máy móc, thiết bị, dây truyền, công nghệ, đóng gói... tùy theo dự án triển khai ở từng khu vực mà mức hỗ trợ cũng khác nhau.
Cụ thể: Địa bàn khó khăn, huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí; vùng trung du miền núi, bãi ngang 70% chi phí và vùng đồng bằng 50% chi phí.
Được biết, từ nay đến cuối năm 2018, tỉnh Quảng Nam sẽ hình thành từ 2-3 điểm, cửa hàng để giới thiệu sản phẩm và bán hàng OCOP... Ngoài ra, vận động thành lập 3-5 doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết giá trị.
Theo Danviet
Lãnh đạo TT-Huế kêu gọi dân ghi hình để xử phạt hành vi xả rác Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế kêu gọi người dân ghi hình những hành vi xả rác để cơ quan chức năng xử lý. Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Phan Thiên Định- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa kêu gọi người dân ghi lại hình ảnh những nhóm người rải, dán tờ rơi quảng cáo- một...