“Bà đỡ” giúp nông dân khu vực biên giới thoát nghèo
Đến nay, diện mạo vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới và hải đảo đã có sự thay đổi căn bản. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh theo từng giai đoạn (khoảng 3,5%/năm).
Năm 2019, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ dân tộc thiểu số đã giảm 1,2% so với năm 2015. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của BĐBP sau nhiều năm phối hợp với Trung ương Hội Nông dân (ND) Việt Nam triển khai chương trình “Vận động ND các dân tộc vùng biên giới, ven biển, hải đảo đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc”.
Cán bộ BĐBP Sơn La cùng bà con thôn Pú Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La trao đổi, chọn giống cho vụ mùa lúa mới. Ảnh: Thúy Hằng
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao
Với gia đình anh Hoàng Dìn Hòa, ở thôn Sảng Chải, xã Nà Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, Thượng úy Vàng Văn Minh, cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai, BĐBP Lào Cai đã trở thành người thân tới mức có thể chia sẻ mọi điều lớn nhỏ. Gia đình anh Hòa vốn là hộ nghèo. Đầu năm 2019, Đồn Biên phòng Si Ma Cai đã phân công Thượng úy Minh trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ gia đình anh Hòa. Với tình cảm và trách nhiệm của người lính, Thượng úy Minh nhiều lần tới trò chuyện, động viên và tìm sinh kế giúp gia đình anh Hòa thoát nghèo. Anh trích tiền lương của mình mua tặng anh Hòa 1 con lợn, 10 con gà giống và 50 cây sa nhân. Thượng úy Minh còn giúp vợ chồng anh Hòa làm chuồng trại. Anh lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng rồi hướng dẫn lại cho anh Hòa.
Nhờ chăm sóc tốt, đến nay, đàn lợn của gia đình anh Hòa đã đẻ được 2 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 10 con, đàn gà phát triển đến 50 con. Kết quả đó giúp gia đình anh Hòa có cơ hội để vươn lên thoát nghèo. Anh Hòa là một trong số hàng nghìn ND ở khu vực biên giới nhận được sự giúp đỡ của BĐBP, qua đó, cải thiện được cuộc sống của mình. Còn Thượng úy Minh là 1 trong số 9.661 cán bộ đảng viên các đồn Biên phòng được phân công phụ trách 42.247 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới. Họ trực tiếp nắm bắt gia cảnh của các hộ dân, cùng tìm phương án giúp họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong nhiều năm qua, các đơn vị BĐBP đã tập trung giúp đỡ các địa phương ở khu vực biên giới xây dựng các đề án phát triển kinh tế – xã hội; vận động tài trợ, kết hợp với đóng góp tiền lương của cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ cây, con giống, vốn sản xuất cho các hộ đồng bào nghèo ở khu vực biên giới phát triển kinh tế. Nhiều mô hình giúp dân xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá cao. Điển hình là các mô hình: “Trồng chuối, dứa, cây thuốc lá, ớt, lúa đặc sản, ngô cao sản” của BĐBP Lào Cai; “ Du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững” của BĐBP thành phố Hải Phòng tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải; “Trồng chanh leo” tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong của BĐBP Nghệ An; “Kinh tế hộ gia đình trồng cao su tiểu điền” ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy của Đồn Biên phòng Ia Lân, BĐBP Kon Tum; “Ngân hàng bò” của BĐBP Lai Châu, Quảng Nam, Đắk Nông… đã giúp hàng nghìn hộ ND cải thiện cuộc sống.
Video đang HOT
Các đơn vị BĐBP còn phối hợp, tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang, cải tạo đất để canh tác nông nghiệp. Đồng thời, phối hợp với Hội ND các cấp tổ chức hơn 1.300 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho hơn 4 vạn lượt người tham gia; xây dựng 617 mô hình phát triển kinh tế – xã hội, giúp cho 38.421 hộ thoát nghèo. Các cấp Hội ND và các đơn vị BĐBP cũng phối hợp vận động ND tham gia phong trào “ND thi đua xây dựng nông thôn mới”; “ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng “điểm sáng vùng biên” về phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Thông qua các phong trào thi đua, xuất hiện ngày càng nhiều gương ND điển hình vượt khó, vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Xây dựng tường thành biên giới
Cùng với việc giúp dân phát triển kinh tế, các đơn vị BĐBP còn tham mưu cho chính quyền địa phương quy hoạch ổn định dân cư, đảm bảo an ninh-quốc phòng. Điển hình như mô hình “Quy hoạch cụm dân cư bản Làng Ho” của BĐBP Quảng Bình; “Di dân, lập xã mới phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo” của BĐBP Quảng Ninh, tại xã Đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh…
Những việc làm thiết thực của BĐBP đã củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các chiến sĩ BĐBP với ND nói riêng và đồng bào dân tộc vùng biên giới, ven biển, hải đảo nói chung. Đáp lại tấm lòng của BĐBP, người dân đã sát cánh cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia. Hội viên ND trên cả nước đã cung cấp hơn 25.000 nguồn tin có giá trị cho các đồn Biên phòng, tố giác 2.837 đối tượng phạm tội… góp phần triệt phá nhiều vụ án lớn liên quan đến buôn lậu, ma túy, mua bán người qua biên giới.
Cán bộ Đồn Biên phòng Tà Lùng, BĐBP Cao Bằng hỏi thăm tình hình phát triển mô hình chăn nuôi lợn của một hộ dân trên địa bàn. Ảnh: Bích Nguyên
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, Hội ND và BĐBP các cấp đã chủ động phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả.
Nhiều hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả thiết thực như: Phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới”; “Tổ tàu thuyền an toàn, bến bãi văn hóa”; “Thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận”… đã ra đời. Đến nay, đã có 1.587 tổ /39.724 hộ gia đình và 60.493 cá nhân đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Trên cả nước, đã xây dựng được 14.822 tổ tự quản an ninh trật tự/232.737 thành viên; 3.219 tổ tự quản tàu thuyền an toàn/77.134 thành viên, 916 bến bãi an toàn, 54 đội sản xuất an toàn trên biển; thành lập 173 tổ nuôi thủy sản an toàn/3.336 thành viên.
Mục tiêu cao nhất của chương trình phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và Trung ương Hội ND Việt Nam là giúp người dân biên giới xóa đói, giảm nghèo, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội ND, giữ vững an ninh biên giới, hải đảo, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Kết quả thực tế cho thấy, mục tiêu này đang được hiện thực hóa và từng bước phát triển vững chắc.
Trung ương Hội NDVN: Trao tặng 1.500 thùng chứa nước ngọt cho hội viên, nông dân
Ngày 8/7, tại Bến Tre, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức buổi lễ trao tặng 1.500 thùng chứa nước hỗ trợ bà con nông dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn, mặn và dịch Covid-19 của 5 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tham dự chương trình ý nghĩa này có Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm và các đồng chí: Mai Bắc Mỹ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế; Nguyễn Khắc Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kinh tế; Nguyễn Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội NDVN. Về phía tỉnh Bến Tre có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Ngọc Tam; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Văn Gặp.
Phó Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Bùi Thị Thơm trao tặng quà cho đại diện Hội ND 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau và Bạc Liêu
Đây là hoạt động do Chương trình Hợp tác Trung hạn giữa Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn 2 (Chương trình MTCP 2) và một số doanh nghiệp trong nước tài trợ.
Tại buổi trao quà, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh: Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn chịu ảnh hưởng từ hạn mặn kéo dài nên đời sống vô cùng khó khăn.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Bùi Thị Thơm phát biểu tại buổi trao quà
"Tôi đánh giá cao hoạt động của Hội Nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đã chung tay giúp sức cho bà con nông dân khắc phục khó khăn. Thời gian tới, Hội Nông dân các địa phương cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực giúp bà con nông dân sớm ổn định sản xuất và đời sống"- Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Hội viên, nông dân được hỗ trợ thùng dự trữ nước ngọt
Đồng chí Lê Văn Gặp - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre cho biết: Năm 2020, tỉnh Bến Tre chịu tác động lớn bởi hạn, mặn và dịch Covid-19 làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, ước tính thiệt hại đối với ngành nông nghiệp tỉnh lên tới hơn 700 tỷ đồng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đã vào cuộc quyết liệt, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trữ ngọt; tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ từ nhiều tỉnh, thành cả nước để giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn.
Toàn tỉnh đã vận động được hơn 174 tỷ đồng để hỗ trợ hội viên, nông dân (Hội ND vận động được 5,5 tỷ đồng, trong đó: Gồm 50.000m3 nước, 450 máy lọc nước, 35 ngàn bồn, bình chứa nước... của 2.189 đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Đến hiện tại, người nông dân của Bến Tre vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa thể xuống giống vụ lúa Hè Thu do bị nhiễm mặn.
Thăm quan mô hình chăn nuôi tiền tỷ: Cho tôm "chung nhà" với cá trắm đen ở Nam Định Trong khuôn khổ chuyến làm việc với Hội Nông dân tỉnh Nam Định, vừa qua Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và đoàn công tác đã thăm, tìm hiểu mô hình nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với cá trắm đen của tỷ phú nông dân Trần Thanh Năm ở xóm 19, xã Xuân Vinh,...