“Bà đỡ” không găng tay đỡ đẻ cho sản phụ nhiễm HIV
Cả xã có một “bà đỡ” duy nhất, chị đã chứng kiến tất cả nỗi vui buồn của các bà mẹ mỗi khi vượt cạn. Và có lúc chị phải rơi nước mắt trước những cảnh ngộ éo le. Đó là câu chuyện về “bà đỡ” của những sản phụ bị HIV
“Bà đỡ” bản nghèo mang trái tim người mẹ
Về xã Phúc Thịnh huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), hỏi chị Liên, nữ hộ sinh, chúng tôi luôn nhận được những câu trả lời rất gần gũi và trân trọng. Nhiều người sẵn sàng đi bộ dẫn chúng tôi đến tận nơi chị làm việc.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang) sinh năm 1963 và đã có hơn 25 năm tuổi nghề. Chị tâm sự: “Ngày đó người dân ở đây khổ lắm, họ đều đẻ ở nhà, các bà mẹ chẳng được chăm sóc và cũng chẳng biết cách chăm sóc các con của mình. Thấy người già trong bản bảo làm thế nào thì làm thế ấy, các cháu đẻ ra thấy chết nhiều lắm…”
Yêu công việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chị Liên xin đi học y sỹ sản tại tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), vừa tốt nghiệp thì chị về ngay trạm làm.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa – Tuyên Quang)
“Ngày ấy, bệnh nhân chẳng đến trạm y tế xã mấy đâu, tôi thấy các bà mẹ đẻ nhiều, đẻ mau mà cũng tâm sự không muốn đẻ nhưng đã trót có thai rồi nên phải đẻ thôi. Vậy nên ngày ngày tôi mang bộ dung cụ đặt vòng đến từng nhà bà mẹ hỏi xem họ có muốn tránh thai không? Với 1 chiếc ghi đo nhỏ tôi giúp các bà mẹ đặt vòng ngay tại nhà, rồi dần dần các bà mẹ quen với tôi hơn, tin tưởng tôi nên cũng ra trạm xã khám và xin tư vấn nhiều hơn. Bây giờ kỹ thuật y học hiện đại rồi nhưng các bà mẹ vẫn đến đây đẻ nhiều, không những các bà mẹ trong xã mà họ truyền tai nhau đến các bà mẹ ở xã lân cận như Tân Thịnh, Xuân Quang… cũng đến xã tôi đẻ”- Chị Liên trầm ngâm kể.
Việc nhiều hơn nhưng lương cũng không tăng vì các bà mẹ ở đây nghèo lắm, họ chẳng có gì cả, chỉ có tình cảm chân thành… Ngày tết các anh chị em ở trạm được mọi người biếu nhiều bánh, ăn không hết lại mang phân phát cho các gia đình nghèo.
Chị Liên kể: “Năm 1997 có bà mẹ đến đây đẻ nhưng chồng thì bị gẫy tay, gia đình nghèo lại neo đơn không ai chăm sóc. Tôi vừa đun nước cho tắm cho con họ vừa thuốc men chăm sóc 2 vợ chồng, đến bữa cơm rồi cũng chẳng thấy họ ăn gì tôi lại gọi về nhà kêu chồng nấu cơm mang ra cho vợ chồng họ ăn.”
Có những hôm, cùng một lúc chị phải đỡ đẻ cho 2 bà mẹ. Chị đỡ đẻ cho bà mẹ này xong đặt con lên bụng rồi nhờ người nhà họ giữ rồi lại đỡ cho bà mẹ kia.
Điều kiện phòng ốc ở đây sơ sài lắm nhưng chị Liên lúc nào cũng cố gắng giữ gìn phòng đẻ được sạch sẽ. Trần nhà làm bằng xốp đã bị thủng nhưng ngày nào chị cũng quét dọn lau chùi bàn đẻ sạch sẽ để những ca sinh được an toàn.
Video đang HOT
Các dụng cụ này đã gắn bó với chị Liên nhiều năm và luôn được chị giữ gìn sạch sẽ.
Vì cả trạm chỉ có một mình làm y sỹ sản nên cứ có ca sinh là chị Liên lại được gọi ra bất kể đêm hay ngày. Chị nhớ lại ngày chị sinh cháu thứ nhất, khi mới được 9 ngày tuổi nhưng chị đã phải địu con trên lưng đỡ đẻ cho bà mẹ khác.
Nói về người chồng luôn tận tâm giúp vợ, chị Liên chia sẻ: “Anh nhà chị kém chị 2 tuổi nhưng tốt tính lắm. Có những hôm chị không trực ở trạm nhưng có bà mẹ nào sắp sinh mà người ta gọi là anh ấy lại dậy ra trạm phụ giúp vợ. Nhiều hôm mang cơm cho vợ anh lại nấu nhiều hơn vì sợ ở trạm có bà mẹ không có cơm ăn.”
Yêu quý và tin tưởng chị Liên, nhiều người thường gặp chị để hỏi ý kiến khi gia đình có chuyện. Vậy là chị thành “chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình” bất đắc dĩ.
Tại thôn Húc có gia đình chị Minh, chị này một thời ra Hà Nội làm ăn sau đó về quê lấy anh Hường. Được một thời gian phát hiện chị Minh bị nhiễm HIV, gia đình chồng đã đuổi đánh, bắt chị Minh phải về nhà mẹ đẻ. Người chồng lúc này cũng đã bị lây nhiễm HIV, 2 người phải sống cách ly ở 2 nơi. Chị Liên thấy họ vẫn còn yêu thương nhau nên đã đến động viên người chồng và gia đình nhà chồng cho chị Minh về ở cùng để 2 người tiện bề chăm sóc lẫn nhau.
Nỗi nguy hiểm của “bà đỡ”
Ở trạm cơ sở trang thiết bị còn rất đơn sơ, nhiều khi trang thiết bị không về kịp nên chị Liên phải khám cho sản phụ theo kinh nghiệm. Đôi khi còn phải “đánh liều” đỡ đẻ bằng tay không, không có găng.
Chị Liên còn nhớ, cách đây 1 năm, chị Nguyễn Thị Vân đến trạm trong cơn đau đẻ dữ dội. Chị tiên lượng thấy ca đẻ khó nên động viên gia đình cho lên huyện sinh nhưng gia đình không chịu vì không có tiền. Chị dùng hết khả năng của mình, rất may ca đẻ được “mẹ tròn con vuông”.
Được 1 tháng sau thấy chị Vân mang con ra trạm khám vì cháu bé gầy yếu và lở loét khắp người. Thấy bất thường chị Liên khuyên gia đình mang cháu ra huyện xét nghiệm máu và đã phát hiện ra cháu bị HIV. Hai tháng sau cháu bé tử vong, vài tháng sau nữa mẹ cháu cũng qua đời vì HIV.
Chị Liên lo lắng có thể mình cũng bị nhiễm HIV vì khi đỡ đẻ không có găng tay và tiếp xúc nhiều với máu của sản phụ. Tuy nhiên, mấy ngày sau, chị lấy lại tinh thần và tự nhủ: “Nếu bị nhiễm thì mình cũng bị nhiễm rồi. Bây giờ có buồn chán cũng chẳng làm được gì, mình vẫn còn có ích cho nhiều người. Mình sống thế này có bị nhiễm HIV chắc cũng không ai nghĩ xấu về mình”.
Sau đó, chị còn xuống tận nhà chị Vân động viên an ủi người chồng chị Vân phải tiếp tục sống để nuôi cậu con trai đầu. Nhưng bi kịch đã xảy ra, chỉ vài tháng sau đó cả người chồng và cậu con trai cũng không thoát được “thần chết” HIV.
Rất may ông trời không bạc với chị, sau đợt đỡ đẻ cho người mẹ nhiễm HIV ấy, chị đã đi xét nghiệm HIV và kết quả là âm tính. Chị vui mừng đến chảy nước mắt và tự nhủ thầm phải cẩn thận hơn.
Hơn 25 năm, chị Liên đã lặng lẽ chứng kiến, đón chào rất nhiều đứa trẻ trong xã ra đời. Dù thù lao của một người y sỹ rất ít ỏi nhưng chị vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và nguyện gắn bó với nghiệp “bà đỡ” này.
* Tên các nhân vật nhiễm HIV đã được thay đổi
Theo Infonet
Vụ MC giết người tình: Nỗi đau tột cùng của người mẹ góa
Tìm về quê nạn nhân Hằng, chứng kiến hoàn cảnh đầy bi kịch của gia đình cô gái xấu số này khiến chúng tôi không khỏi day dứt, xót xa...
Sáng 14/12, nạn nhân Đường Thị Hằng (SN 1985) quê ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, được phát hiện đã chết trong tình trạng gần như lõa thể, trên người chi chít vết thương.
Nạn nhân và hung thủ.
Vụ ca sỹ chuyên hát ở đám cưới Nguyễn Hữu Chính (SN 1979, ở xã Bình Kiều, Khoái Châu, Hưng Yên) giết bạn gái một cách dã man trong tình trạng "ngáo đá" đang gây xôn xao dư luận.
Thiếu cha từ lúc lọt lòng
Nghĩa trang xã Linh Phú (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) u tịch trong cái lạnh đến thấu xương miền sơn cước. Bên nấm mộ mới đắp, lơ thơ vài vòng hoa trắng, người thân nạn nhân của chị Đường Thị Hằng đau đớn khóc than cho số phận hẩm hưu của cô gái trẻ. Tiếng khóc than càng làm cho bầu không khí tại nghĩa trang thêm u buồn. Từ khi đi nhận xác con rồi đưa về quê an táng (ngày 15/12) bà Đường Thị Thảo (mẹ của nạn nhân) ngất lên ngất xuống. Nỗi đau đã đến với người mẹ chịu nhiều tủi cực, cay đắng này quá bất ngờ và quá sức chịu đựng. Ngồi thẫn thờ bên di ảnh của con, bà Thảo chỉ như cái xác không hồn.
Một số hàng xóm gần nhà bà Thảo cho biết, chị Hằng vốn là cô gái không may mắn từ khi lọt lòng mẹ. Từ bé đến lớn, Hằng không được chăm sóc bởi bàn tay của cha. Khi học tiểu học, mỗi khi Hằng hỏi bố đâu, mẹ cô chỉ biết gạt nước mắt nói rằng bố đi làm xa chưa về. Sau khi sinh ra Hằng, vì lý do tế nhị, bà Đường Thị Thảo lấy họ mình làm họ cho con.
Hai mẹ con dựng một căn nhà nhỏ làm chỗ chui ra chui vào. Hàng ngày, bà Thảo làm việc quần quật trên nương để có tiền cho con ăn học những mong bù đắp được một phần thiệt thòi. Hiểu được sự tần tảo của mẹ, học xong lớp 12, Hằng cũng thi đỗ được vào một trường đào tạo chuyên ngành kế toán ở Thái Nguyên. Học xong, cô xuống Hà Nội làm việc và thuê nhà sống ở phố Đội Cấn.
Hung thủ Nguyễn Hữu Chính.
Ông Vũ Văn Định, Trưởng Công an xã Linh Phú (huyện Chiêm Hóa) cho biết, Hằng là một cô gái ngoan, tình cảm, có hiếu với mẹ. Cái chết đầy tức tưởi của Hằng khiến người dân vùng sơn cước này choáng váng, đau đớn. Theo đó, một người bạn của Hằng đã báo tin dữ về cho mẹ của Hằng. Mới đầu, mọi người chẳng ai nghĩ điều đau đớn ấy là sự thật, nhưng khi thông tin đó được các báo đăng tải thì ai nấy đều bàng hoàng, xót thương. "Càng đau đớn hơn khi biết Hằng chết chẳng toàn thây, tay chân bị cắt, xẻ bởi cơn phê ma túy điên dại của gã người yêu. Ngay sau khi biết tin dữ trên, mẹ Hằng đã tất tưởi xuống Hà Nội để nhìn mặt con lần cuối", ông Định nói.
Vị trưởng công an xã cho biết thêm, khoảng một tuần trước khi vụ án mạng xảy ra, Hằng có về nhà. Khi đó gặp Hằng, nhiều người còn đùa rằng "cô Hằng cuối năm nay phải cho mọi người ăn cỗ đấy nhé!". Cô gái trẻ này cười khoe là sẽ lấy một ca sỹ làm chồng. Hạnh phúc cuộc sống gia đình ấy chưa diễn ra thì sơn nữ đã nằm dưới mồ bởi những nhát chém man dại.
Lời khai rợn người của sát thủ
Sau khi giết chết chị Đường Thị Hằng bằng dao và móc quần áo, hung thủ Nguyễn Hữu Chính đã bị công an bắt giữ. Khi bị bắt, đối tượng này vẫn trong tình trạng ảo giác do ma túy tổng hợp gây ra. Tại cơ quan điều tra, Chính đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Chính khai, quen biết chị Hằng qua mạng Internet, thấy hợp nhau vì Hằng là người sống tình cảm. Chị Hằng thường qua chỗ Chính thuê trọ chơi rồi ngủ lại. Đêm 13/12, chị Hằng đến chơi rồi ở lại phòng Chính. Đêm ấy, Chính có sử dụng ma túy đá. Khi đang ân ái với nạn nhân, Chính bất ngờ lấy móc áo bằng sắt và dao nhọn có sẵn trong phòng đâm khắp người chị Hằng. Kẻ sát nhân này còn lấy vật nặng đập vào vùng đầu nạn nhân...
Gây án xong, Chính chui vào nhà vệ sinh ngủ một giấc đến sáng. Hôm sau, Chính đem túi quần áo của bạn gái đi trốn thì bị công an phát hiện, bắt giữ. Khai tại cơ quan điều tra, Chính cho rằng nguyên nhân giết chị Hằng là do y tưởng nạn nhân là yêu tinh hút máu. Chính khai nhận: "Tôi có cảm nhận Hằng như một con yêu tinh, tay của cô ấy phát ra điện, lưỡi đỏ, dài ngoằng như con rắn chui vào bụng tôi, nếu tôi không giết cô ấy thì tôi sẽ bị giết".
Nguyễn Hữu Chính đã lập gia đình, có hai con gái. Năm 2006, đối tượng này ly dị vợ. Cách đây 2 năm, Chính ra Hà Nội thuê nhà, kiếm sống bằng nghề MC, ca sỹ cho các đám cưới, phòng trà. Kiếm được tiền đối tượng này vung vít vào các mối quan hệ tình ái, thay người yêu như thay áo.
Được biết, khu nhà trọ diễn ra thảm án trước đây là nhà nghỉ nhưng do ông chủ trước vỡ nợ nên đã nhượng lại cho chủ mới. Kinh doanh nhà nghỉ không hiệu quả nên ngôi nhà đã được chuyển sang cho thuê, hơn 10 phòng, giá từ 1- 1,5 triệu đồng/tháng. Sau sự việc này, nhiều khách trọ đã chuyển đi nơi khác.
Theo nhiều tài liệu thì ma túy đá còn gọi là hàng đá, chấm đá - là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph). Các con nghiện sử dụng loại ma túy này thường dùng từ "đập đá" và khi say hay "phê" loại này thì gọi là "ngáo đá". Hậu họa của việc dùng ma túy này hiện nay đang được chú ý nhất là vấn đề thác loạn, thậm chí "động rồ" với các hành vi về tình dục.
Luật sư Nguyễn Văn Tú, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Trong vụ án này, hành vi giết người của Nguyễn Hữu Chính là man rợ, nên khung hình phạt cao nhất có thể được áp dụng với đối tượng là tử hình. Việc Chính có sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến tình trạng không làm chủ trước khi gây án không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi tiến hành tố tụng.
Theo Gia đình Xã hội
Tâm sự cuối cùng của cô gái bị người tình giết, cắt thịt man rợ Ngày 14/12 một vụ giết người man rợ vừa xảy ra ở ngôi nhà biệt thự cho thuê trọ, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Nạn nhân chết do bị nhiều vết chém, máu me be bét, ngón tay, ngón chân có dấu hiệu bị cắt đứt lìa. Ngồi co ro trong nhà vệ sinh sau khi giết người yêu Sau khi...